Đại Kỷ Nguyên

Thủy quái Kraken trong truyền thuyết có thể đã từng tồn tại?

Trái: Con mực khổng lồ được kéo lên thuyền đánh cá của thuyến trưởng John Bennett vào tháng 12/2012. Phải: Kraken được cho là một con quái vật biển khổng lồ có khả năng đánh chìm tàu bề với các xúc tu mạnh mẽ. (Ảnh: fineartamerican.com)

Có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ với thủy quái Kraken, cơn ác mộng của đại dương, một con quái vật biển chuyên đánh chìm các thuyền bè và ăn tươi nuốt sống các thủy thủ đã được miêu trong khá nhiều bộ phim bom tấn của điện ảnh Mỹ, như Cướp biển vùng Ca-ri-bê phần 2 (Pirate of the Caribbean Part 2) hay Cuộc chiến giữa các vị Thần (Clash of the Titans). Nhưng với bằng chứng mới nhất được phát hiện hiện nay, phải chăng loài thủy quái này có thể đã từng tồn tại?

Khi đang đánh bắt cá ở ngoài khơi vùng biển Ross xa xôi của Nam Cực, Thuyền trưởng John Bennett và các thủy thủ đoàn đã rất ngạc nhiên khi bắt được một loài sinh vật với các xúc tu khổng lồ có đôi mắt to như chiếc đĩa. Đây là một con mực khổng lồ nặng đến 350 kg đã bị họ bắt được ở độ sâu gần 1,6 km dưới mặt nước biển. Liệu đây có phải là loài sinh vật đã truyền cảm hứng cho các câu chuyện về thủy quái trong huyền thoại Kraken, được đồn thổi có khả năng đánh chìm tàu bè và ăn tươi nuốt sống các thủy thủ?

Con mực khổng lồ này, có chiều dài bằng với một chiếc xe buýt con, đã bị bắt vào đầu năm 2014 và được giữ trong tình trạng đông đá cho tới tháng 9 cùng năm, và cho đến thời điểm đó cuối cùng các nhà khoa học đã quyết định làm tan băng để giải mã các bí ẩn xoay quanh loài quái vật bí hiểm của biển sâu này.


Trong tấm ảnh chụp tháng 12/2013 của một thành viên thủy thủ đoàn trên con tàu đánh cá San Aspring của công ty thủy sản Sanford, thuyền trưởng John Bennett đang cho xem một con mực khổng lồ mà ông và thủy thủ đoàn đã bắt được ngoài khơi vùng biển Ross xa xôi ở Nam Cực.

Trong cuộc trao đổi với kênh AP, Ông Kat Bolstad, chuyên gia nghiên cứu loài mực đến từ trường Đại học Công nghệ Auckland, trưởng nhóm phụ trách khám nghiệm loài sinh vật lạ này, đã cho biết: ”Đây là cơ hội có một không hai” để tiến hành nghiên cứu loài mực khổng lồ. Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ tìm hiểu được thói quen sinh hoạt, vị trí của nó trong chuỗi thức ăn, và số lượng biến thể di truyền của loài mực này so với các loài mực khác.

Khoảng 142.000 người từ 180 quốc gia đã xem trực tiếp quá trình khám nghiệm con mực này trên mạng Internet.

Ông Bolstad cho biết, có khả năng các vụ chạm trán với loài mực khổng lồ này vào thời cổ đại đã truyền cảm hứng cho các câu chuyện về thủy quái Kraken. Trong thần thoại Bắc Âu, thủy quái Kraken được miêu tả là một loài sinh vật biển rất lớn chuyên tấn công các tàu bè, và có một thân hình quá khổng lồ đến nỗi có thể bị lầm tưởng là một hòn đảo.


Kraken được cho là một con quái vật biển khổng lồ có khả năng đánh chìm tàu bề với các xúc tu mạnh mẽ. (Ảnh: fineartamerican.com)

Thủy quái Kraken đã được đề cập đến lần đầu tiên trong Örvar-Oddr, một cuốn truyện dân gian cổ saga của Iceland vào thế kỷ thứ 13, và sau này trong phiên bản đầu tiên của cuốn sách Systema Naturae [1735], một bộ sách phân loại các cá thể sống của tác giả, nhà thực vật học, nhà động vật học kiêm bác sỹ người Thụy Điển Carolus Linnaeus. Ông liệt Kraken vào loài động vật chân đầu (thân mềm), và đặt danh pháp khoa học cho nó là Microcosmus marinus. Mặc dù bất kỳ sự đề cập nào đến cái tên Kraken đều đã bị lược bỏ trong các phiên bản sau của cuốn sách, nhưng ông Linnaeus cũng đã miêu tả về loài sinh vật này trong công trình sau này của ông, Fauna Suecica [1746], như một loài “quái vật đặc thù được cho là đã trú ngụ tại vùng biển của Na Uy”.

(Ảnh: thebuzztime.com)

Ông Kat Bolstad đã giải thích rằng loài cá nhà táng thường ăn loài mực khổng lồ, và được biết đến với thói quen đùa giỡn với thức ăn của chúng, nên các thủy thủ có thể dễ nhầm lẫn hiện tượng này với một cuộc chiến kinh thiên động địa.

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version