Đại Kỷ Nguyên

Tôn Trung Sơn chuyển thế? Kỳ nhân dự ngôn: Phục hưng Trung Hoa cần chờ sự kiện này

Chào mừng quý vị đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Nam Dương Hà Nam là nơi địa linh nhân kiệt, sinh ra Võ Hầu Gia Cát Lượng uy danh thiên cổ, lại sinh ra thánh dược Trương Trọng Cảnh tiếng tăm lưu truyền trăm đời. Ở thời cận đại cũng xuất hiện một vị kỳ nhân, ông khi sinh ra tuy tai không thể nghe, miệng không thể nói, hai tuổi mới học bò, nhưng vừa cầm bút lại có thể viết chữ. Không chỉ vậy, ông còn có năng lực tiên tri đặc biệt. Hơn nữa, người này còn nói rằng, bản thân là chuyển thế của Tôn Trung Sơn, quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc. Có thực sự như vậy không? Hôm nay, chúng ta hãy cùng xem câu chuyện về Trương Tứ Mục, một người đàn ông kỳ lạ mà cả phụ nữ trẻ em ở Nam Dương đều biết đến.

Kẻ ngốc hay thần đồng?

Vào những năm 1950, một cậu bé sinh ra trong một gia đình họ Trương ở thị trấn Vương Điếm, huyện Nội Hương, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, là con trưởng trong nhà. Đương nhiên, cha mẹ cậu rất hạnh phúc, mong cậu có thể lớn lên khỏe mạnh hoạt lạc. Tuy nhiên, dần dần cha mẹ mới phát hiện, con trai họ có vẻ khác biệt với những đứa trẻ khác.

Cậu bé Trương Tứ Mục mãi đến gần 2 tuổi mới học bò. Người dân trong làng đều cảm thấy đứa trẻ này có gì đó không ổn, cha mẹ cậu luôn tỏ ra buồn bã. Tuy nhiên, một ngày nọ, Trương Tứ Mục đã làm được một việc đáng kinh ngạc.

Vào ngày hôm đó, đoàn kế toán đại đội đến nhà lão Trương để trò chuyện. Cậu nhóc Tứ Mục đột nhiên lao ra, ngồi xổm trên mặt đất, ôm lấy cha mình, lượm viên gạch bên cạnh, trèo lên cửa và viết một chữ “cửa” (門-môn), rồi lại trèo lên bể nước và viết chữ “bể” (缸-cang). Chưa thỏa mãn, cậu lại với thân cây, viết chữ “cây” (樹-thụ). Cứ thế bên trái viết, bên phải vẽ, tay trái tay phải thành thạo như nhau, chữ viết rất đĩnh đạc. Khách khứa trò chuyện trong sân đều mắt trừng mồm ngây, cha mẹ không biết chữ bèn hỏi, đây là gì vậy?

“Nhà bác xuất nhân tài rồi”, vị khách mất một hồi mới định thần lại, vô cùng ngạc nhiên, “Đứa trẻ này không thầy tự thông, tự biết viết chữ, nhất định nhà bác phải thắp hương khấn Thần Phật!”

“Thật sao?” Cha của Trương Tứ Mục nói với vẻ mặt lộ rõ vui mừng, “Gần đây tôi thấy nó bò trên mặt đất, dùng miếng vôi hoặc thứ gì đó để vẽ những đường nguệch ngoạc trên mặt đất, trông giống như những chữ trên báo, lẽ nào đúng là chữ ư?”

“Chữ thế này còn là giả sao?” Kế toán đại đội vỗ ngực nói: “Tôi đã viết chữ nửa đời rồi, nhìn nét chữ này, so với nét chữ của học sinh cấp ba viết còn có lực hơn, thực là kỳ văn, đi thôi, chúng ta đi nói cho làng xóm thân thích, năm đó, lão hương Gia Cát Lượng của chúng ta phải vùi đầu khổ học mười năm, lần này lão Trương gia của chúng ta sinh ra một đứa bé sẵn có học vấn từ trong bụng mẹ.”

Cần phải biết rằng, ở thời đại đó, đừng nói một đứa trẻ hai tuổi, ngay cả người lớn cũng không nhất định biết chữ, cha mẹ của Trương Tứ Mục cũng không biết chữ, nên không có khả năng dạy chữ cho Trương Tứ Mục.

Cứ như vậy, một truyền mười, mười truyền trăm, tin tức như có cánh lan truyền khắp toàn bộ ngôi làng chỉ trong vài ngày. Sau đó, nhà của Trương Tứ Mục hàng năm đều đón khách hết lượt này đến lượt khác, mỗi người ôm mục đích khác nhau, đại bộ phận đến xem náo nhiệt, cũng có không ít phóng viên đến phỏng vấn đưa tin. Về bản sự siêu thường sẵn có của Trương Tứ Mục, các bậc tiền bối trong làng cho rằng, có lẽ kiếp trước cậu nhóc là một tú tài, sau khi chuyển thế nương thai mà tự học thành tài. Tuy nhiên, các phóng viên luôn nhận định: Loại hiện tượng này hiện tại chưa thể giải thích được.

Lúc bốn, năm tuổi, Trương Tứ Mục cuối cùng cũng biết đi, nhưng sau đó mẹ cậu và những người trong làng lại phát hiện một vấn đề khác. Trương Tứ Mục không những không nói được, mà còn không có phản ứng với âm thanh, thậm chí cả sấm sét đại bác cũng không sợ. Hóa ra cậu ta là một người câm điếc, trông ngây ngô, có vẻ có vấn đề về trí lực. Nhưng chữ viết của cậu ngày càng thành thục hơn, giống như nét chữ của một người trưởng thành đã luyện tập thư pháp nhiều năm.

Gia đình Trương Tứ Mục nghèo, không có tiền đi học. Trương Tứ Mục lại bị câm điếc, nên đương nhiên không thể đến trường. Thế thì làm sao cậu bé biết được nhiều chữ như vậy? Làm sao biết được hàm nghĩa của những chữ này? Ai cũng nói không rõ được.

Cậu nhóc Tứ Mục cũng không thích đồ chơi, cậu chỉ thích đọc sách, viết chữ lên tường và sàn nhà. Cậu cũng có bản sự đọc chữ viết trên không trung.

Một ngày nọ, em trai của Trương Tứ Mục là Tứ Phúc đem theo một số phóng viên về nhà. Sau khi Trương Tứ Mục nhìn thấy họ, tiện tay nhặt một viên phấn, viết chữ “đồng nhân” trên mặt đất, theo sau là bốn dấu chấm lửng, ý tứ là muốn hỏi em trai, người đến nhà là ai? Thế là, Tứ Phúc bảo khách viết tên của họ lên không trung bằng ngón tay. Cần biết rằng, khi một người viết chữ lên không trung, người đối diện nhìn thấy là ảnh ngược của chữ đó, điều này khiến việc xác định chữ đó trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, Trương Tứ Mục có thể nhanh chóng viết ra tên của họ, chỉ bằng cách liếc nhìn khi họ đang viết.

Hơn nữa, dù nét bút của chữ phức tạp kỳ quái đến đâu, Trương Tứ Mục không hề bối rối khi nhìn chữ từ xa, làm sao liếc mắt mà biết được? Nó vẫn còn là một bí ẩn.

Hơn nữa, chữ viết của Trương Tứ Mục cực kỳ đoan chính, mỗi nét bút đều tỉ mỉ, tốt hơn chữ viết của người thường, hơn nữa tay trái tay phải đều có thể viết, tay trái còn viết trôi chảy hơn tay phải.

Học vấn bẩm sinh của Trương Tứ Mục khiến rất nhiều người có học vấn cảm thấy thua kém. Có người từng muốn kiểm tra cậu, thế là viết 26 bộ “扌” (thủ-tay cầm) và 40 bộ “亻” (nhân-người) bằng phấn trên mặt đất để cậu điền vào. Thật bất ngờ, Trương Tứ Mục sau khi nhìn thấy, cười toe toét, điền toàn bộ trong một lần. Nhiều từ được điền vào dựa trên các từ và cụm từ liên quan, chẳng hạn như “擁護 – duy hộ”, “捷報 tiệp báo-tin tốt”, còn có đầu 投、đả 打、nữu 扭、đảm 擔、tảo 掃、trích 摘、phù 扶, v.v. Ngoài ra, cậu dường như có một trí nhớ siêu phàm. Đã từng có người hỏi về từ “read” (đọc) trong tiếng Anh, Trương Tứ Mục ngay lập tức nói với người khách rằng từ này xuất hiện ở các trang 177, 231, 145, 198 và 216 của tiếng Anh sách giáo khoa trung học cơ sở, không khỏi khiến cho mọi người kinh ngạc!

Tuy nhiên, mọi người đều không ngờ rằng đây chỉ là phần nổi của núi băng năng lực thần kỳ của Trương Tứ Mục.

Thuật dự trắc thần kỳ

Trương Tứ Mục còn có một bản sự độc đáo, đó là có thể tính toán chính xác tháng nhuận rơi vào tháng nào năm nào trong vòng 100 năm. Năng lực toán học, tính nhẩm và trí nhớ này thực sự người bình thường không thể sánh được.

Tuy nhiên, điều người thường không thể sánh được hơn nữa là năng lực dự trắc của cậu. Ví dụ, dự trắc thời tiết. Một ngày nọ, Trương Tứ Mục cảm thấy ngày hôm sau trời sẽ mưa, nên đã nhắc nhở dân làng cất đi những thứ mà họ sợ bị ướt. Mọi người nhìn lên trời, trong xanh vạn dặm, nắng chiếu chói chang, chẳng lẽ mưa được ư? Thế là phớt lờ lời nói của Trương Tứ Mục. Ai ngờ ngày hôm sau trời quả nhiên mưa to. Sau này, trước khi dân làng thu hoạch và phơi lúa, họ sẽ hỏi Trương Tứ Mục, và cậu sẽ nói cho mọi người biết kết quả dự trắc.

Khả năng tiên đoán của Trương Tứ Mục khiến cậu giúp được nhiều người, nhưng cũng khiến cậu nhiều lần bị cha đánh đập. Lại là chuyện gì vậy?

Hóa ra có một lần, Trương Tứ Mục nhìn thấy một người trong làng, đột nhiên cảm thấy có gì đó trong lòng, liền viết dòng chữ “người này, tháng này, năm này sẽ chết”. Kết quả đến ngày hôm đó, người đàn ông này thực sự chết vì nhồi máu cơ tim. Thế là trong làng tin tức bùng nổ, những người không biết chuyện gì xảy ra cho rằng người đàn ông này đã bị Trương Tứ Mục nguyền rủa đến chết, nên cha cậu đã đánh đập cậu rất nặng.

Một năm khác, trước kỳ thi tiểu học sơ trung, Trương Tứ Mục đã viết chính xác đề bài thi văn là “Mẹ tôi” cho một số học sinh trong làng, kết quả, những học sinh này đều thi rất tốt. Năm sau, Trương Tứ Mục một lần nữa nói với bọn trẻ trong làng đề thi văn “Tuổi thơ của tôi so với những đứa trẻ da đen” trước kỳ thi, khiến phòng giáo dục quận phải vào cuộc, phái người đi khắp nơi để tìm ra kẻ đã rò rỉ thông tin. Cuối cùng, họ đã tìm ra Trương Tứ Mục. Ở đó, họ thấy cậu ta bị câm điếc, trông có vẻ đần độn, không còn cách nào khác là để yên cho cậu, nhưng cậu vẫn bị cha đánh cho một trận.

Sau đó, Trương Tứ Mục giữ im lặng trước những câu hỏi như đề thi là gì, có tai nạn gì. Nói đến việc bị ăn gậy, đây là giai thoại về Trương Tứ Mục.

Khoảng năm 1960, Mao Trạch Đông phát động phong trào cộng sản, không cho người dân làm nông vụ, lôi kéo mọi người đại luyện gang thép, ác quả rất nhanh hiển tượng, nạn đói lớn càn quét khắp đất nước, quê hương của Trương Tứ Mục cũng không ngoại lệ. Có một lần, Trương Tứ Mục đang đói, nhìn thấy người khác lén lút ăn vụng đồ ăn trong căng tin, bất kể ai có ở đó hay không, ông nghênh ngang học theo, đến căng tin lữ đoàn để ăn vụng kiểu “quân tử”. Vào thời mà lương thực quý hơn vàng đó, ông làm như thế có thể có kết quả tốt không? Quả nhiên, sau đó ông bị người ta túm lấy đánh cho một trận. Sau này có người lấy chuyện này ra chế nhạo ông, Trương Tứ Mục hài hước đáp: “Thản thản ‘quân tử’ phúc, đỗ bì cơ phong lưu!” (bụng quân tử tuy bình thản, dạ dày đang cuộn trào cơn đói).

Bí ẩn “Di chúc của tổng thống”

Trương Tứ Mục thường ngưỡng vọng thiên không hoặc một nơi xa xăm nào đó, ông ấy đang nghĩ về điều gì? Không ai biết. Tuy nhiên, điều ông thích làm nhất là viết ra toàn văn di chúc của Tôn Trung Sơn cho những ai đến thăm. Khi đó, ông dường như biến thành một con người khác, từ vẻ ngoài ngốc nghếch thường ngày biến trở nên thần thái tràn đầy.

Đầu tiên, ông dùng phấn viết tiêu đề bằng chữ lớn hơn, sau đó viết vào dòng chữ: “Tôi đã cống hiến hết mình cho Cách mạng Quốc dân trong bốn mươi năm, với mục đích tìm kiếm tự do và bình đẳng cho Trung Quốc…” Sau khi viết xong toàn văn còn ký Tống Khánh Linh, 21/3 Tôn Văn. Toàn bộ văn chương được sắp xếp chỉnh tề, chữ viết công chính, chữ Hán giản thể và phồn thể sử dụng giao thoa, không sai chữ nào, sau khi ký xong, Trương Tứ Mục thường viết “Cách mạng chưa thành công, các đồng chí còn cần nỗ lực” dưới dạng câu đối ở cả hai mặt của bài viết. Mọi người nhìn thấy cảnh này đều rất ngạc nhiên. Trong thời đại thông tin hạn chế đó, ở một số vùng nông thôn nghèo khó, cả làng có lẽ không ai biết tìm đâu ra nội dung di chúc của Tôn Trung Sơn, làm sao Trương Tứ Mục biết được? Trong bầu không khí khủng bố đỏ của ĐCSTQ đang bao trùm cả nước lúc bấy giờ, liệu câu nói “Cách mạng chưa thành công, các đồng chí còn cần nỗ lực” có hàm nghĩa sâu xa hơn?

Trương Tứ Mục đã làm công việc đưa thư tình nguyện trong làng trong nhiều thập kỷ. Ông đặc biệt quan tâm đến chính trị. Mặc dù không bao giờ nói với ai, nhưng tất cả các tờ báo và tạp chí định kỳ được chuyển qua tay mình, từ báo khổ rộng đến báo lá cải cho đến “tin tức tham khảo” v.v. ông đều đọc kỹ. Năm 1976, sau khi biết tin chính xác về cái chết của Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông từ báo chí, ông bí mật lấy một tràng pháo nhỏ có năm mươi quả từ nhà mình, đốt pháo trong một gian phòng trống. Ông còn viết một bài thơ bằng gạch: 

Cự nghiệt nhất tiêu vạn chúng hân,
Tam thiên giang hà tận thích kim!
Trường dạ tuy mạn kim kê hiểu,
Vi ngã Trung Hoa chiếu càn khôn.

Ý tứ là, một khi tà ác bị tiêu diệt, dân chúng đều vui mừng, ba ngàn dòng sông nay được giải phóng! Đêm dài tuy lâu nhưng gà trống vàng biết rõ, chiếu sáng đất trời cho Trung Hoa của tôi.

Dù sau đó ông đã dùng chân xóa đi bài thơ, nhưng vẫn được một thanh niên phát hiện và ghi nhớ.

Mất tích ly kỳ, giải khai bí ẩn về thân thế

Một ngày năm 1992, Trương Tứ Mục biến mất. Người thân và bạn bè của ông đã tìm kiếm ông suốt nhiều ngày, nhưng không tìm thấy.

Cũng vào năm đó có một đạo sĩ, chúng ta hãy gọi ông ấy là ông A, vì ông ấy có việc phải làm, đi từ núi Võ Đang về hướng Đông Bắc. Trước khi ông A rời đi, một trong những đạo hữu tiền bối của ông đã tính toán thời gian, sau đó đưa cho ông một mảnh giấy trúc, yêu cầu ông ghé qua huyện Nội Hương, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam để giúp ông tìm gặp một người bạn cũ. Và người bạn cũ trong miệng vị đạo hữu tiền bối này chính là Trương Tứ Mục.

Khi ông A đến trấn Vương Điếm, huyện Nội Hương để tìm Trương Tứ Mục, ông mới biết Trương Tứ Mục đã mất tích nhiều ngày, chỉ nghe được những câu chuyện truyền kỳ về Trương Tứ Mục. Trên đường trở về huyện thành, ông A chợt nhớ đến tờ giấy trúc do đạo hữu tiền bối của ông tặng. Khi mở ra xem, ông thấy trên giấy có một sơ đồ Bát quái, trên đó đánh dấu đi theo phương Tốn đông nam vào ngày này tháng này. Ông A đột nhiên đại ngộ, nguyên lai đạo hữu tiền bối sớm đã biết người này mất tích từ lâu, nói giúp đi thăm bạn cũ, thực chất là nhờ ông đi tìm kiếm giúp.

Thế là ông A bỏ xe đi bộ, tìm người dọc đường. Một ngày một đêm sau, nhìn thấy một bóng người lắc lư như người say trên đường rẽ sang một thôn trang ở làng Hậu Pha, thành Đặng Châu. Người đàn ông này quần áo xộc xệch, mặt đầy vết bầm tím, trông như bị đánh. Sau một hồi hoa chân múa tay, mới biết người này chính là Trương Tứ Mục.

Thì ra hôm trước Trương Tứ Mục đi lang thang xin ăn tại một hộ ở làng Hậu Pha, bà chủ tốt bụng thương hại nên giữ ông ở nhà, cho ăn vài bữa cơm ngon. Trời mưa suốt đêm, không ngờ nam chủ nhân sau đó quay về nhà, nổi cơn ghen, đánh đập một trận nặng nề rồi ném ra khỏi cửa. Trương Tứ Mục tội nghiệp đột nhiên biến thành một con gà mắt đen lang thang, quả là nhà đã dột lại mưa suốt đêm.

Ông A đưa Trương Tứ Mục đến ven đường nghỉ ngơi, lấy ra một ít thức ăn trong túi mang theo bên mình. Trương Tứ Mục đã rất đói, nên gắp thức ăn lên ăn ngấu nghiến. Lúc này, ông A làm cử chỉ trên không bằng tay để đặt câu hỏi, đồng thời viết trên mặt đất để bắt đầu cuộc trò chuyện kỳ ​​lạ.

Tục ngữ có câu: Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu – gặp được tri kỷ, rượu ngàn chén vẫn ít. Ông A và Trương Tứ Mục mời có chút duyên gặp gỡ ngắn ngủi, tưởng đàm đạo chưa nổi một tách trà. Nhưng khi ông A trải mảnh khăn giấy mà đạo hữu tiền bối đưa cho ông trước mặt Trương Tứ Mục, Trương Tứ Mục đột nhiên như bị thứ gì đó va phải, nước mắt chợt chảy ra từ đôi mắt sưng tấy. Nói xa nói gần, nói đến thân thế bí ẩn của mình, Trương Tứ Mục đã viết một câu thơ:

使君俠膽問宿因
蒼茫大地起風雲
中華不死歸寒夢
百年一嘆罪孫文

Sử quân hiệp đảm vấn túc nhân
Thương mang đại địa khởi phong vân
Trung Hoa bất tử quy hàn mộng
Bách niên nhất thán tội Tôn Văn

Lần này đến lượt ông A kinh ngạc. Ông nhớ lại những gì mà đạo hữu tiền bối đã nói. Trương Tứ Mục nói với ông, rằng Trung Hoa Dân Quốc nguyên là một con rồng xanh bảo vệ linh giới trên thiên thượng, trong khi ĐCSTQ xuất hiện trên thiên thượng với tư cách là một con rồng ác màu đỏ, nó không tuân thủ Thiên quy, nên thường xuyên chiến đấu chống lại con rồng xanh lương thiện, thường thường là rồng ác màu đỏ thất thế, rồng xanh tha chết cho nó, nhưng mấy chục năm gần đây rồng ác đỏ thắng thế, bởi vì nó nuốt trộm một hạt ngũ tinh châu được trảm trên linh giới, có thể chống đỡ cho nó lộng hành trăm năm, chính vì thế tại nhân gian, ĐCSTQ đã thắng thế, đánh đuổi Trung Hoa Dân Quốc, chiếm cứ Trung Nguyên. Và kiếp trước của Trương Tứ Mục là có liên quan đến đại sự này.

“Lẽ nào kiếp trước bác chính là Dật Tiên quân?” Mặc dù trước đó ông A đã nhận được sự chỉ điểm của đạo hữu tiền bối, nhưng trong tâm vẫn có nghi hoặc, muốn xác thực!

“Đúng vậy, quá khứ đã như dòng nước trôi qua, để lại một cái tên thầm lặng cho thế nhân!” Trương Tứ Mục viết trên mặt đất.

“Bác đã chiến đấu hết mình vì dân tộc Trung Hoa, thiên địa có thể chứng giám, vì sao hiện tại lạc vào hoàn cảnh này?” Ông A nhìn Trương Tứ Mục tàn tật và rách rưới, trong tâm vô cùng thương xót.

“Thiên lý phân minh, hết thảy đều có nhân từ kiếp trước, Tứ Mục kiếp này phải chịu đại tội, đều là vì nhân quả tiền thế tạo thành!” Trương Tứ Mục dường như điều gì cũng minh bạch.

“Nói thế nào đây?” Trong lòng ông A đầy thắc mắc.

“Chao ôi! Chuyện dài lắm. Bạn có biết sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của Tôn Văn là gì không?” Trương Tứ Mục hỏi.

“Có phải vì không kịp thành lập Quốc quân Cộng hòa, nên bọn quân phiệt trở nên hung hãn, gian nghịch soán quốc, khiến nhân dân không được thanh bình?” Ông A hỏi.

“Không, sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của Tôn Văn là ác quả của một câu ‘Liên Nga liên Cộng’ đã ảnh hưởng đến hậu thế. Nguyên văn nghĩ muốn sử dụng lực lượng và sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Nga, nhưng không ngờ cuối cùng dẫn sói vào nhà, hủy diệt Hoa Hạ, đoạn đứt huyết mạch của chúng ta, đúc thành sai lầm lớn. Đây là sự trừng phạt công bằng nhất mà Thượng Thiên ban cho tôi trong cuộc đời này!” Trương Tứ Mục đáp.

Dưới đây là một giới thiệu nhỏ về lịch sử đương thời. Ngày 20 tháng 1 năm 1924, Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân đảng Trung Quốc được tổ chức tại Quảng Châu. Hội nghị do Tôn Trung Sơn chủ trì. Những người Cộng sản Lý Đại Chiêu, Mao Trạch Đông, Lâm Bá Cừ, Cù Thu Bạch và những người khác đã tham dự hội nghị. Đại hội đã thông qua tuyên bố về đảng chương được soạn thảo với sự giúp đỡ của những người Cộng sản, xác định ba chính sách lớn: liên Nga, liên Cộng, hỗ trợ công nông.

“Ồ, bác cũng có ý tốt đấy! Được rồi được rồi, đừng nói về những chuyện đã qua đáng tiếc này.” Ông A thấy Trương Tứ Mục có chút xúc động liền an ủi, nhưng sau đó ông nghĩ lại, quả thực là như vậy. Có chính sách liên minh này của Tôn Trung Sơn, mới dẫn đến Tưởng Giới Thạch hợp tác Quốc – Cộng, cuối cùng trái lại bị ĐCSTQ thắng thế, dẫn đến Trung Hoa Dân Quốc cuối cùng phải dời về Đài Loan, nói ra quả thực là dẫn sói vào nhà, tự gánh lấy hậu quả.

Trương Tứ Mục dường như biết ông A đang nghĩ gì, mỉm cười buồn bã và viết: “Đúng vậy, hưng cũng vậy, vong cũng vậy, nhưng chúng ta không thể chấp nhận được tai họa mà nó đã mang đến cho dân tộc! Dị tặc nhập phòng, thực là thiên cổ đại kiếp!”

“Không có biện pháp nào cứu vãn được sao?”

“Kim kê đầu thượng nhất luân toàn, tẩy tịnh tâm khấu thiên nhật khoan…. Bạn có lẽ sẽ thấy nó, bạn có thể thấy nó.” Trương Tứ Mục viết.

Ông A hơi bối rối, nên Trương Tứ Mục lại vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất, ở giữa có một chữ Vạn lớn, các biểu đồ Thái Cực và những chữ Vạn nhỏ ở trên, dưới, trái và phải của chữ Vạn, rồi viết bên cạnh: “Thử luân nhất chuyển, nhân tâm quy thiên; Trung Hoa trầm oan, bát vân kiến Thiên!” (Vòng tròn này hễ chuyển, nhân tâm sẽ hướng lên thiên thượng, Trung Hoa chìm trong oan khuất bấy lâu, sẽ vén mây đen thấy trời xanh)  Sau khi viết xong, Trương Tứ Mục dùng tay xoay một vòng trên không, sau đó chỉ vào ông A, biểu cảm này rõ ràng là hạnh phúc tự đáy lòng.

Ngày hôm đó, ông A và Trương Tứ Mục nói chuyện về nhiều chủ đề. Sau đó, ông A bận việc nên đã giao Trương Tứ Mục cho một nông dân địa phương nhiệt tình, nhắn tin về nhà, rồi chào tạm biệt và tiếp tục cuộc hành trình! Gia đình Trương Tứ Mục sau đó đã đưa ông về.

Khi rời nhà đi, có thể Trương Tứ Mục đã e ngại, không muốn gây phiền toái cho gia đình mình, hoặc có thể ông thân tàn ý lạnh, không muốn thu hút sự chú ý của thế nhân nữa. Trương Tứ Mục đã nói với ông A, hy vọng ông A đừng viết về thân thế của Trương Tứ Mục khi còn sống. Vài năm sau, Trương Tứ Mục lại biến mất, sau khi trở về lần đó, năng lực kỳ lạ của ông đột nhiên biến mất, trên đầu có một vết thương lớn, không lâu sau thì qua đời. Nghe nói, Trương Tứ Mục từng dự ngôn, nếu ông chết sau mẹ mình, ông sẽ có thể nói chuyện bình thường, phục hồi trở lại bình thường. Thật không may, ông đã qua đời bên cạnh mẹ mình… mọi chuyện có thể là ý trời.

Nghe nói, Trương Tứ Mục từng viết dưới tờ lịch năm 2019, nhưng không ai có thể nhớ được cụ thể là chữ nào, chỉ có thể đoán có lẽ ông đã viết về đại sự gì đó sẽ xảy ra vào năm 2019. Bây giờ nhìn lại, có vẻ như với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào năm 2019, cục diện thế giới bắt đầu phát sinh biến hóa cự đại. Đây có phải là sự kiện mà Trương Tứ Mục muốn chỉ ra? Chúng tôi không biết nữa.

Câu chuyện về Trương Tứ Mục khá nổi tiếng ở Nam Dương, Hà Nam. Vào giữa những năm 1990, đài truyền hình Nam Dương và tạp chí “Đời sống phụ nữ” đã đưa tin về sự tích của ông. Nhiều người Nam Dương sinh vào những năm 1970 và 1980 có thể vẫn còn nhớ đến ông. Câu chuyện của ông đến nay vẫn không ít người thán phục.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version