Khi đại chiến thế giới nổ ra vào năm 1914, anh em nhà Wright mới chỉ thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới trước vỏn vẹn 11 năm. Nhưng yêu cầu của cuộc chiến đã làm thay đổi ngành hàng không mãi mãi và trở thành cốt lõi của sức mạnh không quân ngày nay.

Những chiếc máy bay đầu tiên được sử dụng trong Thế chiến I là cực kỳ cơ bản với buồng lái mở, trang thiết bị thô sơ, không có thiết bị hỗ trợ điều hướng và phi công phải dựa vào bất kỳ bản đồ nào có thể được tìm thấy. 

Bị lạc là chuyện thường và các phi công thường bay dọc theo các tuyến đường sắt với hy vọng đọc được tên nhà ga trên sân ga, từ đó biết được mình đang ở đâu. Nhưng trong suốt cuộc chiến, một vòng xoáy phát triển công nghệ đã xuất hiện.

Wright
Chuyến bay đầu tiên của nhân loại thực hiện bởi anh em nhà Wright năm 1903 (Ảnh: Wikipedia)

Đối với người Anh, tất cả bắt đầu vào ngày 13 tháng 8 năm 1914 lúc 08:20, khi Trung úy HD Harvey-Kelly hạ cánh chiếc máy bay đầu tiên của không lực Hoàng gia (RFC) trong Thế chiến I tới Amiens ở miền bắc nước Pháp.

Điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn ngày hôm nay, nhưng là một thành tựu lớn thời đó. Vấn đề là phi hành đoàn không phải lúc nào cũng chắc chắn kẻ thù ở đâu và nguy hiểm còn lớn hơn vì quân đội trên mặt đất không phải là chuyên gia nhận biết máy bay nên họ sẽ bắn vào bất cứ thứ gì bay, bất kể nó thuộc phe nào.

Thế chiến I
Những chiếc máy bay hai tầng cánh thô sơ thời đầu Thế chiến I (Ảnh: pixels.com)

Trong những ngày đầu chiến tranh, máy bay của RFC được sử dụng hàng ngày để theo dõi các hoạt động của Quân đội Đức ở Pháp và Bỉ. Khi lợi ích của “đôi mắt trên bầu trời” ngày càng trở nên rõ ràng đối với cả hai bên, nhu cầu ngăn chặn phe đối lập giành được lợi thế xuất hiện, đồng nghĩa với việc máy bay của đối phương cần phải bị bắn hạ.

Lúc đầu, việc này đơn giản là trang bị cho phi công chụp ảnh thêm một khẩu súng lục ổ quay. Nhưng khi công nghệ cải tiến, máy bay đã trở nên dễ điều khiển hơn với động cơ mạnh hơn, chúng đã được lắp súng máy. Thời đại của không chiến bắt đầu.

Những cải tiến tiếp sau đó là việc trang bị cho phi hành đoàn lựu đạn và giá treo bom để gia tăng sức mạnh không quân trong chiến tranh. Sự phát triển này đã có một bước ngoặt lớn khi Đức bắt đầu các cuộc tấn công ném bom tầm xa vào London, chủ yếu là bằng khí cầu thép Zeppelins và sau đó là máy bay ném bom Gotha. 

Zeppelin
Khí cầu thép Zeppelins của Đức ném bom London (Ảnh: History)

Khi chiến tranh diễn ra, chiến thuật và công nghệ được cải thiện rõ rệt khi mỗi bên cố gắng đánh lừa bên kia, cả trên không và trên bảng vẽ của các nhà thiết kế máy bay.

Điều này lý giải cho sự tăng trưởng chưa từng có trong ngành hàng không. Đến đầu năm 1915, Quân đội Anh cho rằng họ sẽ cần khoảng 50 phi đội máy bay với tổng cộng khoảng 700 chiếc. Con số này bị nhiều phe phái phản đối cho đến khi Kitchener, với tư cách là Bộ trưởng Chiến tranh đưa ra một chỉ thị ngắn gọn: “Chúng ta cần gấp đôi số đó”.

Phi công là cần thiết với số lượng ngày càng tăng để sử dụng các phi cơ mới và thay thế cho các phi công tử trận. Nhưng không bao giờ thiếu tình nguyện viên muốn bay như một phi công hoặc là một người quan sát. Sự lãng mạn của việc bay là một đề xuất hấp dẫn, nó tránh được sự tẻ nhạt của cuộc sống trong các chiến hào và đưa ra một cách mới lạ để tham chiến.

Đến cuối cuộc chiến, những chiếc máy bay đã có những cải tiến đột phá, dù vẻ bề ngoài trông có vẻ khá mỏng manh (Ảnh: jumpic.com)

Từ quan điểm ngày nay, máy bay của Thế chiến I trông cực kỳ mỏng manh, bấp bênh khi cơ động trên mặt đất và chống chịu với những cơn gió. Nhưng với những người đã từng lái chúng, họ sẽ ngạc nhiên. Có hơn 50 thiết kế máy bay khác nhau trong Thế chiến I, 5 thế hệ công nghệ riêng biệt, theo nhà sử học người Mỹ Richard Hallion.

Trong suốt cuộc chiến, các quốc gia tham gia chiến đấu đã sản xuất hơn 200.000 máy bay và thậm chí nhiều động cơ hơn. Chỉ riêng ngành công nghiệp Pháp đã chiếm một phần ba trong số này.

Chiếc máy bay vào năm 1918 có thể được nhận ra rõ ràng là hậu duệ trực tiếp của những người tiền nhiệm trước chiến tranh của họ với buồng lái mở, không có dù với cấu trúc gỗ pha tạp. Nhưng họ đã đạt đến một mức độ tinh vi trong việc xử lý và hiệu suất động cơ và khả năng tác chiến.

Những tiến bộ công nghệ sau 4 năm Thế chiến tiếp tục được phát triển để cho ra đời các thế hệ máy bay hiện đại và mạnh mẽ hơn tham gia vào Thế chiến thứ hai 20 năm sau đó. Và các vai trò quan trọng cơ bản của sức mạnh không quân bao gồm kiểm soát không phận, tấn công, trinh sát và di chuyển… vẫn là các vai trò cốt yếu của lực lượng không quân ngày nay, tương tự như vào cuối Thế chiến I.

Hoài Anh