Một viên sĩ quan đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động hoành tráng, có giá trị cổ vật và văn hóa khi đi săn hổ.
Tháng 4/1819, John Smith – sĩ quan người Anh có cuộc săn bắt hổ tại một khu rừng thuộc Mumbai, Ấn Độ. Bất ngờ, ông thấy một lối vào trông khá kì lạ. Sẵn tính tò mò, Smith quyết định lần theo lối đi và phát hiện ra điều đáng kinh ngạc.
Bên trong lối vào khổng lồ, trước mắt John Smith hiện ra một hang động rộng lớn, có đầy rẫy những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, khéo léo. Tiếp tục đi sâu vào hang động kì bí này, Smith thấy một dãy bức bích họa trải dài trên tường.
Tuy nhiệm, đó không phải là thứ duy nhất khiến ông sững sờ. Tiếp tục điều tra, Smith phát hiện toàn bộ hang động này là một hệ thống đền thờ phức tạp, có nhiều bức tượng bằng đá được điêu khắc tinh xảo. Ngay cả đến tận bây giờ, gần 200 năm sau khi hang động được khai quật, đây vẫn là một ẩn số rất lớn.
Toàn bộ hệ thống đền thờ có hơn 30 hang động, được gọi là hang động Ajanta. Điều đặc biệt là những tác phẩm nghệ thuật thủ công, tinh xảo xuất hiện khắp mọi nơi.
Các chuyên gia cho rằng hệ thống hang động này được xây dựng vào khoảng năm 200 TCN, là nơi để các nhà sư theo đạo Phật chuyên tu trong mùa mưa. Mỗi hang động đều có những lối đi riêng, với thiết kế độc đáo. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên bởi sự tiên tiến của xã hội cổ đại, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc.
Các hang động trên bị bỏ hoang từ thế kỷ VII. Sau khi được phát hiện, nó trở thành nơi thiêng liêng thu hút sự thăm quan của nhiều người.
Hang động có nhiều hình chạm khắc mô tả cuộc đời của Đức Phật và những lần hiện thân của ngài. Ngoài ra, nhiều bức chạm khắc tuyệt vời vẫn còn gần như nguyên vẹn đến tận bây giờ từ đường nét tới màu sắc.
Nhiều người cho rằng hang động này được xây dựng quá hiện đại so với xã hội xưa. Tại hang động 19 và 26, vào mùa hè, ánh nắng xuyên qua các lỗ hổng trên mái nhà tạo nên một điều trùng hợp tuyệt vời. Ngay cả những người khó tính cũng phải khen ngợi về kiến thức thiên văn vượt trội của công dân thời kỳ cổ đại.
Sau hơn 2000 năm xây dựng, hầu hết những kiến trúc nơi đây vẫn được bảo tồn một cách toàn vẹn. Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, việc hệ thống hang động mang giá trị lịch sử – văn hóa này vẫn tồn tại sừng sững qua thời gian dài khiến công chúng ngỡ ngàng.
Yến Yến