Từ những năm 1960 cho đến nay, một số nhà khoa học đã đưa ra những tuyên bố khó tin về trí thông minh cũng như những khả năng cảm quan của các loài thực vật. Các phát hiện của họ đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về hai khái niệm “tri giác” và “ý thức”. Chúng ta nên định nghĩa chúng như thế nào cho chuẩn xác?
Vào tháng trước, Giáo sư Stefano Mancuso từ Phòng thí nghiệm Quốc tế Sinh học thần kinh Thực vật, trực thuộc trường Đại học Florence, Ý, đã chia sẻ với kênh BBC trong một chương trình nghiên cứu trí thông minh của các loài thực vật. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng thực vật có tri giác và trí thông minh, nên chúng tôi đã thử vận dụng các kỹ thuật và phương pháp vốn thường được dùng để nghiên cứu các loài động vật có tri giác”.
Ông đã tiến hành thí nghiệm với hai cây đậu thân leo. Trong thí nghiệm, hai cây đậu sẽ được bố trí để cạnh tranh xem ai bám được vào một cái cọc trước. Cây bị thua nhận biết được cây còn lại đã đến chỗ cái cọc trước nên đã quay sang tìm kiếm một đối tượng khác.
Ở động vật, chúng tôi gọi đây là ý thức.
— GS Stefano Mancuso, trường Đại học Florence, Ý.
“Điều này đã chứng tỏ rằng hai cây đậu có khả năng nhận biết môi trường xung quanh cũng như hành vi của cây còn lại”, GS Mancuso cho hay. “Ở động vật chúng tôi gọi đây là ý thức”.
Một loại nhận thức cộng đồng
Suzanne Simard, giáo sư ngành sinh thái học tại trường Đại học British Columbia, Canada, đã chia sẻ với kênh BBC rằng: “Chúng ta đã không đối xử với [thực vật] … bằng sự tôn trọng như đối với các loài sinh vật có tri giác”. Bà đã tiến hành thí nghiệm với những cây thông Douglas, và nhận thấy chúng có thể nhận diện họ hàng của mình khi được trồng trong một khu vực có cả họ hàng và những loài cây khác.
Những cái cây này dường như cũng có thể nhận biết quá trình tử vong của chúng, nên chúng đã nhả khí cacbon ra những cây thông xung quanh.
“Theo tôi hiểu, cây thông Douglas đã biết được rằng nó đang chết dần, nên muốn truyền nguồn di sản khí cacbon còn sót lại sang những người hàng xóm của nó (cây hô hấp bằng khí cacbon), bởi điều này sẽ giúp ích cho nấm cộng sinh và cộng đồng”, GS Simard nhận định.
Học hỏi, ghi nhớ dài hạn
Năm ngoái, Tiến sĩ Monica Gagliano từ trường Đại học Tây Úc (University of Western Australia), Úc, đã đăng tải một nghiên cứu trên tạp chí Oecologia, trong đó khảo sát trí nhớ dài hạn của thực vật. Cô đã thả rơi những cây xấu hổ (hay còn gọi là cây trinh nữ – Mimosa Pudica) được trồng trong lọ xuống lớp đệm mút từ một độ cao có thể khiến chúng hoảng sợ, nhưng không làm hại đến chúng.
Cô đã có thể theo dõi những phản ứng của chúng và phát hiện thấy những cây xấu hổ này rốt cuộc đã biết được rằng cú ngã sẽ không gây hại cho chúng. Những cây này đã lưu tồn một ký ức dài hạn về điều chúng đã học.
Nhưng liệu các hành vi như vậy có tạo nên ‘trí thông minh’?
Giáo sư Daniel Chamovitz, trưởng khoa khoa học đời sống tại trường Đại học Tel Aviv, Israel, tác giả cuốn sách “Điều thực vật biết” (What a Plant Knows), đã chia sẻ với tờ BBC: “Chúng ta có thể quan sát khả năng cụp lá bắt mồi trên một cái cây bắt ruồi venus (venus flytrap). Tôi có thể định nghĩa điều này là ‘trí thông minh’, nhưng nó không giúp tôi hiểu chút nào về sinh học thực vật. Chúng ta phải rất rõ ràng trong phương diện thuật ngữ”.
Các cảm xúc và khả năng siêu cảm
Khi chuyên viên thẩm vấn quá cố Cleve Backster tiến hành thí nghiệm với các loài cây thực vật, sử dụng máy phát hiện nói dối vào năm 1966, dường như chúng đã biểu lộ các trạng thái cảm xúc khác nhau.
Ông Backster từng là một chuyên viên thẩm vấn sử dụng máy phát hiện nói dối (polygraph/ lie detector) [1] của CIA, người đã phát triển các kỹ thuật phát hiện nói dối vốn vẫn được quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng rộng rãi ngày nay. Ông đã tiến hành một thí nghiệm với những cái cây thiết mộc lan (Dracaena), như được miêu tả chi tiết trong cuốn sách “Đời sống bí ẩn của thực vật” (The Secret Life of Plants).
Ông Cleve Backster bên cạnh các công cụ thí nghiệm của mình: cây thiết mộc lan và máy dò nói dối. (Ảnh: Internet)
Lấy ví dụ, ông đã để hai cây thiết mộc lan gần nhau và nối một trong số chúng với máy dò nói dối. Sau đó, ông đã bảo một học sinh của mình giẫm đạp lên cái cây còn lại. Khi hành vi này được thực hiện, biểu đồ được vẽ ra trên máy phát hiện nói dối đã cho thấy cái cây còn lại đã xuất hiện phản ứng lo sợ.
Một trong những biểu đồ đo lường phản ứng của thực vật trên máy phát hiện nói dối trong các thí nghiệm của ông Cleve Backster. (Ảnh: Internet)
Marcel Vogel đã tiếp nối các thí nghiệm của ông Backster và cho thấy thực vật dường như cũng có thể bị tác động bởi các suy nghĩ.
Ông Vogel là một nhà khoa học kỳ cựu tại tập đoàn IBM trong vòng 27 năm. Trong suốt khoảng thời gian làm việc tại đây, ông đã được cấp bằng sáng chế cho hơn 100 phát minh. Trong sự nghiệp của mình, ông đã trở nên hứng thú với việc ứng dụng các kiến thức khoa học một cách hữu cơ hơn.
Ông đã đo lường các dòng điện do thực vật phát ra. Ông nhận thấy thực vật đã phản ứng đột ngột khi ông thở gấp và ôm giữ một suy nghĩ trong đầu, so với khi tâm trí của ông tỉnh táo và hít thở nhẹ nhàng.
Dan Willis, người cộng tác nghiên cứu (research associate) trước đó của ông, đã giải thích các thí nghiệm của Vogel trên trang web MarcelVogel.org.
Ông Willis viết: “Phản ứng của thực vật trước các suy nghĩ là tương đương cho dù cách xa khoảng 8 inch, 8 feet hay 8 dặm, như ông Vogel đã thử nghiệm ở Praha, Cộng hòa Séc và ở phòng thí nghiệm của ông ở San Jose, California, Mỹ. [Ở cả hai địa điểm], suy nghĩ của ông đều có thể tác động đến cái cây được nối với một chiếc máy ghi”.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện này. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh luận trong phần bình luận bên dưới.
Chú thích của người dịch:
[1] Polygraphs, thường được nhắc đến là “máy phát hiện nói dối” – lie detector – là một thiết bị ghi lại những phản ứng sinh lý của cơ thể. Không như tên của nó, thiết bị này không phát hiện được ai đang nói dối, nó chỉ phát hiện những hành vi giống-như-khi-đang-nói-dối được thể hiện ra.
Một chiếc máy polygraph đơn thuần là sự tổng hợp của các thiết bị y học dùng để đo dấu hiệu sinh tồn của con người. Khi đối tượng bị hỏi về một vấn đề nào đó, người kiểm tra sẽ theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và độ dẫn điện của da – electro-dermal activity (cũng là sự tiết mồ hôi, cụ thể trường hợp này là ở đầu ngón tay) so với mức độ bình thường. Sự thay đổi có thể do đối tượng đang nói dối, nhưng kết quả còn phụ thuộc vào người kiểm tra.
Tác giả:Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch
Xem thêm: