Đại Kỷ Nguyên

“Trái đất dị thường”: Điểm danh 10 phát hiện đáng kinh ngạc năm 2018

"Trái đất dị thường": Điểm danh 10 phát hiện đáng kinh ngạc năm 2018

Ảnh: ĐKN

Sinh vật sống lại từ “mộ băng” 42.000 năm, hạt ma quỷ, cực quang “ma quái”, thành phố thất lạc nhiều thế kỷ bỗng lộ diện trong rừng… cho thấy trái đất dị thường hơn chúng ta nghĩ.

1. Sự sống kỳ dị: Phát hiện một dạng thức DNA mới trong tế bào chúng ta

Ảnh: Chris Hammang

Sự sống trên trái đất vẫn là một điều mà khoa học chưa thể hiểu rõ hoàn toàn. Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature Chemistry phát hiện ra một cấu trúc DNA kỳ dị “i-motif “, trông như một nút bốn sợi và có thể biến hình, chứ không phải dạng xoắn kép thông thường. DNA biến hình này hiện diện cả trong… con người chúng ta.

2. Neutrino, tức “ Hạt ma quỷ”

Ảnh: Courtesy of IceCube Neutrino Observatory

“Ghost Particle”, tức hạt ma quỷ, là tên mà các nhà khoa học đã đặt cho neutrino. Đó là một hạt khó hiểu, vô hình, không thể nắm bắt, có nguồn gốc vũ trụ, có thể đi xuyên qua vật chất, xuyên qua cả trái đất như một bóng ma mà gần như không bị ảnh hưởng bởi các định luật vật lý thông thường.

3. Điểm mặt sinh vật tỉ năm tuổi dưới đáy biển từ giai đoạn đầu của trái đất

Ảnh: CAB/IPBSL

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một “sinh quyển bóng tối” không hề thay đổi gì trong suốt hàng tỉ năm, từ khi trái đất còn non trẻ và bắt đầu có sự sống. Sinh quyển này nằm sâu 613 m dưới đáy biển và chứa đầy vi khuẩn lam – loài sinh vật mà khoa học tin rằng có thể hiện diện ở nhiều hành tinh khác, bởi nó đã sống tốt ở nơi dường như không có điều kiện gì hỗ trợ sự sống.

4. Con sóng “ác mộng”

Ảnh: Vaaju

Một bức tường nước 24 m được trái đất dựng nên ở ngoài khơi bờ biển Nazaré – Bồ Đào Nha được xác định là con sóng lớn nhất thế giới.

5. “Cao tốc ngầm” dưới đáy biển

Một thành phố kỳ lạ dưới đáy biển Tasman (nằm giữa Úc và New Zealand) được tạo thành từ nhiều ngọn núi lửa, thung lũng, cao nguyên và kể cả một con đường cao tốc được thiên nhiên xây nên đã trở thành thế giới của vô số các mập, cá voi. Con đường cao tốc qua thành phố này nhiều năm qua được cá voi sử dụng làm đường di cư.

6. Bộ lạc chim cánh cụt “ẩn dật” trên quần đảo hoang

Ảnh: Thomas Sayre McChord, Hanumant Singh, Northeastern University, © Woods Hole Oceanographic Institution

Trong khi chim cách cụt đang dần biến mất ở khắp các miền của Nam Cực, vệ tinh của NASA lại bất ngờ phát hiện trên Quần đảo Nguy Hiểm (Danger Islands), nơi tưởng chừng là chốn hoang vu, bỗng xuất hiện… 1,5 triệu chú chim cánh cụt Adélie đang lạch bạch di chuyển khắp khu vực. Đây là một “bộ lạc nguyên thủy” đã tồn tại 2.800 năm, không bị con người phát hiện.

7. Cổ thành Maya bất ngờ xuất hiện giữa rừng già

Ảnh: American Association for the Advancement of Science

Một đại đô thị Maya uy nghi đã bị khu rừng già ở Guatemala giấu kín suốt nhiều thế kỷ. Một công nghệ mới giúp phân biệt cấu trúc tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt trái đất đã ghi hình được một vùng rộng lớn với hàng chục ngàn đất nông nghiệp, nhà cửa, cung điện, trung tâm nghi lễ, đường giao thông, kênh tưới tiêu, hồ chứa và kim tự tháp bị bỏ hoMang giữa rừng mà bấy lâu không ai biết.

8. Cực quang bất thường trên bầu trời Canada

Ảnh: Dave Markel Photography

Một dải sáng màu tím nhảy múa suốt 1 thập kỷ trên bầu trời Bắc Canada, được người dân đặt tên là “Steve”. Các nhà khoa học đã điên đầu lý giải nó là gì. Về hình thức, nó không khác một dải cực quang. Nhưng cực quang được tạo thành từ các hạt tích điện đặc trưng trong bầu khí quyển của trái đất, Steve thì không. Khoa học chỉ có thể kết luận nó là… Steve, một “phi cực quang” ma quái.

9. 1 tỷ tấn kim cương dưới lòng đất

Ảnh: Shutterstock

Bạn thực sự đang bước đi trên đống kim cương vì 144-241 km sâu bên dưới, trái đất sở hữu một lớp kim cương cực dày được tạo thành từ các quá trình địa chất. Có thể nói, trái đất đã khá xa hoa khi xây dựng nền móng cho phần vỏ trù phú. Ước tính có khoảng 1.000 triệu tấn kim cương dưới lòng đất.

10. “Quái vật mộ băng” 42.000 năm sống lại, đòi ăn

Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trong thời kỳ thời kỳ Pleistocene, một số loài giun cực nhỏ sống trong đất bị đóng băng khi nhiệt độ trở lạnh. Sau 42.000 năm, các nhà khoa học đem chúng về từ mẩu băng vĩnh cửu ở Siberia. Họ rã đông. Chúng sống dậy và bắt đầu ăn.

Một nhóm khác cũng gặp tình huống tương tự với những con amip đông lạnh 30.000 năm tuổi.

Quang Khánh

Exit mobile version