Đại Kỷ Nguyên

Trong trải nghiệm cận tử, con trai Tưởng Giới Thạch đã gặp lại cha mình

Trong trải nghiệm cận tử, con trai Tưởng Giới Thạch đã gặp lại cha mình

(Ảnh minh họa)

Tưởng Vĩ Quốc – người con thứ hai của Tưởng Giới Thạch – từng trải qua một cuộc phẫu thuật tim khó. Trong trạng thái hôn mê, Tưởng Vĩ Quốc đã có trải nghiệm thần kỳ khi được gặp lại cha mình.

Tưởng Vĩ Quốc, vị tướng nổi tiếng đứng thứ hai của Đài Loan trong thế kỷ trước và là cựu tổng thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia, là con trai thứ hai của Tưởng Giới Thạch . Anh trai ông là Tưởng Kinh Quốc, người từng giữ chức Tổng thống Đài Loan và đã có công lớn trong việc thúc đẩy nền dân chủ ở quốc gia này. Thông qua các tư liệu lịch sử được tiết lộ, chúng ta biết rằng Tưởng Giới Thạch là cha nuôi của Tưởng Vĩ Quốc. Cha đẻ của ông là Đới Quý Đào, một đảng viên Quốc dân Đảng. Đới Quý Đào từng học chung với Tưởng Giới Thạch ở Nhật Bản. Mẹ ông là một phụ nữ người Nhật Bản. Về vấn đề này, Tưởng Vĩ Quốc cũng ngầm thừa nhận trong những năm cuối đời.

Trong thời gian làm quản lý bộ phận truyền thông, Tưởng Vĩ Quốc – con trai tổng thống đầu tiên của Trung Hoa – đã giám sát và hướng dẫn các cuộc tập trận quân sự của ba lực lượng vũ trang và đạt được rất nhiều thành tích nổi bật. Ngày 1 tháng 7 năm 1986, ông đã giành được Huân chương quý báu hạng nhất. (Ảnh: Epochtimes)

Mặc dù Tưởng Vĩ Quốc không phải là con ruột của Tưởng Giới Thạch , nhưng ông rất được Tưởng Giới Thạch yêu thương. Vì vậy, ông đã có mặt trong gia phả của gia đình họ Tưởng, và ông cũng được gia đình Tưởng nuôi nấng và chăm sóc. Tình cảm cha con cũng rất sâu nặng.

Năm 1994, Tưởng Vĩ Quốc đã đồng ý lời mời cho một cuộc phỏng vấn độc quyền với Tạp chí Time của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên ông kể lại giai đoạn chống chọi với căn bệnh tim mạch của mình cho đến khi lành bệnh một vài năm trước đó. Điều tuyệt vời nhất là trong trạng thái tiệm cận cái chết (còn gọi là hiện tượng cận tử), ông đã nhìn thấy cha nuôi của mình là Tưởng Giới Thạch, Quốc phụ Tôn Trung Sơn, và cha ruột của ông, Đới Quý Đào.

Tôi không cầu mà lại được gặp cha

Tưởng Vĩ Quốc nói với các phóng viên rằng không phải ông muốn mơ về cha nuôi của mình, nhưng rõ ràng ông đã nhìn thấy cha mình ngồi cạnh bên, trong khoảng thời gian ba ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Khi đó ông vẫn còn đang trong trạng thái hôn mê. Ông đã mô tả lại khoảnh khắc khi đó:

“Tôi thấy cha ngồi cạnh bên. Tôi bảo ông ấy rằng, tôi rất hạnh phúc vì từ nay có thể ở bên cạnh ông để làm các việc”.

Chỉ thấy Tưởng Giới Thạch đáp lại: “Con trai, đừng có nói những lời dại dột như thế! Con phải quay trở lại”.

Ba cha con Tưởng Giới Thạch chụp ảnh. Từ trái sang phải, Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Vĩ Quốc. (Ảnh: Daijiyuan)

Sau một thời gian, ông nói: “Con vẫn còn một nhiệm vụ cần phải hoàn thành, con cần phải quay trở lại”. Sau một hoặc hai ngày, ông nói: “Con có thể yên tâm tĩnh dưỡng. Con chắc chắn sẽ quay trở lại. Cha sẽ theo con cho đến khi con hồi phục. Con sẽ cần phải quay trở lại”.

Tưởng Vĩ Quốc nhớ rằng cha ông khi đó mặc quần áo bình thường. Ông cũng nhìn thấy những người đã yêu thương và chứng kiến ông lớn lên đều đến gặp ông. Có Đới Quý Đào, Ngô Trung Tín, Châu Chấp Tín, và thậm chí cả Quốc phụ Tôn Trung Sơn lần lượt theo nhau đến. Ông cũng thấy rằng cha ông đã phải đứng dậy ngay lập tức sau khi nhìn thấy Quốc phụ, nhưng ông đã bị Ngài giữ lại và bảo rằng có một việc gì đó rất quan trọng và ông sẽ phải rời đi. Tôn Trung Sơn đã nói với cha của ông rằng, Tưởng Vĩ Quốc không có vấn đề gì, hãy yên tâm về nó.

Và Đới Quý Đào đi theo một bậc thầy da trắng. Ông đã nói với Tưởng Vĩ Quốc rằng, khi phần ngực quá đau đớn do phẫu thuật, ông sẽ cảm thấy ổn hơn nếu tụng niệm kinh Phật bằng tiếng Phạn.

Ban phước

Tưởng Vĩ Quốc. (Ảnh: shanghai1937.com)

Bất kể mọi người có tin hay không, Tưởng Vĩ Quốc, sau khi trải qua một vài ca phẫu thuật lớn, rốt cục vẫn coi như không có gì. Theo lời kể của Tưởng Vĩ Quốc, ông đã bị mở ngực làm phẫu thuật đến hai lần. Sau vài giờ phẫu thuật đầu tiên, người ta phát hiện trái tim ông đang rỉ máu. Do đó, người ta đã phải phẫu thuật để lấy các mạch máu từ phần chân, để chế tạo ống thông tim rồi lắp đặt một thiết bị đồng bộ hóa.

Sau ca phẫu thuật, Tưởng Vĩ Quốc đã trải qua ba lần ngừng tim, mỗi lần từ một đến bốn phút, nhưng sau khi được bác sĩ cấp cứu, ông không có bất kỳ di chứng nào, mặc dù các bác sĩ trước đó đã dự đoán rằng ông có thể sẽ phải đối mặt với chứng mất ngôn ngữ, liệt nửa người và lọc máu suốt phần đời còn lại. Ngay cả bác sĩ cũng có thể thở phào nhẹ nhõm: Nếu đây không phải là phước lành mà Chúa ban cho ông ta, thì thực sự rất khó có thể giải thích được.

Không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên

Tưởng Vĩ Quốc thời trẻ. (Ảnh: Wikipedia)

Điều khiến Tưởng Vĩ Quốc cảm thấy tuyệt vời không chỉ là phép màu xảy ra trong và sau ca phẫu thuật, mà còn là một loạt những điều tuyệt vời khác nữa, và những điều này không thể được giải thích bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên.

1. Được gửi đến bác sĩ nhanh chóng sau khi phát bệnh. Tưởng Vĩ Quốc thấy ngón chân tê cứng khi ra khỏi giường vào giữa một đêm tháng 12 năm đó, và ngay lập tức ông đã gọi cho người giúp việc. Người giúp việc này không ở nhà ông, mà đến cách một ngày một lần, nhưng hôm đó lại vừa hay đúng vào ngày trực. Người giúp việc lập tức thực hiện ba cuộc gọi. Một là để đánh thức bà vợ ông Tưởng, một cuộc là để đánh thức người con trai Tưởng Vĩ Quốc, còn cuộc còn lại là đến vị bác sĩ Chu Gia Dụ. Bác sĩ Chu bảo anh ta cho Tưởng tướng quân dùng ngay thuốc hạ huyết áp rồi đưa đến bệnh viện.

Vào cùng ngày, tài xế của gia đình Tưởng đã đi nghỉ, nhưng hôm đó Tưởng Vĩ Quốc đã mời một người khách tới nhà, và vừa hay ông ta có một chiếc ô tô riêng. Đám đông đã nhấc Tưởng Vĩ Quốc lên xe và ngay lập tức đưa ông đến Bệnh viện đa khoa Vinh Dân Đài Bắc nổi tiếng nhất Đài Loan.

2. Các bác sĩ nổi tiếng của Đài Loan đã đến với một tốc độ nhanh chóng nhất có thể. Vì đang trong dịp nghỉ lễ, các bác sĩ đứng đầu Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng đã có một cuộc hẹn đến chơi gôn ở Đào Viên. Một số bác sĩ giỏi tầm quốc gia ở Đài Bắc cũng không có ở đó. Nhưng riêng bác sĩ Chu, ông không đến Đài Trung vì phải viết luận văn, nhưng ông biết có bác sĩ nào sống ở đó và ai có máy điện báo. Vì vậy, ông đã liên lạc với các bác sĩ này ngay lập tức, và tất cả họ đã trở lại trong đêm.

3. Bệnh viện đã kiểm tra kịp thời và quyết định mổ ngay khi đó. Sau đó, bác sĩ nói rằng nếu đến chậm trễ dù chỉ 10 đến 15 phút, thì sẽ không có cách nào cứu được.

4. Sau khi động mạch chủ bị bong ra, huyết áp không ổn định, nhưng các cơ quan bộ phận liên quan của Tưởng Vĩ Quốc không bị thương vì các mạch máu cổ của ông không bị lão hóa, mà trông vẫn dẻo dai như của người vào tầm tuổi 30 tuổi. Tưởng Vĩ Quốc tin rằng đây là kết quả của một quá trình rèn luyện thể dục hàng ngày.

(Ảnh: 9gag.com)

Sự trùng hợp này xảy ra với một người, nhưng đó không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi có lẽ Ông Trời muốn cứu Tưởng Vĩ Quốc. Do đó, Tưởng Vĩ Quốc đã nói với các phóng viên:

“Tôi muốn cảm ơn Ngài vì rất nhiều điều!”

Có lẽ chính vì được người cha quá cố phù hộ, ông mới có thể vượt qua được kiếp nạn này.

Sự tồn tại của linh hồn không phải là một ảo tưởng

Tất nhiên, Tưởng Vĩ Quốc không phải là người duy nhất trên thế giới có trải nghiệm cận tử hoặc nhìn thấy cuộc sống không gian khác . Có rất nhiều bằng chứng về trải nghiệm cận tử của người dân thế giới, bất chấp sự khác biệt trong văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo. Những trường hợp này bao gồm cựu Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Bill Clinton cũng như các nhà văn nổi tiếng từng đoạt giải Nobel người Mỹ Hemingway, người Đức Đức Goethe và “Vua của các tiểu thuyết” Maupassant, nhà văn nổi tiếng người Nga Dostoevsky. Tiểu thuyết gia Ellen Poe, nhà văn nổi tiếng người Anh David Herbert Lawrence, v.v…

Tổng thống Bill Clinton từng có trải nghiệm cận tử khi tiến hành phẫu thuật tim. (Ảnh: New York Daily News)

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Gallup, một công ty thống kê nổi tiếng ở Mỹ, có ít nhất 13 triệu người trưởng thành sinh sống ở Hoa Kỳ đã có trải nghiệm cận tử . Nếu tính cả trẻ em, thì con số này thậm chí còn ấn tượng hơn nữa.

Emanuel Swedenborg, một nhà khoa học, nhà triết học và nhà thần học nổi tiếng người Thụy Điển. Ông rất nổi tiếng với cuốn sách Thiên Đàng và Địa Ngục, mô tả những trải nghiệm của siêu thường của ông khi đến những nơi này. (Ảnh: epochtimes.com)

Ngoài ra, cuốn sách “The Boy Who Saw True (Cậu bé nhìn thấy sự thật)” đã gây chấn động thế giới khi được xuất bản vào thập niên 1950. Cuốn sách là những chương nhật ký của một cậu bé ngoại cảm người Anh, để chúng ta có thể biết đến sự tồn tại của các không thời gian khác. Người nổi tiếng nhất trong lịch sử với “trải nghiệm linh hồn” có lẽ là nhà khoa học, triết gia và nhà thần học nổi tiếng người Thụy Điển Emanuel Swedenborg. Ông sống ở Thụy Điển vào thế kỷ 18. Theo trải nghiệm linh hồn của chính mình, ông đã nhìn thấy khung cảnh thế giới tâm linh, để từ đó viết ra cuốn sách kiệt tác Thiên đàng và Địa ngục (Heaven and Hell). Trong sách có kể lại chi tiết cảnh tượng ông nhìn thấy trong thế giới tâm linh, và trong thế giới đó ông đã có những trao đổi với các sinh mệnh khác. Công trình của ông đã có một tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các thế hệ sau này, thậm chí vẫn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con người ngày nay.

Cuốn sách Thiên đàng và địa ngục của Emanuel Swedenborg. (Ảnh: Amazon.com)

Cho dù là một trải nghiệm cận tử hay việc tiếp cận một không gian khác, câu chuyện này thực sự đã đưa ra một thông điệp rất ấn tượng: linh hồn có tồn tại, chứ không phải ảo giác của con người. Nói cách khác, linh hồn không chết đi cùng với sự tàn lụi của thân xác. Mọi thứ chúng ta làm trước khi sinh ra trong các kiếp sống trước, những điều lớn lao, những điều tốt đẹp, những điều xấu, cũng sẽ được mang theo vào cuộc sống này cùng với linh hồn. Liệu điều này có cho phép chúng ta xem xét lại ý nghĩa của cuộc sống?

Lưu Hiểu, Epoch Times
Thủy Chi biên tập

Video: Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông đã nói gì khi hấp hối

Exit mobile version