Trong các chuyện cổ Phật Giáo có nhiều câu chuyện liên quan đến việc các thiền sư vận dụng thần thông. Đó là những khả năng phi thường mà người bình thường không thể thực hiện được. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn coi đó là những chuyện ‘mê tín’, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng thần thông là hoàn toàn có thật.
Những thiền sư triển hiện thần thông trong lịch sử
Trong số các đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, tôn giả Mục Kiền Liên được xưng danh là thần thông đệ nhất. Có nhiều câu chuyện Phật giáo kể lại về việc ông vận dụng thần thông. Trong sách “10 đại đệ tử của Phật” (Nxb Tôn giáo), ở phần viết về Mục Kiền Liên có kể ra câu chuyện Mục Kiền Liên ở trong thiền định mà thưa hỏi với Phật dù nơi ở cách nhau rất xa. Mục Kiền Liên là một người con có hiếu, sau khi chứng đắc Phật quả, ông vận dụng công năng và thấy người mẹ đã khuất của mình bị đọa vào con đường ngạ quỷ. Ông bèn hóa ra một bát cơm bưng đến trước mẹ mình.
Thời Lương Vũ Đế (464 – 549) (Nam Triều), Bồ Đề Đạt Ma từ nước Thiên Trúc vượt biển đến Trung Quốc. Tại đây, ông đã dùng một cọng lau để vượt sông Dương Tử và đã đi đến miền Nam của Ngụy. Rồi ông đi đến Lạc Dương (tại tỉnh Hà Nam) và đã tu luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Điển tích “Đạt Ma qua sông bằng cây lau” được coi là một điển tích kinh điển về khả năng sử dụng thần thông của các vị thiền sư.
Ngay tại Việt Nam, bộ chính sử như “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng ghi nhận thần thông của nhiều vị thiền sư. Chẳng hạn trong kỷ vua Trần Anh Tông, năm 1312 có chép về sư Du Chi Bà Lam: “Sư đã sang ta vào thời Nhân Tông, vẻ người già nua, tự nói là 300 tuổi, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước, lại có thể thu cả ngũ tạng lên ngực, làm cho trong bụng lép kẹp, chỉ còn da bụng và xương sống thôi”.
Hoặc truyền thuyết về sư Nguyễn Minh Không dùng pháp thuật thần thông sang nước Tống xin đồng về đúc An Nam tứ khí. Nhà sư chỉ mang theo một cái đãy mà vào kho đồng triều Tống lấy hết đồng bỏ vào vẫn chưa đầy. Sau đó ngài quảy lên vai gánh về, qua sông thì ngả nón làm phép mà vượt các sông lớn nhỏ để về nước. Những câu chuyện linh dị đó đến ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian và cả trong các sách vở của nhà thiền nước ta.
Trong sách “Xứ Phật huyền bí” (nguyên tác là tự truyện của đạo sư Yogananda, Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nxb Văn hóa thông tin ấn hành), đạo sư Yogananda nói rằng khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện được những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.
Qua đó ta thấy việc đạt được thần thông là một việc phổ biến ở các thiền sư đắc đạo chứ không phải những trường hợp cá biệt.
Để nghiên cứu về những thần thông này, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên các vị thiền sư, lạt – ma đã tu luyện đến mức độ uyên thâm.
Năm 2004, nhà thần kinh học Richard Davidson đã tiến hành nghiên cứu năng lượng mà các lạt-ma Tây Tạng phát xuất ra khi đả tọa, kết quả nghiên cứu được ghi chép trong kho tư liệu của trường Đại học Stanford.
Davidson đã tiến hành trắc nghiệm một số vị lạt-ma đạo hạnh cao thâm, họ đều đã tu luyện 15-40 năm. Davidson dùng điện não đồ (EEG) và quét não bộ để đo lường tia gam-ma phát ra từ đại não các lạt-ma. Ngoài ra, một nhóm 10 học sinh không có kinh nghiệm tu luyện và đả tọa đã được huấn luyện ngồi thiền trong vòng một tuần, sau đó được tiến hành trắc nghiệm tương tự.
Tia gam-ma là một loại sóng điện não “tần số cao nhất, trọng yếu nhất”; sự sản sinh tia gam-ma đòi hỏi hàng nghìn vạn tế bào thần kinh đồng thời vận tác ở tốc độ cực điểm.
Davidson phát hiện thấy hoạt động tia gam-ma của một số lạt-ma có biên độ vượt xa bất kỳ văn kiện ghi chép nào trong lịch sử. So với các tình nguyện viên không tu luyện, tia gam-ma các lạt-ma phát xuất ra có tính tổ chức cao hơn hẳn
Năm 1998, Lỗ Diễm Phương (Lu Yanfang) và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã triển khai nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc.
Trong báo cáo nghiên cứu của mình, Lỗ Diễm Phương đã phát hiện khí công sư có thể phát xuất sóng hạ âm cường đại, mạnh gấp 100 đến 1.000 lần người bình thường. Thậm chí chỉ cần trải qua vài tuần huấn luyện, người mới học đã có thể phát ra năng lượng sóng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi huấn luyện.
Năm 1988, Học viện Y dược Bắc Kinh Trung Quốc cũng chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu tương tự rằng khí mà khí công sư phát xuất ra có sóng hạ âm cao cấp 100 lần người bình thường. Cả hai kết quả nghiên cứu đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo của Viện nghiên cứu Vệ sinh Trung Quốc.
Năm 2002, “Công báo Đại học Harvard” đăng một bài báo miêu tả một thực nghiệm tiến hành trên các lạt-ma Tây Tạng ở miền Bắc Ấn Độ.
Các lạt-ma mặc áo đơn, khoác bên ngoài tấm ga trải giường bị nhúng vào nước lạnh; họ được bố trí trong một gian phòng 40 độ F (~4 độ C), đả tọa tại đó, nhập định thâm sâu.
Bài viết giải thích như sau: Ở điều kiện đó, một người thường không thể khống chế được những cơn run rẩy của mình, thậm chí có thể dẫn tới tử vong do sự giảm nhiệt cơ thể.
Tuy nhiên các lạt-ma vẫn duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, hơn nữa còn dùng nhiệt độ thân thể mình để “hong khô” tấm ga trải giường. Khi tấm ga vừa khô xong, các nhân viên nghiên cứu lại đưa thêm các tấm ga trải giường ẩm ướt khác tới đắp lên thân thể họ. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, mỗi vị lạt-ma đã “hong khô” 3 tấm ga trải giường.
Video minh họa khả năng phóng lửa nội tại “hong khô” ga trải giường của những nhà tu hành phương Tây theo trường pháo Tummo Yoga của Tây Tạng:
Vậy có thể nhận định, thần thông chính là những hạt năng lượng như: sóng hạ âm, sóng điện từ, tia phóng xạ gamma, neutron, nguyên tử,…
Theo các nhà vật lý lượng tử, các nguyên tử vật chất được tạo ra bởi đám xoáy năng lượng quay và rung động vĩnh viễn. Ý thức con người có thể kết nối với vật chất ở mức rất vi quan, tác động đến hành vi, thậm chí cấu trúc lại chúng.
Vì thế những hạt năng lượng khi chịu sự chi phối bởi ý niệm người tu hành đắc đạo hoàn toàn có thể cải biến thế giới vật chất. Năng lượng người tu luyện ở tầng thứ càng cao phát xuất ra năng lượng càng lớn và và mức độ cải biến vật chất cũng càng mạnh mẽ. Đó chính là “công năng đặc dị” mà chúng ta biết hiện nay hay “thần thông” như cách người xưa vẫn gọi.
Nam Minh