Ngày nay, chúng ta chỉ cần đơn giản là mở tủ lạnh và lấy thức ăn, đồ uống trong đó. Nhưng nếu không có tủ lạnh, người ta sẽ làm gì để bảo quản thực phẩm?

Ít ai tưởng tượng nổi vào khoảng năm 400 TCN, người Ba Tư (hiện nay là Iran) đã xây dựng những Yakhchāl (tủ lạnh) để cất giữ thức ăn dưới thời tiết nóng nực của mùa hè.

Yakhchāl là tên gọi của một kiến trúc hình tháp nón, rỗng ruột. Không gian trống bên trong là nơi cất băng đá làm mát, bảo quản thức ăn. Chi phí xây dựng không đắt đỏ và không quá khó để xây dựng nên nhiều gia đình nghèo khó thời xưa ở Ba Tư cũng có thể tự làm cho mình chiếc tủ lạnh này.

(Ảnh: Persian Voyages).

Hãy ngắm nhìn, bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc vì sự khổng lồ của nó. Một cái tủ lạnh khổng lồ 2.000 năm tuổi giữa sa mạc bỏng cháy, quả là điều không thể tưởng tượng được.

Những máy giữ lạnh cổ xưa này có hình dạng giống như một tổ ong đang trồi lên mặt đất. Bên dưới lòng đất là các kho ngầm rộng lớn để lưu trữ thực phẩm và nước đá.

Chiếc tủ lạnh cổ xưa này bền vững với sự truyền nhiệt, nó gồm một mái vòm rỗng cao khoảng chục mét. Dưới mái vòm là một cái giếng sâu dưới lòng đất nơi để thực phẩm, và quan trọng nhất là các khối băng. Kỹ thuật của người Ba Tư là trữ băng vào mùa đông, và lưu cất nó dưới lòng đất để sử dụng trong suốt mùa hè.

(Ảnh: Pastaitaken).

Người Ba Tư đem băng về cất bên trong yakhchāl từ mùa đông. Nước được dẫn qua “quanat” (ống dẫn cổ của người Ba Tư) từ các dãy núi gần đó và bị đóng băng khi nằm bên trong cấu trúc của Yakhchāl. Công trình này cũng có đường ống ngầm dẫn nước từ nguồn sông, suối về.

Người Ba Tư cổ đại không lo sợ thức ăn bị hỏng vì trời nóng khi mùa Hè đến. Ảnh: Boredomtherapy.

Thời nào cũng có anh tài, các kỹ sư Ba Tư cổ đại đã nắm được công nghệ lưu trữ hàng lạnh, cho phép họ trữ nước đá dùng tới qua mùa hè.

Một yakhchāl có chiều cao trung bình 18m, tường dày ít nhất 2m để chống nóng và khoảng không bên trong có sức chứa lên tới 5.000m3.

Cấu trúc thiết kế của Yakhchal cho phép không khí lạnh đi vào đến đáy của mái vòm và đi xuống tới các bộ phận thấp nhất của cấu trúc.Trong khi đó, mái vòm hình nón cao lớn của Yakhchal giúp nhiệt thoát lên trên và ra ngoài. Bằng cách này, bên trong Yakhchal vẫn lạnh quanh năm.

Bên trong một Yakchal ở Abarqu, Iran.(Ảnh: Qintin Lake Photography)

Chất liệu giúp cách nhiệt của công trình là hỗn hợp đất sét, cát, lòng trắng trứng, lông dê, tro bếp. Các thành phần được trộn theo tỉ lệ nhất định mà chỉ người Ba Tư cổ đại mới biết, tạo thành loại vữa cách nhiệt đáng kinh ngạc gọi là Sarooj. Các nhà khảo cổ còn khẳng định nó có thể chống thấm nước rất tốt.

Sarooj có thể ngăn cản sự truyền nhiệt, đóng vai trò hiệu quả trong việc ngăn ánh mặt trời vào mùa nắng. Để củng cố Yakhchal, họ đã đắp phần đế dày thêm 2m.

(Ảnh:360 Cities)

Công trình ngoài trời này có hệ thống thông gió riêng, nhằm duy trì nhiệt độ đóng băng cho không gian bên trong vào mùa hè. Một số yakhchāl được xây từ hàng trăm năm trước hiện vẫn còn đứng vững.

Với chiếc tủ lạnh khổng lồ này, người Ba Tư còn tạo ra faloodeh, một món tráng miệng làm bằng đá, mì sợi mỏng và siro giống như kem.

Từ hơn 2.000 năm trước, người Ba Tư đã làm được món kem như thế này.

Một số Yakhchal còn sót lại từ thời cổ đại vẫn còn bền vững cho đến ngày nay và người Ba Tư hiện đại vẫn có thể sử dụng chúng trong trường hợp mất điện.  Ở một số nước Trung Đông như Iran, Afghanistan và Tajikistan, thuật ngữ “yakhchāl” vẫn được sử dụng để chỉ những chiếc tủ lạnh hiện đại trong gia đình.

Video: 

Sơn Tùng