Năm 1983, tạp chí “Khoa học xã hội quốc tế” của UNESCO, trên trang đầu số thử nghiệm có tiêu đề “Hóa sinh vạn vật” là bức họa “Phục Hi và Nữ Oa”, được sưu tầm bởi Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Nguyên nhân là do các nhà khoa học phát hiện ra rằng cấu trúc xoắn kép của gen di truyền sinh học của con người – axit deoxyribonucleic, hay còn gọi là DNA, giống với hai cơ thể xoắn ốc trong bức họa giao phối giữa Phục Hi và Nữ Oa một cách đáng ngạc nhiên. Nó dẫn phát người ta suy tư, tìm về nguồn gốc nguyên lai của sinh mệnh.
Vậy thì, thời kỳ viễn cổ của Phục Hi-Nữ Oa với mật mã di truyền DNA được phát hiện của nhân loại ngày nay có tồn tại thiên cơ nào liên quan?
Mật mã di truyền gen DNA
Mô hình cấu trúc xoắn kép DNA được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Nature của Anh vào tháng 4 năm 1953. Nó được phát hiện bởi James Watson và Francis Crick, được ca ngợi là phát hiện vĩ đại nhất của sinh vật học thế kỷ 20, và nhờ đó đã mở ra cánh cửa cho sinh vật học phân tử. Ba tỷ cặp cơ đối trong hệ gen xoắn kép DNA vẫn chưa được con người giải mã hoàn toàn.
DNA là tên viết tắt của deoxyribonucleic acid trong tiếng Anh, là cấu trúc phân tử của gen di truyền, có thể hiển thị mật mã di truyền gen về sự liên tục và truyền thừa của con người. Người ta cũng phát hiện ra rằng gen di truyền của DNA có thể xác định diện mạo, thể hình, màu da và tình trạng sức khỏe của một người. Thông qua so sánh trình tự DNA trong tế bào nhân thể, có thể phán đoán được các bệnh tật di truyền, thậm chí có thể dự đoán được thời gian tử vong. Đồng thời người ta cũng phát hiện, sự khác biệt trong trình tự sắp xếp của các gen DNA quyết định sự tồn tại của các loài sinh vật khác nhau trong mật mã chỉ lệnh của nó. Nói cách khác, người ta thường nói “Long sinh long, phụng sinh phụng, chuột sinh chuột”; do vậy, gà không thể sinh ra vịt con, chó không thể sinh ra mèo con.
Mật mã di truyền DNA của con người có nguồn gốc từ phụ mẫu, tổ tiên, trong đó không chỉ bảo lưu quá khứ của một người, mà còn có thể dự hiển tương lai. Hồi lại quá khứ, bạn có thể phát hiện rằng trong nó uẩn tàng thông tin về tổ tiên loài người. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra, rằng DNA là một sợi dây buộc liên hoàn đặc biệt giữa nhân loại và các nền văn minh trí huệ cao – nói cách khác, thông qua nghiên cứu thân thể con người, chúng ta có thể lý giải được thông tin của vũ trụ.
Chúng ta biết rằng, trong văn hóa Đạo gia cổ đại của Trung Quốc, có thuyết rằng thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Thân thể con người so với vũ trụ bao la là có tồn tại mối quan hệ đối ứng. Điều này cũng tương hợp cao độ với lý luận thông tin gen của DNA.
Vậy thì, nền văn minh cổ đại Trung Quốc đã mô tả khởi nguyên sự phát triển của nhân loại như thế nào?
Bàn Cổ khai Thiên tịch Địa, hóa sinh vạn vật
Người Trung Quốc khi nói về thời cổ đại, câu mở đầu thường nói: Kể từ khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa… Bàn Cổ, trong “Tam ngũ lịch ký” ghi lại: “Vào thời Thiên Địa chưa hình thành, trạng thái hỗn mang như kê tử (trứng gà), Bàn Cổ từ đó mà sinh ra, một vạn tám ngàn tuổi, Thiên Địa khai tịch, thanh Dương làm Thiên, đục Âm làm Địa, Bàn Cổ nằm ở giữa.” “Kẻ thanh nhẹ thăng thành Thiên, kẻ nặng đục hạ xuống thành Địa, kẻ tổng hòa thì làm Nhân, cố Thiên Địa hợp tinh, vạn vật hóa sinh”. Chính là nói, Bàn Cổ khai thiên tịch địa đã sinh thành hoàn cảnh vũ trụ cho sự tồn tại của nhân loại.
Thần thoại sáng thế viễn cổ này, dưới hình thức văn tự, đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và được bảo lưu rất tốt.
Phục Hy tạo ra Bát Quái để giao tiếp với các vị Thần
Thiên Địa vừa hình thành, các vị Thần vĩ đại lục tục hạ thế để hoàn thiện hoàn cảnh vũ trụ. Đến thời kỳ Tam Hoàng, Phục Hi, một trong ba vị hoàng đế, đã tạo ra Bát Quái, chế cửu châu (chia thế giới thành 9 châu), tạo thư khế (chữ viết, văn tự), tạo cầm sắt (đàn cầm và đàn sắt), khai sáng nền văn minh nhân loại – ông được gọi là thủy tổ của văn hóa nhân loại.
Phục Hi còn được gọi là Thái Hạo, Bào Hi, Mật Hi, v.v. Trong “Sử ký – Tam hoàng bổn ký” có ghi: “Thái Hạo Bào Hi, Phong tính. Đại Toại nhân thị, kế thiên nhi vương. Mẫu viết Hoa Tư, lý đại nhân tích ư Lôi Trạch, nhi sinh bào nhi ư Thành Kỉ, xà thân nhân thủ.” (ý tứ là: Thái Hạo Bào Hi, họ Phong, người Đại Toại, thay trời làm vua. Mẹ tên là Hoa Tư, dẫm lên dấu chân đại nhân ở Lôi Trạch, sinh Bào Hi ở Thành Kỉ, đầu người thân rắn). Có nghĩa là nói thân mẫu của Phục Hi là Hoa Tư, trong một lần đến Lôi Trạch, giẫm phải dấu chân của người khổng lồ mà mang thai và sinh ra Phục Hi.
Phục Hi chế Bát Quái: Theo ghi chép của “Chu Dịch – Hệ Từ Hạ”, Phục Hi có Thánh đức, đại Thần lực, “ngưỡng quan tượng ư Thiên, phủ quan pháp ư Địa” (trên nhìn thấu trời, dưới quản vạn vật). “Quan điểu thú chi văn dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật”, ông thông qua quan sát thiên địa chim thú vạn vật mà khởi thủy chế tác Bát Quái; “dĩ thông Thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình” (dùng cái đức của Thần, cái tình của vạn vật), chế ra Bát Quái đại biểu cho Thiên, Địa, Thủy, Hỏa, Sơn, Lôi, Phong, Trạch, vì nhân loại mà lưu lại công cụ phù hiệu để câu thông với các vị Thần; tạo thư khế, hình thành triều chính, luật pháp, khai sáng phương thức giao tiếp giữa người với người. Cũng chính là nói, Bát Quái thuở nguyên sơ đã được trang bị công dụng thần kỳ là câu thông, giao tiếp với Thiên Địa Thần minh.
Trong “Chu Dịch khẩu nghĩa” cũng có ghi chép: Phục Hi bắt đầu vẽ Bát Quái, hình tượng thiên hạ vạn vật “không gì không có trong Bát Quái”, thông qua Bát Quái có thể thông hiểu “lý của Thiên Địa Âm Dương, để thành đạo cương – nhu, để làm căn bản của vạn sự, để làm đại pháp của thiên hạ” – chính là, mọi người trong thiên hạ đều lấy đó làm phép tắc căn bản.
Việc tạo ra đàn cầm và đàn sắt, trong “Trúc thư thống tiên”, cho biết: Phục Hi chế tác cầm sắt, dùng để “tu thân lý tính, phản kỳ thiên chân” (tu dưỡng lý tính, trở về bản tính tiên thiên thuần chân), có thể “dĩ thông Thần minh”, cũng có thể “[chế] ngự tà tích, phòng [ngừa] tâm dâm”. Có thể thấy, những gì Phục Hi lưu lại cho con người, đều là tịnh hóa nhân tâm, nhờ đó mà có thể cảm tri, kết nối với Thần.
Nữ Oa dùng bùn tạo ra con người, luyện đá vá trời
Nữ Oa kế thừa Phục Hi, làm Mẫu Thần (Thần Mẹ), đức độ Thần Thánh. Các văn hiến thời tiền Tần “Lễ Kí”, “Sơn Hải Kinh”, “Hoài Nam Tử” cho tới “Phong tục thông nghĩa”, “Đế vương thế kỷ”, “Sử ký” v.v. và các tư liệu lịch sử khác đều có ghi chép. Theo trích dẫn của “Thái Bình Ngự Lãm” Tập 78, trích dẫn “Phong tục thông nghĩa”: “Tục thuyết Thiên Địa khai tịch, vị hữu nhân dân, Nữ Oa đoàn hoàng thổ tác nhân, kịch vụ, lực bất hạ cung, nãi dẫn thằng ư âm nê trung, ư cử dĩ vi nhân”, tức là nói, khi thiên địa khai tịch, vì để có nhân loại, Nữ Oa đã dùng đất bùn, phỏng theo hình tượng của mình để tạo ra con người; khi không có đủ thời gian, bà nhúng sợi dây thừng vào bùn rồi tung ra, để hình thành nhiều con người hơn. Sau đó, bà tạo ra nam và nữ, khiến con người có thể tự sinh sôi phát triển. Do đó nói: “Cố phú quý giả hoàng thổ nhân dã, bần tiện phàm dung giả cánh nhân dã” (người phú quý là nặn từ đất vàng, người bần tiện là từ dây thừng vung ra). Chúng ta thường nghe câu “Anh hùng tạo thời thế, Thiên túng kỳ tài (người kỳ tài là đến từ Thiên thượng), xem ra đều là có nguyên nhân – nguồn cội của con người từ thủa sơ khai đã bất đồng, sứ mệnh cũng khác nhau.
Về việc Nữ Oa luyện đá bổ thiên (bổ thiên hiểu nôm na là vá trời), theo “Sử ký – Bổ tam hoàng bổn ký”, có ghi chép rằng, Cộng Công, vị thần kiểm soát hồng thủy, tức giận Bất Châu San, đến nỗi làm thiên sập địa lún, tứ cực bị nghiêng ngả, cửu châu đại địa ngập lụt trong hồng thủy. Nữ Oa luyện đá ngũ sắc để bổ thiên vá trời, trảm hết chân của thần baba, dựng lại tứ cực, dẹp yên hồng thủy và tiêu diệt hắc long, nhân loại từ đó mới có thể an cư.
Trong “Đế vương thế kỷ” cũng có đề cập đến: “Nữ Oa, họ Phong, kế thừa Phục Hi sử tác sanh hoàng”. Ý tứ là Nữ Oa kế thừa Phục Hi chế đàn cầm đàn sắt, bà bắt đầu chế tác đàn sanh hoàng. Trong “Thuyết văn” có nói: “Sanh, chính nguyệt chi âm. Vật sinh, cố vị sanh. Thập tam hoàng, tượng phụng chi thân”. Đàn sanh có âm thanh như tiếng chim phượng, tựa như vật thông qua địa mà được sinh ra, đại biểu cho âm của chính nguyệt, do đó gọi là sanh. Đàn sanh “dĩ bào vi chi” (dùng bầu làm chân), 13 ống sậy dài ngắn được cắm trong bầu, hình dạng giống như chim phượng hoàng. Nữ Oa chế đàn sanh hoàng, hữu sinh sinh bất tức, nghĩa là ban cho vạn vật tự mình phồn diễn sinh sôi nảy nở không ngừng.
Trong “Thế bổn – Đế hệ thiên” ghi chép rằng, Nữ Oa đã mệnh lệnh cho Nga Lăng Thị chế tác lương quản, thống nhất âm thanh thiên hạ; mệnh lệnh cho Thánh Thị chế tác ban quản, “hợp Nhật, Nguyệt, Tinh thần” đến thuận ứng quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, gọi là sung nhạc. Sau khi chế thành, người trong thiên hạ mới minh bạch việc này. Trong “Ngũ kinh tích nghi” có nói: “Sanh giả pháp vạn vật thủy sinh, Đạo đạt âm dương chi khí, cố hữu trường đoản”, ý tứ là đàn sanh tạo pháp cho vạn vật sinh sôi, Đạo thông suốt khí âm dương, trong đó có dài có ngắn. Có thể thấy trong nhạc đều ẩn tàng huyền cơ nội tại về Đạo lý.
Thời kỳ Nhân – Thần đồng tại
Vậy tại sao bức tranh “Phục Hi Nữ Oa đồ” mà chúng ta nhìn thấy lại là thân rồng và rắn, Nữ Oa chẳng phải chiểu theo hình tượng của bản thân mình mà tạo ra con người ư? Trong “Sử kí – Tam hoàng bổn kí” có ghi rằng, Phục Hi đầu người thân rắn, “Nữ Oa họ Phong Diệc, thân rắn đầu người, có đức của Thần thánh”. Mà hình tượng “đầu người, thân rắn” xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, là một hiện tượng lịch sử văn hóa trong phạm vi toàn thế giới. Cuốn sách cổ “Hoài Nam Tử – Thuyết lâm huấn” cho chúng ta biết rằng, Nữ Oa trong mỗi ngày có bảy mươi biến hóa. Vậy thì, sự hiển hiện đầu người thân rồng hoặc đầu người thân rắn, chỉ là các hóa thân khác nhau của bà mà thôi.
Từ những ghi chép lịch sử, chúng ta thấy rằng từ xa xưa, những vị Thần vĩ đại này khi xuất sinh đều có dị tượng, chỉ biết mẹ mà không biết cha. Từ “Quảng Bác Vật Chí” trong khâm định tứ khố toàn thư cho tới “Cổ kim đồ thư tập thành” đều có ghi chép thế này: “Hoa Tư lí đại nhân chi tích nhi sinh Phục Hi, Nữ Oa cảm giao quang quán nhật nhi sinh Chuyên Húc.” (ý tứ là Hoa Tư dẫm phải dấu chân đại nhân mà sinh ra Phục Hi, Nữ Oa cảm thụ ánh sáng giao quang hàng ngày mà sinh ra Chuyên Húc – một trong ngũ Đế). Phương thức mà Thần đến thế gian, không thể dùng tư duy của con người mà lý giải được.
Giai đoạn lịch sử này chính là thời kỳ người và Thần đồng thời tồn tại. Những truyền thuyết huyền thoại về việc Thần tạo ra con người từ bùn đất cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác trên khắp thế giới. Trong “Kinh Thánh”, Thượng Đế dùng đất sét để tạo ra con người; trong thần thoại Hy Lạp, Prometheus dùng đất sét để tạo ra con người; Nam Mỹ và những nơi khác cũng thuyết rằng Thần tạo ra con người. Các vị thần khác nhau đã tạo ra các chủng tộc có màu da khác nhau dựa theo diện mạo của chính họ. Họ cũng dạy cho con người những kỹ năng sinh tồn và duy trì tín niệm kính Thần tự nhiên và thuần chính.
Sự trùng hợp cao độ giữa bức họa song thân xoắn kép Phục Hi Nữ Oa và DNA cho thấy điều gì?
Từ quan điểm Nữ Oa dùng đất bùn để tạo ra con người, chúng tôi cũng lý giải rằng, bức họa song thân xoắn kép Phục Hi Nữ Oa và sơ đồ cấu trúc của DNA giống nhau một cách đáng kinh ngạc, điều này vừa khớp với giả thuyết rằng các vị Thần đã tạo ra nhân loại chiểu theo gen của chính họ.
Hình ảnh giao phối giữa Phục Hi và Nữ Oa mà chúng ta thấy, hầu hết được vẽ bằng bút lông tỉ mỉ. Phục Hi và Nữ Oa thân trên ôm lấy nhau, thân áo được viền và sơn màu đỏ, còn tay áo thì bồng bềnh. Đuôi rồng hoặc đuôi rắn ở thân dưới tương giao, có viền đỏ và đen, bên trong sơn màu trắng. Phục Hi nắm “củ” ở tay trái và Nữ Oa nắm “tắc” ở tay phải, có biểu ý tuân theo quy củ phép tắc, cũng giống như một chủng pháp tắc tự nhiên của vũ trụ.
Năm 1983, trong số phát hành thử nghiệm của tạp chí Khoa học Xã hội Quốc tế của UNESCO, đã chọn bức tranh “Phục Hi Nữ Oa đồ” bí ẩn này làm hình minh họa trên trang nhất, và đặt tên cho nó là “Hóa sinh vạn vật”.
Hơn nữa, trong hầu hết các phiên bản của các bức tranh Phục Hi và Nữ Oa, trong chu vi của bức họa đều có các điểm chấm tròn, nghĩa là họ được vây quanh bởi các vì tinh tú. Một số có mặt trời ở trên đầu và mặt trăng ở dưới đuôi, cả hai đều ngụ ý rằng nguồn gốc của sinh mệnh đến từ hàng ngàn đại vũ trụ. Vì vậy, cổ nhân tu đạo thành Tiên, cũng chính là vì họ thông hiểu chân lý trường sinh của sinh mệnh, khiến nhục thân có thể thoát thai hoán cốt, phản bổn quy chân, vậy nên viễn sinh bất diệt.
Trong chuỗi xoắn kép DNA ẩn chứa mã bài tự của chỉnh thể sinh mệnh con người; phải chăng đây cũng là sợi dây rốn xoắn ốc để nhân loại hồi quy về vũ trụ tối nguyên sơ, dùng hình thức DNA để trình hiện cho hậu nhân?
Vũ trụ mà chúng ta đang sinh tồn
Trong số những bức tranh được khai quật về Phục Hi và Nữ Oa, có hình ảnh Phục Hi một tay bưng mặt trời, một tay nắm “củ”, trong khi Nữ Oa một tay nâng mặt trăng và tay kia nắm “tắc”. Hơn nữa, từ mặt cắt của sơ đồ cấu trúc DNA, chúng ta có thể phát hiện hình ảnh Âm Dương giống với đồ hình Thái Cực.
Trừu tượng mà xem xét, thì dường như những gì thần thoại nói với chúng ta không chỉ là về nguồn gốc của nhân loại, mà còn là một phép ẩn dụ về nguồn gốc của vũ trụ. Dưới kính viễn vọng, chúng ta có thể nhìn thấy rìa của dải Ngân Hà dưới dạng một cái đĩa quay. Giả sử Bàn Cổ khai thiên tịch địa chính là tạo ra tiểu vũ trụ hệ Ngân Hà, Phục Hi khai tác Bát Quái là hệ Mặt trời, tiếp theo là Nữ Oa hạ thế tạo nhân, bổ thiên, chẳng phải đều là nằm trong phạm vi của vũ trụ này sao? Một loạt các an bài có hệ thống để thiết lập và truyền thừa văn hóa Thần truyền.
Trong cuốn “Hoài Nam Tử – Lãm Minh” có nói: “Phục Hi, Nữ Oa, bất thiết Pháp độ, nhi dữ chí đức, di ư hậu thế” (nghĩa là Phục Hi và Nữ Oa không lưu lại Pháp tu để độ chúng sinh, nhưng lưu lại cái đức cho hậu thế). Cái Đức chính là Đại Đạo thông thiên của tự nhiên đạo pháp. Từ hàng ngàn năm nay, con người luôn khao khát ngưỡng vọng các vì tinh tú trên thiên không, khám phá vũ trụ, chẳng phải chính là trong mông lung mà cảm giác cội nguồn của mình thuộc về vũ trụ hay sao? Vạn vật tuy sinh ra trên Địa thượng, nhưng vạn vật sinh trưởng thì lại dựa vào Thiên.
Lý niệm thiên nhân hợp nhất là cốt lõi văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Nó siêu việt khả năng quan trắc của các công cụ khoa học hiện có, và trực tiếp tương thông, cộng hưởng với vũ trụ. Phục Hi chế cầm sắt, Nữ Oa chế sanh hoàng, với luật âm hài hòa của thiên âm là tần số rung động thuần thiện từ bản nguyên vũ trụ, có thể tịnh hóa nhân tâm, đưa con người trở về với bản tính tiên thiên chân thật, đồng thời cũng truyền tải diệu âm được mã hóa của Thần minh nhằm giáo hóa nhân loại.
Những câu chuyện thần thoại nói gì với chúng ta?
Hình ảnh Phục Hi và Nữ Oa tay cầm mặt trời và mặt trăng, xung quanh là các tinh tú, được ghi lại trong “Thông quái nghiệm” như sau: “Càn khôn Tốn Cấn, thị tức tứ duy dã” (Vũ trụ trong Tốn Cấn, là chỉ có 4 chiều), tức là chúng Thần trong không gian cao tầng đã tạo ra thời-không giới hạn ở 4 chiều cho nhân loại – do đó nhân loại đương nhiên không cách nào nhìn thấy, lý giải được không gian mà Thần tồn tại.
Trong “Hoài Nam Tử – Địa hình huấn” có ghi lại: “Kiến mộc tại Đô Quảng, chúng đế sở tự thượng hạ.” (Cây gỗ Kiến ở Đô Quảng, các hoàng đế đương thời tự lên xuống); Bản “Sơn Hải Kinh” nói: “Có một loại cây tên là Kiến mộc, thái hạo viên qua”. Gỗ Kiến này chính là được các vị Thần dùng làm cái thang lên trời. “Thái hạo viên qua” là nói Phục Hi có thể đã đóng một cái thang bằng gỗ Kiến để qua lại xuyên việt giữa thiên đường và nhân gian. Thật tuyệt vời, chính là Phục Hi!
Theo đoạn mô tả về thông Thiên Địa trong “Quốc Ngữ – Sở Ngữ”: “Cổ giả Nhân – Thần bất tạp” (nghĩa là thời cổ, người và Thần không tạp lẫn), vạn sự đều có thứ tự. Vào thời cổ đại khi Nhân – Thần đồng tại, con người và các vị Thần có thể giao tiếp với nhau. Sau khi Cửu Lê tác loạn, tạo thành “Cửu Lê loạn đức” trong nhân loại, người dân báng bổ Thần, và tai họa ập đến. Ngay cả khi Hoàng đế đại chiến Xi Vưu đắc thắng, nhưng bản chất ô nhiễm của con người đã hình thành, và nhân loại bắt đầu xuất hiện “dân – Thần hỗn tạp”, và “gia vi vu sử, hưởng tự vô độ” dẫn đến hiện tượng báng bổ Thần, coi dân – Thần cùng vị thế. Thậm chí có một số vị Thần xuống nhân gian cũng chịu sự ô nhiễm của nhân gian và trở thành bất khiết tịnh, dẫn đến “dân – Thần tạp nhữu, bất khả phương vật”. Chuyên Húc đế vì thế đã cắt đứt sự tương thông giữa địa dân và thiên Thần, kịp thời đình chỉ việc con người trong vô tri mà làm ô uế Thần minh, đồng thời cũng ngăn chặn Thần cảm thụ cái ô nhiễm của nhân loại, khiến “dân – Thần vô tương tẩm độc”, “Thiên Địa tương phân, Nhân – Thần bất nhiễu”, Nhân và Thần từ đó mới đoạn tuyệt, được gọi là “tuyệt Thiên – Địa thông”. Từ đó, đạo đức của con người dần dần xuống dốc, năng lực và thần tính cũng dần dần đánh mất, cuối cùng trở thành như người phàm tục ngày nay. Lúc này, “Đại Đạo” bị trượt dốc, bị nhân loại diễn giải thành “thường Đạo”, giống như Lão Tử đã giảng: “Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ”, (ý tứ là Đạo mất đi thì còn lại cái Đức, Đức mất đi thì còn lại Nhân (nhân từ, nhân đạo), Nhân mất đi thì còn lại cái Nghĩa, Nghĩa mất đi thì chỉ còn lại cái Lễ, là thứ nghi thức bề ngoài mà thôi). “Thường đạo” của con người giờ đây chỉ còn duy trì lễ nghi truyền thống, thứ ở tầng thấp nhất; nhân loại đến ngày hôm nay đều bị hãm nhập vào nguy cơ tang thất đãi tận rồi.
Ngày nay, thông qua nghiên cứu phát triển không ngừng của di truyền học hiện đại, con người đã dần phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều dữ liệu khoa học tương hợp với những câu chuyện thần thoại. Thời kỳ thượng cổ, khi chúng ta được thấm nhuần trạng thái sinh sống nguyên thủy, nó sớm đã uẩn hàm một nền văn hóa Thần truyền bác đại tinh thâm, tâm linh sâu sắc thông suốt Thiên-Địa-Nhân-Thần; những văn hóa truyền thống này không cho phép nhân loại tha hóa quá xa, để rồi không còn cách nào nhận thức và nghe hiểu được phúc âm và giáo hối của Thần.
Thực ra, từ viễn cổ, các bậc Thánh nhân phương Đông và phương Tây đã để lại cho thế hệ mai sau một câu tiên tri, rằng: Một ngày nào đó Thần sẽ trở lại. Vì vậy, hàng ngàn năm nay, con người đã cầu nguyện, hy vọng và chờ đợi. Ngày nay, trong thời kỳ mạt hậu, quỷ mị loạn thế, các vị Thần lại hạ thế, dẫn dắt thế nhân hồi quy về truyền thống, quay bước trở lại con đường thông thiên lộ.
Theo Sound Of Hope, Hương Thảo biên dịch