Đại Kỷ Nguyên

Kính thiên văn lớn nhất thế giới đã sẵn sàng ‘săn’ người ngoài hành tinh

DCIM100MEDIADJI_0009.JPG

Với đường kính dài 500 mét và có diện tích bằng 30 sân bóng đá cộng lại, FAST đã phá vỡ kỷ lục của Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico để trở thành kính viễn vọng lớn nhất hành tinh. Công trình khoa học ấn tượng của Trung Quốc mới đây đã chính thức hoàn thành sau 5 năm xây dựng. 

Diện tích càng lớn thì cường độ do thám càng mạnh, tín hiệu càng rõ. Peng Bo, Phó Giám đốc dự án FAST, tự hào cho biết công trình kính viễn vọng vô tuyến này có thể thu nhận tín hiệu từ không gian cách Trái Đất 11 tỷ năm ánh sáng, và có thể phóng gấp đôi lượng sao xung của con người chỉ trong vòng một năm vận hành.

FAST sử dụng công nghệ thiết bị thu sóng 19 chùm của Úc, cho phép nó dò tìm trong phạm vi rộng lớn hơn trên bầu trời các thiên hà bị ẩn giấu hoặc che lấp ở khoảng cách xa.

Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Giám đốc Trung tâm Quan sát Thiên Văn Quốc gia của Trung Quốc (NAOC) như sau: “Dự án này có khả năng do thám các vật thể lạ nhằm tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của vũ trụ, đồng thời tăng cường săn tìm  sự sống ngoài hành tinh”.

(Ảnh: rednet)

Dự án FAST được giới thiệu và ra mắt vào năm 2007, sau đó bắt đầu khởi công vào năm 2011. Thông tin cập nhập cuối cùng về FAST vào tháng 7/2015 cho biết chiếc chảo khổng lồ sẽ được trang bị các tấm kính phản xạ.

Các nhà khoa học đang chuẩn bị hiệu chỉnh và thực hiện các thử nghiệm đối với công trình thiên văn này. Dự kiến FAST sẽ được đưa vào hoạt động trong tháng 9/2016.

Kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới được đặt tại một khu vực xa xôi hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc.

Để tránh nhiễu sóng và tối ưu hóa hoạt động của FAST, chính quyền tỉnh Quý Châu đã quyết định di dời 9.110 dân cư trong bán kính 5 km xung quanh khu vực xây dựng. Chi phí đền bù tính trên mỗi đầu người là 12.000 Nhân dân tệ (khoảng 40 triệu VNĐ), tương đương với một nửa mức lương trung bình hàng năm ở Trung Quốc.

Quy Cáp

Xem thêm:

Exit mobile version