Bốn người đầu tiên tiếp xúc với thanh Cửu long bảo kiếm trộm được từ mộ vua Càn Long đều không có kết cục tốt đẹp. Câu chuyện càng tô vẽ thêm những bí ẩn trong các lăng mộ vua chúa thời xưa.
Tôn Điện Anh là một nhân vật được biết đến rất có tiếng trong nghề đào trộm mộ. Ngôi mộ của vua Càn Long và Từ Hy Thái hậu đều đã bị đánh cắp bởi người đàn ông này. Người ta nói rằng vào thời điểm cuối đời, Hoàng đế nhà Thanh – Phụ Nghi đã thề rằng nếu không chính tay bắt được Tôn Điện Anh thì nhất định sẽ không bỏ cuộc.
Những tên trộm thường nhắm vào các ngôi mộ có chứa những vật phẩm quý giá để trộm đi. Nếu đào được một kho báu có giá trị, thì sẽ đủ cho họ ăn tiêu cả một đời. Tuy nhiên, không phải lần trộm nào cũng tìm thấy những đồ quý giá, có nhiều lúc những tên trộm mộ cũng đào phải những vật phẩm đáng sợ.
Cửu long bảo kiếm chính là một vật phẩm như vậy. Người ta nói rằng thanh kiếm này là đồ vật tà môn đáng sợ nhất trong lịch sử đào trộm mộ ở Trung Quốc. Cho đến nay tất cả những ai chạm vào thanh kiếm này đều bị chết mà không rõ nguyên nhân, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Cửu long bảo kiếm bị đào trộm từ ngôi mộ cổ của vua Càn Long. Bởi vì trên thân của thanh bảo kiếm có khắc 9 con thần long (rồng). Về lịch sử của thanh bảo kiếm này, cho đến nay vẫn không có ai biết được nguồn gốc của nó. Người ta chỉ biết rằng đây là một vũ khí rất đáng sợ, những ai mà tiếp xúc với nó gần như đều có kết cục bi thảm.
Lúc đó, Tôn Điện Anh nhằm kiếm rào chắn để hòng thoát tội, đã lần lượt đem các báu vật mà đánh cắp được từ các ngôi mộ để tặng cho các “chức sắc quốc đảng”. Trong đó thanh kiếm này đã được coi là chiếc gươm báu đem tặng cho Tưởng Giới Thạch. Một người tên Đái Lạp đã được cử mang đi tặng.
Tuy nhiên, khi Đái Lạp mang thanh kiếm này trên máy bay, máy bay đã bị rơi mà không có bất cứ lý do gì. Do đó, thanh bảo kiếm đã không được đưa đến tận tay Tưởng Giới Thạch. Dựa vào cái chết của cá nhân này không thể nói lên điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, Đái Lạp nhận được thanh kiếm này cũng rất lo sợ, khiếp vía. Ông ta đã gọi cho Mã Hán Tam, chủ nhiệm văn phòng Bình Tân thuộc văn phòng Quốc Dân Đảng nhờ bảo quản hộ.
Mã Hán Tam sau khi nhìn thấy bảo vật đã khởi tư tâm, nghĩ cách chiếm dụng. Nhưng sau đó vì để bảo vệ tính mạng của mình, ông ta đã đem bảo kiếm hiến tặng cho thủ lĩnh cơ quan đặc vụ của Nhật Bản. Cuối cùng đã rơi vào tay một điệp viên nữ Kawashima nổi tiếng. Mã Hán Tam sau đó cũng không thoát khỏi số phận bị bắn chết.
Điệp viên Kawashima cũng tương tự, không thoát khỏi định mệnh bị tử hình. Một cái nhìn khác, Tôn Điện Anh kể từ khi đem thanh bảo kiếm đáng sợ tà môn này ra, cũng đã trở thành một tù nhân và chết trong tay Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Thanh kiếm này từ khi ra khỏi ngôi mộ của vua Càn Long đã tiếp xúc với tổng cộng 4 người: Tôn Điện Anh – đã chết trong nhà tù; Đái Lạp – chết do máy bay đâm vào một ngọn núi mà không có lý do; Mã Hán Tam – bị bắn chết; Kawashima – hình phạt tử hình. Không thể không thừa nhận, đây quả là một thanh kiếm đáng sợ!
My My