Năm 1890 các khoa học gia đã phát hiện ở phía Bắc thành phố Yekaterinburg thuộc vùng Ural (Nga) một bức tượng gỗ cổ to lớn nằm trong một đầm lầy. Gần đây, việc giám định cổ vật này tại Đức cho thấy nó đã có niên đại từ 11.000 năm trước, xa hơn nhều so với suy đoán 9.000 năm từ trước đó.
Tượng gỗ nằm ở độ sâu dưới đất khoảng 4 mét, độ dài nguyên thủy của nó là 5 mét, hiện chỉ còn 2,5 mét. Tên vùng di chỉ khảo cổ gọi là đầm lầy than bùn Schigir.
So với tượng đài cự thạch Stonehenge hay Kim tự tháp Giza ở Ai Cập có niên đại 4614 năm thì cái tượng gỗ với niên đại 11.000 năm này cổ xưa hơn rất nhiều. Ngoài ra còn có di tích văn minh tiền sử huyền bí đền Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được giám định có niên đại ít nhất 12.000 năm, xuất hiện trước kim tự tháp đến 8.000 năm.
Tượng gỗ chế tạo bằng vật liệu thân cây đường tùng 157 năm tuổi, vào năm 1997 các nhà khoa học đã lần đầu giám định niên đại của nó và suy đoán khoảng 9.500 năm.
Do việc giám định niên đại không chính xác, các nhà khoa học đã sưu tập 7 hàng mẫu, ngày nay tại phòng thực nghiệm Klaus Tschira ở Đức người ta đã làm carbon phóng xạ AMS giám định lại niên đại, kết quả hiển thị mẫu vật từ 3 bộ phận được bảo tồn tốt nhất của tượng gỗ cho thấy nó có niên đại 11.000 năm.
Theo suy đoán của các nhà khoa học, những gơn sóng lăn tăn là thể hiện đường thủy, đường thẳng và mũi tên là gò đồi núi…
Một nhà khoa học về lịch sử thời tiền sử người Đức là Thomas Terberger nói: “Khắp Âu châu chưa có thứ điêu khắc cổ đại nào như thế. Nghiên cứu thứ điêu khắc này đúng là từ giấc mơ giờ đã thành sự thật”.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: