Trong bài nói chuyện tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ngày 05/11/1981, TS Colin Patterson tiết lộ có nhiều sự thật về sự sống ở cấp độ phân tử mâu thuẫn với thuyết tiến hóa, điển hình là trình tự của acid amin. Ông kết luận: “Giá trị giải thích của giả thuyết về tổ tiên chung là zero” … 

Cái mà Colin Patterson gọi là “Giả thuyết về tổ tiên chung” chính là “Cây sự sống của Darwin” (Darwin’s Tree of Life). Thật thú vị khi ông nói rõ đó là một GIẢ THUYẾT chứ không phải một lý thuyết đã được chứng minh. Vậy giả thuyết về cây sự sống của Darwin có thể chứng minh được không? Tiểu luận này sẽ đưa ra một kết luận dứt khoát, một lần và mãi mãi.

Cây sự sống của Darwin

Vào một ngày Tháng 7 năm 1837, Charles Darwin mở một trang mới trong cuốn sổ tay bọc da màu đỏ của ông, viết mấy chữ khởi đầu, “Tôi nghĩ rằng” (I think), rồi vẽ một sơ đồ dưới dạng một cái cây phân nhánh mà sau này được gọi là “Cây sự sống của Darwin” (Darwin’s Tree of Life), thể hiện tham vọng mô tả thế giới sinh vật đa dạng, phức tạp, nhưng có chung một nguồn gốc – từ nguồn gốc ấy sự sống phát triển theo hướng “tiến hóa” phân kỳ từ bậc thấp lên bậc cao, từ thân đến cành, từ cành đến nhánh, từ nhánh đến chi-nhánh, từ chi-nhánh đến chi-nhánh-con, v.v. … Vậy là ông thầy tiến hóa đã tạo ra một mô hình lý thuyết để các học trò của ông tiếp tục hiện thực hóa thành những mô hình phát triển sự sống trong  thực tế, sao cho mỗi nút phân nhánh trên cây sự sống tương ứng với một loài sinh vật cụ thể. Công việc này gần giống như việc lập gia phả của các dòng họ, nhưng khác nhau ở chỗ: trong khi mỗi nút phân nhánh trong gia phả của các dòng họ là kết quả của một cuộc hôn nhân thì mỗi nút phân nhánh trên cây sự sống là kết quả của một cuộc … “tiến hóa”. Nhận xét này gợi ý rằng việc lập gia phả cho các dòng họ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thiết lập cây sự sống trong thực tế, vì các cuộc hôn nhân được mọi người chứng kiến, trong khi việc xác định họ hàng giữa các sinh vật là một việc làm chủ quan của một số “chuyên gia” dựa trên những nguyên tắc có thể sai lầm, không được toàn thể giới sinh học đồng thuận. Thật vậy:

Muốn xác định loài sinh vật tương ứng với mỗi nút phân nhánh trên cây sự sống, các nhà tiến hóa phải tiến hành khảo sát, phân loại và hệ thống hóa những sinh vật mà họ quan sát được, sao cho loài nào vào loài ấy, giống nào vào giống ấy, lớp nào vào lớp ấy, họ nào vào họ ấy, … qua đó sẽ thấy rõ sinh vật nào là “tổ tiên” của sinh vật nào, sinh vật nào là “hậu duệ” của sinh vật nào, … Những nghiên cứu phân loại như thế được gọi là “phân loại học” (taxonomy), và những nghiên cứu hệ thống hóa như thế được gọi là “hệ thống học” (systematics). Việc phân loại và hệ thống hóa thường đi liền với nhau, vì thế nhà phân loại học thường cũng đồng thời là nhà hệ thống học. 

Nếu việc phân loại và hệ thống hóa sinh vật trong 187 năm qua (kể từ ngày Darwin vẽ ra cây sự sống) đã đạt được những thành tựu đáng tin cậy thì Darwin xứng đáng được coi là người vĩ đại nhất trong số tất cả những người vĩ đại từng xuất hiện trong toàn bộ lịch sử của nền văn minh. NHƯNG …

Đúng vào dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Darwin và 150 năm ngày ra mắt cuốn “On the Origin of Species” (Về nguồn gốc các loài) của Darwin, nhân loại đã chứng kiến một cuộc bùng nổ những bài báo vạch trần SAI LẦM của Darwin:

● “DARWIN ĐÃ SAI” (Darwin was wrong)[1], một tuyên bố hùng hồn ngay trên trang bìa 1 của tạp chí New Scientist ở Anh, số 2692, ngày 24-30/01/2009, trong đó nêu rõ 9 lý do khoa học chứng minh Darwin sai[2].

● “Nhổ rễ cây Darwin” (Uprooting Darwin’s tree)[3], bài của Ban biên tập tạp chí New Scientist, ra ngày 21/01/2009

● “Tại sao Darwin sai về cây sự sống?” (Why Darwin was wrong about the tree of life)[4], bài trên New Scientist ngày 21/01/2009.

● “Thuyết tiến hóa: Charles Darwin sai về cây sự sống” (Evolution: Charles Darwin was wrong about the tree of life)[5], bài trên tờ The Guardian ở Anh, ngày 21/01/2009.

Đọc chừng ấy bài báo, bạn sẽ hiểu tại sao cây sự sống đã và đang bị nhổ rễ. Nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ lỡ tài liệu sau đây:

● “Bài nói chuyện của Tiến sĩ Colin Patterson tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Mỹ ở New York, ngày 05/11/1981” (Speech by Dr. Colin Patterson at the American Museum of Natural History, New York City, November 5, 1981).

Trong bài nói chuyện này, TS Patterson chỉ ra rằng trình tự acid amin trong các chuỗi polypeptide mâu thuẫn với phân loại học và hệ thống học của Thuyết tiến hóa. Sự thật này lộ ra quá rõ đến nỗi ông thẳng thắn tuyên bố:

Giá trị giải thích của giả thuyết về tổ tiên chung là zero” (Explanatory value of the hypothesis of common ancestry is nil!)

Vì giả thuyết về tổ tiên chung chính là cây sự sống của Darwin nên tuyên bố của Patterson có thể được nhắc lại dưới dạng dễ hiểu như sau:

Cây sự sống của Darwin không có giá trị về mặt khoa học!

Tất nhiên giới tiến hóa không muốn bạn biết bài nói chuyện của Colin Patterson. Nhưng bạn có thể tìm thấy toàn văn bài nói chuyện này tại các địa chỉ sau đây:

Trong số RẤT NHIỀU bằng chứng do Patterson đưa ra nhằm chứng tỏ cây sự sống của Darwin không có giá trị khoa học, bằng chứng về trình tự acid amin là một trong những bằng chứng NẶNG KÝ nhất.

Tại sao?

Vì trình tự của acid amin tiết lộ THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG! Nói cách khác, trình tự của acid amin tiết lộ bản THIẾT KẾ CỦA SỰ SỐNG!

Chú ý rằng các cỗ máy khác nhau có thể sử dụng nhiều “linh kiện” giống nhau, nhưng khác nhau ở bản thiết kế. Thiết kế của một cỗ máy mới là yếu tố quyết định chức năng và công dụng của chiếc máy đó. Trình tự acid amin là một trong những đặc trưng cơ bản của bản thiết kế sự sống! Do đó, bất chấp những bộ phận cơ thể có hình dạng hoặc cấu trúc giải phẫu gần giống nhau, các loài sinh vật vẫn hoàn toàn khác nhau nếu chúng có bản thiết kế khác nhau. Vậy hãy so sánh bản thiết kế của những sinh vật mà thuyết tiến hóa coi là có họ hàng rất gần gũi với nhau để xem thiết kế của chúng có giống nhau hay không. Muốn thế, hãy so sánh trình tự acid amin của những sinh vật được thuyết tiến hóa coi là anh em họ hàng gần gũi nhất. Nếu trình tự acid amin của những sinh vật này giống nhau thì thuyết tiến hóa đúng. Ngược lại, nếu trình tự acid amin không giống nhau thì thuyết tiến hóa sai.

Trình tự acid amin mâu thuẫn với thuyết tiến hóa

Version 1.0.0

Trong cuốn sách ra mắt ngày 01/01/1984 nhan đề “Darwin Was Wrong – A Study in Probabilities” (Darwin SAI – Một nghiên cứu về xác suất), tác giả I. L. Cohen, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học New York, thành viên Viện khảo cổ Mỹ, đã kết luận một cách dứt khoát, rõ ràng và mạnh mẽ rằng:

Darwin sai rồi … Thuyết tiến hóa có lẽ là sai lầm tệ hại nhất trong lịch sử khoa học” (Darwin was wrong… The theory of evolution may be the worst mistake made in science)[6].  

Nhưng giống như những con đà điểu rúc đầu xuống cát để khỏi nhìn thấy sự thật, nhiều môn đệ của Darwin vẫn bám lấy niềm tin cho rằng sự tương đồng về hình thái là bằng chứng cho thấy sinh vật có tổ tiên chung. Nói cách khác, toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ Darwin trở đi, đều dựa trên một “TIÊN ĐỀ” cho rằng những sinh vật có hình dạng tương tự giống nhau ắt phải bắt nguồn từ một tổ tiên chung!

Để tiện cho việc thảo luận, xin gọi tiên đề này là “Tiên đề về tính đồng dạng”. Một trong những người truyền bá tiên đề này mạnh mẽ là Ernst Haeckel (1834-1919), một giáo sư động vật học tại Đại học Jena ở Đức, tác giả của những hình vẽ giả mạo về bào thai giống nhau nhằm thuyết phục mọi người tin vào tiên đề về tính đồng dạng. Mỉa mai thay, hình vẽ giả mạo ấy đã được giới tiến hóa, bao gồm cả Darwin, sử dụng trong một thời gian rất dài để biện hộ cho thuyết tiến hóa, thậm chí đã được đưa vào sách giáo khoa trên khắp thế giới nhằm biến niềm tin của giới tiến hóa thành một “chân lý hiển nhiên”. Nhưng phúc lắm thay, luôn luôn có những người sáng suốt không tin vào tiên đề về tính đồng dạng, điển hình là Louis Pasteur – “nhà sinh học vĩ đại nhất mọi thời đại”[7] (David Coppedge).

Thật vậy, với tuyên bố, “Sự tương tự giống nhau không thể dùng làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)[8], Louis Pasteur đã thể hiện rõ quan điểm chống thuyết tiến hóa và chống Darwin. Điều này giải thích tại sao Pasteur và Darwin không nói chuyện với nhau trong dịp hai ông cùng tham dự Hội nghị Y khoa quốc tế ở London năm 1881[9].

Dưới ánh sáng của sinh học phân tử trong thế kỷ 20, một người trung thực sẽ ngày càng có thêm bằng chứng ủng hộ Pasteur và chống lại Darwin. Đó chính là những gì TS Colin Patterson, viện sĩ Viện hàn lâm Anh (tức Hội Hoàng gia Anh), đã tiết lộ trong bài nói chuyện của ông tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ngày 05/11/1981. Thật vậy, trong số RẤT NHIỀU sự thật mà Patterson đã công bố, có nhiều sự thật cho thấy trình tự acid amin mâu thuẫn với phân loại học và hệ thống học tiến hóa. Sau đây là một trường hợp cụ thể:

Nghiên cứu trình tự acid amin tạo thành “hemoglobin alpha” – một loại protein có 143 acid amin nối dài với nhau theo một trình tự xác định – của 3 sinh vật khác nhau gồm Rắn lục (R), Cá sấu (C), và Gà (G), các nhà sinh học phân tử đã thu được những kết quả như sau:

  • Trong 143 acid amin, R và C có 8 acid amin có trình tự giống nhau, vậy tỷ lệ tương đồng về trình tự acid amin giữa R và C (ký hiệu là RC) là: RC = 8/143 = 5,6%.
  • Trong 143 acid amin, C và G có 25 acid amin có trình tự giống nhau, vậy tỷ lệ tương đồng về trình tự acid amin giữa C và G (ký hiệu là CG) là: CG = 25/143 = 17,5%
  • Trong 143 acid amin, R và G có 15 acid amin có trình tự giống nhau, vậy tỷ lệ tương đồng về trình tự acid amin giữa R và G (ký hiệu là RG) là: RG = 15/143 = 10,5%

Kết quả trên rõ ràng là mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Thật vậy, theo thuyết tiến hóa, R và C có họ hàng rất gần nhau (cùng là bò sát), trong khi cả R lẫn C đều có liên hệ họ hàng rất xa với G, nên ta phải có:

Nhưng thực tế hoàn toàn trái với (*):

RC = 5,6% < RG = 10,5% < CG = 17,5%

Colin Patterson kết luận:

Lý thuyết đưa ra một dự đoán, chúng tôi đã kiểm tra và dự đoán đó bị bác bỏ một cách rõ ràng … Có điều gì đó không ổn với lý thuyết” (The theory makes a prediction, we’ve tested it and the prediction is falsified precisely … Something is wrong with the theory).

Ông tiết lộ thêm:

So sánh trinh tự acid amin tạo thành myoglobin” cũng cho những kết quả mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Thật vậy, so sánh trình tự acid amin trong myoglobin gồm 153 acid amin của 3 sinh vật là Thằn lằn, Cá sấu và Gà, kết quả cho thấy:

Tỷ lệ tương đồng về trình tự acid amin giữa Thằn lằn và Cá sấu = Tỷ lệ tương đồng về trình tự acid amin giữa Thằn lằn và Gà = 16/153 = 10,5%.

Đó là một NGHỊCH LÝ, vì theo thuyết tiến hóa, Thằn lằn có họ rất gần với Cá sấu (cùng là bò sát), trong khi có họ rất xa với Gà (một loài chim).

Chưa hết, Colin Patterson còn tiết lộ rằng trình tự của nucleotide trong DNA cũng mâu thuẫn với thuyết tiến hóa!

Trình tự nucleotide mâu thuẫn với thuyết tiến hóa

Nếu acid amin được kết nối theo một trình tự xác định để tạo nên các chuỗi polypeptide thì nucleotide cũng được xếp đặt theo một trình tự xác định để tạo thành DNA. Vậy trình tự nucleotide trong DNA của những sinh vật được coi là có họ hàng rất gần nhau có giống nhau không? Chẳng hạn, người và các loài khỉ vượn được coi là có họ hàng rất gần nhau (cùng là linh trưởng), vậy trình tự nucleotide của những loài linh trưởng này có tương đồng với nhau không?

Câu trả lời là KHÔNG! Tỷ lệ tương đồng rất thấp! Colin Patterson nói:

Một điều cuối cùng, ở cấp độ DNA, chúng ta cũng có một vấn đề về tính tương đồng. Tính tương đồng có nghĩa là gì đối với DNA? Quy trình căn chỉnh giống với trình tự protein, đó là một công việc hoàn toàn mang tính thống kê nhưng vì trong DNA, chúng ta chỉ có 4 nucleotide có thể có ở bất kỳ vị trí nào, chúng ta mong đợi sự trùng khớp 25% chỉ do ngẫu nhiên. Trong số 5 loài có quan hệ họ hàng rất gần này, chỉ có 7% sự trùng khớp …” (One last thing, at this level of DNA, the level of DNA, we also have a problem of homology. What does homology mean in terms of DNA? The alignment procedure is the same with protein sequences, its a purely statistical business but because in DNA we only have 4 possible nucleotides in any one position, we expect a 25% match by chance alone. Amongst these 5 very closely related species there is only a 7% match …).

5 loài có quan hệ họ hàng rất gần được nhắc đến trong trích đoạn nói trên là[10]:

  • A = man (người)
  • B = chimp (tinh tinh)
  • C = gorilla (khỉ đột)
  • D = orang (đười ươi)
  • E = gibbon (vượn)

Nếu tỷ lệ tương động về trình tự nucleotide giữa người và các loài khỉ vượn chỉ có 7% thì có nghĩa là sự khác biệt giữa người và khỉ vượn RẤT LỚN! Sự thật này hoàn toàn trái với cái mà giới tiến hóa thường rêu rao, rằng bộ gene của người và tinh tinh giống nhau tới 98% (!!!). 

Thay lời kết

Ngày xưa Galileo Galilei từng viết luận văn “Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới” (The Dialogue of the Two World Systems) để bảo vệ mô hình vũ trụ nhật tâm của Copernicus. Ngày nay có lẽ cũng nên có một cuộc “Đối thoại giữa hai hệ thống sinh học: sinh học thật và giả-sinh học” (Dialogue of the Two Biological Systems: True biology and pseudo-biology). Cụ thể, sinh học của Pasteur và Mendel là sinh học thật, vì nó phản ánh đúng sự thật; sinh học của Darwin là giả-sinh học, vì nó phản ánh sai sự thật. Đoạn đối thoại ngắn sau đây là một gợi ý cho một luận văn kiểu Galilei, áp dụng cho sinh học:

  • Nếu “mổ xẻ” hoặc tháo rời tất cả các linh kiện của một chiếc xe hơi Toyota và một chiếc xe máy Honda, chúng ta sẽ thấy hai cỗ máy này có rất nhiều bộ phận / linh kiện / phụ tùng / thành phần giống nhau. Liệu khi đó có thể nói hai cỗ máy này có họ hàng gần gũi với nhau và có chung một nguồn gốc không?
  • Không!
  • Vậy cớ sao lại nói người và khỉ vượn có chung một nguồn gốc chỉ vì người và khỉ vượn có nhiều bộ phận giống nhau?
  • Không so sánh thế được, vì người và khỉ vượn không chỉ giống nhau về hình thái học, mà còn giống nhau ở bộ gene tới 96% đấy!
  • Bạn nói chưa chính xác, phải nói là bộ gene của người và khỉ vượn giống nhau tới 98,8% mới đúng!
  • Nếu vậy thì càng tốt cho thuyết tiến hóa!
  • Không! Chẳng có gì tốt cả. Dù tỷ lệ % ấy cao bao nhiêu thì đó vẫn chỉ là sự giống nhau ở các vật liệu được sử dụng để tạo nên cỗ máy bằng xương bằng thịt là con người và khỉ vượn mà thôi. Sự giống nhau này chẳng khác gì sự giống nhau giữa chiếc xe Toyota và chiếc xe máy Honda. Không thể vì thế mà nói người và vượn có chung nguồn gốc được. Càng không thể nói chiếc xe máy “tiến hóa” thành chiếc xe Toyota được! Đó là lý do để Louis Pasteur, nhà sinh học vĩ đại nhất, tuyên bố “Sự tương tự giống nhau không thể dùng làm bằng chứng”. Đó là chưa nói đến những sự thật mâu thuẫn với thuyết tiến hóa mà Colin Patterson đã tiết lộ trong bài nói chuyện của ông tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Mỹ ở New York ngày 05/11/1981.
  • Những sự thật gì vậy?
  • Bạn hãy đọc kỹ bài nói chuyện của Colin Patterson, đã được công bố trên mạng, để thấy trình tự acid amin trong protein và trình tự nucleotide trong DNA mẫu thuẫn với phân loại học và hệ thống học tiến hóa ra sao. Mâu thuẫn này lớn đến nỗi Colin Patterson phải kết luận rằng thuyết tiến hóa có hại cho phân loại học và hệ thống học. Nói cách khác, việc phân loại và hệ thống hóa sinh vật theo cây sự sống của Darwin là sai lầm hoàn toàn. Đó là lý do tạp chí New Scientist và tờ The Guardian ở Anh ngày 21/01/2009 cùng tuyên bố: “Darwin was wrong about the tree of life” (Darwin đã SAI về cây sự sống).       

Và bây giờ là lúc phải có một kết luận dứt khoát, một lần và mãi mãi:

Trình tự của acid amin trong protein và trình tự của nucleotide trong DNA tiết lộ THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG, tức bản THIẾT KẾ CỦA SỰ SỐNG. Do đó, sự khác biệt về trình tự của acid amin cũng như của nucleotide nói lên sự khác biệt thực sự giữa các sinh vật khác nhau. Việc phân loại sinh vật dựa trên sự tương đồng về hình thái là SAI LẦM CƠ BẢN / SAI LẦM GỐC RỄ của cây sự sống của Darwin. Đó là lý do để Colin Patterson tuyên bố:

“Giá trị giải thích của giả thuyết về tổ tiên chung là zero” (Explanatory value of the hypothesis of common ancestry is nil)!

Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.


[1] https://www.newscientist.com/issue/2692/ 

[2] https://huyenhoc.wordpress.com/2012/09/22/9-ly-do-chung-minh-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-la-sai/

[3] https://www.newscientist.com/article/mg20126923-000-editorial-uprooting-darwins-tree/

[4] https://www.newscientist.com/article/mg20126921-600-why-darwin-was-wrong-about-the-tree-of-life/

[5] https://www.theguardian.com/science/2009/jan/21/charles-darwin-evolution-species-tree-life

[6] https://creationdesign.org/english/commentsonevolution.html

[7] David Coppedge là một nhà khoa học cao cấp của NASA https://crev.info/scientists/louis-pasteur/

[8] https://www.azquotes.com/quote/1235899

[9] https://viethungpham.com/2024/10/21/the-dark-corner-in-scopes-monkey-trial-goc-toi-trong-phien-toa-con-khi-scopes-3/

[10] Xem toàn văn bài nói chuyện của Colin Patterson https://viethungpham.com/2024/11/05/speech-by-dr-colin-patterson-bai-noi-chuyen-cua-ts-colin-patterson-05-11-1981/

——————————————————————————————————————————–

Tác giả: GS Phạm Việt Hưng

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-9.png

Giáo sư Phạm Việt Hưng từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện ông đang thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở Việt Nam. Ông đang có nhiều hoạt động báo chí với nhiều bài viết được đăng trên nhiều báo in và báo mạng, ví như Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trang mạng Vietsciences.

Xem thêm: