Mysterious X-37B Space Plane Completes 600 Days In Earth Orbit
Tàu vũ trụ bí ẩn X-37B của Không quân Hoa Kỳ hoàn thành 600 ngày trong quỹ đạo Trái Đất
Tàu vũ trụ bí ẩn X-37B của Không quân Hoa Kỳ vừa hoàn thành ngày thứ 600 trong quỹ đạo Trái Đất, nhưng chúng ta vẫn không biết nó ở trên đó làm gì.
Tàu vũ trụ Boeing X-37B, còn gọi là Phương tiện Thử nghiệm Quỹ đạo (Orbital Test Vehicle – OTV), được phóng lên không gian vào ngày 20/5/2015 tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. Đây là sứ mệnh không gian thứ 4 của tàu. Chuyến bay dài nhất trong các lần trước đó kéo dài 675 ngày, từ 11/12/2012 đến 17/10/2014.
Bất chấp con tàu đã dành tổng cộng gần 2.000 ngày trong quỹ đạo, mục đích của nó vẫn là một bí ẩn. X-37B là một con tàu nhỏ, dài 8,8 m, nhỏ hơn khoảng 4 lần so với tàu con thoi. Giống với tàu con thoi, nó cũng có một khoang chứa đồ, mà có thể sử dụng một cánh tay robot.
Tàu phóng lên không gian theo chiều dọc sử dụng động cơ tên lửa, và hạ cánh theo chiều ngang xuống một đường băng. Nhờ tích hợp khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, nó mới có thể ở trên quỹ đạo trong thời gian lâu như vậy, di chuyển tại mức vận tốc 28.000 km/h.
Trong lần phóng này, con tàu được biết sẽ tiến hành một thí nghiệm khoa học vật liệu NASA và một động cơ đẩy ion. Tuy nhiên mục tiêu tổng thể của tàu hiện vẫn chưa rõ.
Một giả thuyết được đưa ra là con tàu đang thử nghiệm động cơ đẩy ở quỹ đạo tương đối thấp (khoảng 320 km), từ đó phóng vệ tinh do thám ở đây trong tương lai nhằm thu thập các ảnh chụp mặt đất có độ phân giải cao hơn. Hoặc nó có thể đã đang tiến hành nhiệm vụ do thám.
Theo trang web chính thức của Không quân Hoa Kỳ, “hai mục đích chủ yếu của X-37B là: công nghệ tàu vũ trụ có thể tái sử dụng cho tương lai nước Mỹ trong không gian, và các thí nghiệm vận hành có thể được hồi khứ và phân tích trên Trái Đất”. Nhưng nhiều người cho rằng có thể nó còn mục đích khác.
Chúng ta có thể sẽ chẳng biết được mục đích thật sự của X-37B là gì, tuy nhiên thật tuyệt khi biết rằng có một con tàu không gian đang hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất.
Quý Khải (theo IFL Science)
Xem thêm: