Đại Kỷ Nguyên

Thiền định: Chụp hình não đồ phát hiện ra người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới

thien định

Ricard Matthieu. (Ảnh: Internet)

Dường như việc thực hành thiền định hàng ngày đã mang lại rất nhiều lợi ích khác nữa, làm tăng khả năng để con người có được niềm an lạc.  

Nhà di truyền học người Pháp Matthieu Ricard này xem ra không giống như một người bình thường khi được mang danh hiệu người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới, theo kết quả được rất nhiều nhà nghiên cứu công bố.

Ông Ricard năm nay 66 tuổi, đã từ bỏ cuộc sống thuộc giới trí thức ở Paris cách đây 40 năm để đến Ấn Độ nghiên cứu về Phật giáo. Hiện giờ ông được gọi là người đàn ông hạnh phúc nhất hành tinh, là người rất gần gũi với đức Đạt Lai Lạt Ma và là một học giả Tây phương đáng kính về tôn giáo.

Đạt Lai Lạt Ma (Ảnh: Internet)

Dường như việc thực hành thiền định hàng ngày đã mang lại rất nhiều lợi ích khác nữa, làm tăng khả năng để con người có được niềm an lạc.  

“Ricard nhìn nhận rằng một cuộc sống tốt đẹp và luôn thể hiện thiện tâm không chỉ thuộc về tôn giáo cao siêu nào đó mà chính là con đường thực tiễn nhất để có được hạnh phúc”.

Tại trường Đại học Wisconsin, bác sĩ thần kinh học Richard Davidson đã nối 256 thiết bị cảm ứng lên đầu ông Ricard Matthieu này, đây là một phần của chương trình nghiên cứu hàng trăm người tu luyện thiền định cao cấp.

Những hình ảnh chụp chiếu cho thấy khi thiền định với lòng từ bi, bộ não của ông Ricard sản sinh ra mức sóng não bộ gamma – là loại sóng có liên hệ đến sự hiểu biết, sự tập trung, khả năng học hỏi và trí nhớ “ở mức cao chưa từng có trong lịch sử khoa học nghiên cứu thần kinh”, bác sĩ Richard Davidson cho biết.

Các bức chụp chiếu cho thấy vỏ thuỳ trái não của ông Ricard hoạt động với cường độ mạnh hơn hẳn so với não phải, điều này làm tăng khả năng có được niềm hạnh phúc lớn hơn rất nhiều lần so với mức bình thường, đồng thời làm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh chụp X-quang não bộ của Ricard Matthieu. (Ảnh: Internet)

Chương trình nghiên cứu này có tên là “độ linh hoạt của não” vẫn đang trong giai đoạn đầu và ông Ricard là người được chọn là bệnh nhân tiên phong trong các cuộc thí nghiệm mang tính đột phá với sự có mặt của các nhà khoa học hàng đầu khác trên thế giới.

Nhà khoa học Richard Davidson nói: “Chúng tôi đã đi tìm kiếm suốt 12 năm về việc thiền định với thời gian ngắn và dài có ảnh hưởng như thế nào đến sự tập trung, tâm từ bi và việc cân bằng cảm xúc”.

“Chúng tôi phát hiện ra những kết quả thật đặc biệt ở những người thực hành thiền định trong thời gian lâu, những người đã từng thiền khoảng 50.000 lần và với những người thiền chỉ  20 phút mỗi ngày trong 3 tuần, thời lượng ngắn này phù hợp hơn với con người trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay”.

Ông cho AFP biết thêm: “Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tuyệt vời bởi vì nó cho thấy thiền định không chỉ làm chúng ta đạt được niềm hạnh phúc thâm sâu khi ngồi thiền dưới một cội cây xoài nào đó, mà nó còn hoàn toàn làm thay đổi não bộ và từ đó làm thay đổi con người bạn”.

Ông tin rằng thiền định có thể làm não  bộ biến đổi và làm người ta  hạnh phúc hơn giống như khi tập tạ để có bộ cơ bắp đẹp hơn.

Trong một đoạn phim do tổ chức nhân đạo RSA thực hiện, ông Matthieu Ricard đã chia sẻ Nghệ thuật thực hành thiền định, sau đây là một số bí quyết của ông:

1. Một tâm trí lành mạnh nên giống như chiếc gương – khuôn mặt người soi được phản chiếu qua gương nhưng lại không hề dính vào gương. Tương tự như vậy, đối với suy nghĩ của bạn, bạn hãy để chúng chạy qua tâm trí nhưng đừng để chúng dừng lại trong đó.

2. Bạn không thể nào ngừng suy nghĩ vì vậy hãy tập trung vào một âm thanh nào đó hoặc vào hơi thở đang đi vào đi ra, việc tập trung đó làm tâm trí dịu xuống, làm đầu óc sáng suốt. Kiểm soát tâm trí không làm giảm sự tự do của bạn, ngược lại, nó thực sự khiến bạn không trở thành nô lệ cho những suy nghĩ của chính mình. Bạn hãy nghĩ điều đó theo cách lái một con thuyền hơn là để mình trôi theo dòng nước.

3. Hãy để tâm – hãy chú ý vào cảm giác hơi thở đang đi vào và đi ra. Nếu bạn nhận ra tâm trí bạn đang phiêu du ở đâu đó thì đơn giản là hãy kéo nó lại tập trung vào hơi thở. Đây được gọi là quán tâm hay còn được gọi là giữ chính niệm. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này với các giác quan khác để mang bạn về “hiện tại” hơn là cứ quanh quẩn với suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Thay vào đó bạn có thể tập trung vào cảm giác nóng, lạnh và những âm thanh mà bạn nghe thấy.

4. Khi bạn đã đạt được kỹ năng nào đó ở kỹ thuật thiền định này, bạn có thể sử dụng nó để tôi luyện các phẩm chất khác như sự tử tế hay đối phó với những cảm xúc không lành mạnh. Ricard nói ai cũng đã từng trải qua cảm giác yêu thương ngập tràn nhưng thường thì cảm giác đó chỉ tồn tại khoảng 15 giây, nhưng bạn có thể kéo dài và nuôi dưỡng cảm giác sống động đó bằng việc tập trung vào nó khi thiền định. Nếu bạn thấy nó đang trở nên mờ nhạt, bạn nên tự ý thức làm nó sống động trở lại.

5. Giống như khi chơi đàn piano, luyện tập nhiều trong vòng 20 phút sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn hẳn so với chỉ trong một vài giây. Thực hành thường xuyên thực sự rất cần thiết, giống như là tưới một cái cây hàng ngày vậy.

(Ảnh: Faluninfo.net)

6. Ngoài ra bạn còn có thể thiền định để làm giảm chỗ chứa các cảm xúc tiêu cực. Ricard nói: “Bạn có thể nhìn vào trải nghiệm của mình giống như ngọn lửa đang cháy. Nếu bạn ý thức được cơn giận dữ thì có nghĩa là bạn đang không giận dữ, mà bạn đang ý thức nó. Nhận ra nỗi lo lắng thì là không còn lo lắng nữa, mà là nhận thấy cảm xúc này đang tồn tại. Khi ý thức được những cảm xúc này, bạn không còn đổ thêm dầu vào lửa nữa và ngọn lửa đó sẽ tàn lụi dần”.

7. Bạn sẽ thấy việc giảm căng thẳng và tăng niềm hạnh phúc nói chung cũng như các thay đổi đối với não bộ nếu bạn thực hành thiền định đều đặn trong một tháng. Những ai nói là không có đủ thời gian để thực hành thiền thì nên nhìn vào những tác dụng mà thiền định mang lại, đó là: “Thiền định mang đến cho bạn nguồn sức mạnh để đối mặt với bất cứ sự việc nào xảy ra trong suốt 23 tiếng 30 phút còn lại trong ngày, vậy có lẽ việc tiêu tốn 20 phút cho thiền định này quả là rất đáng để làm”, ông Ricard kết luận như vậy.

“Bạn nên thực sự tìm hiểu và khám phá thiền định”.

“Đây là điều mà Phật giáo đã và đang cố gắng làm sáng tỏ cơ chế của cảm giác hạnh phúc và đau khổ. Đây thực sự là môn khoa học về trí tuệ con người”.

Biên dịch Giang Sơn
Theo Idealistrevolution

Xem thêm:

Exit mobile version