Đại Kỷ Nguyên

Văn hóa Đông Tây đối đãi với tà linh “phụ thể” như thế nào?

Trên hàng rào gỗ của Nhà thờ Đức Bà Paris, những bức chạm khắc gỗ từ thế kỷ 14 mô tả sự phục sinh của Chúa Giêsu. (ảnh: shutterstock)

Ở phương Đông, văn hóa truyền thống nhìn nhận con người là anh linh của vạn vật, không cho phép tà linh, ma quỷ phụ thể đeo bám vào nhân thể. Trong lịch sử từ cổ chí kim, từ tác phẩm văn học cho đến điện ảnh và truyền hình, thái độ đối đãi với tà linh “phụ thể” của các nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều nhất chí với nhau. Không ít cao nhân tu hành có năng lực đã xuất tâm từ bi, vì con người mà khu trục tà linh, giải thể phụ thể tà ác.

Đạo môn cao nhân vót mộc kiếm trấn hồ yêu

Trong cuốn tiểu thuyết kinh điển “Phong Thần diễn nghĩa”, con hồ ly ngàn tuổi (cáo thành tinh) đã lộng hành giết nguyên thần của Tô Đát Kỷ và gắn nó vào nhục thể của Đát Kỷ. Sau khi vào cung, nàng ta đã dùng mỹ sắc mê hoặc Trụ vương, tàn hại các đại thần của Mãn triều. Trụ vương vì tham luyến mỹ sắc của Đát Kỷ, ngày ngày hoang dâm, không quan tâm đến triều chính.

Một ngày nọ, cao nhân đắc đạo Vân Trung Tử ở núi Trung Nam, nhìn thấy cung đình Triều Ca yêu khí ngất trời, khó tránh dưỡng thành đại loạn trong tương lai, ông đã xuất tâm từ bi, vì Trụ Vương mà trừ khử yêu nghiệt. Theo đó, ông đã dùng một đoạn gỗ tùng khô vót thành một thanh mộc kiếm, tiến vào cung và dâng lên Trụ Vương, khuyên Trụ vương treo nó trên tầng thượng để trấn yêu.

Khi Đát Kỷ nhìn thấy thanh mộc kiếm, nàng ta kinh hãi toát mồ hôi lạnh. Vân Trung Tử đạo hành cao thâm, chỉ với một thanh kiếm gỗ, đã khiến yêu ma Đát Kỷ gần như bị tiêu diệt. Trụ Vương nhìn thấy hơi thở của Đát Kỷ yếu dần, vội vàng hạ lệnh hỏa thiêu thanh mộc kiếm.

Con hồ ly ngàn tuổi này không chỉ gắn vào nhân thể, mà còn giết chết nguyên thần của chủ nhân, khiến cả triều đình ô yên chướng khí. Kể từ đó, yêu khí trùm hoàng cung, Trụ Vương triền miên thác loạn điên đảo, khiến lòng người ly tán, oán thán ngất trời. Trụ Vương nghe theo yêu nghiệt mà không nghe lời cao nhân, cuối cùng hủy hoại cả giang sơn gấm vóc.

Cao nhân Phật giáo đuổi liễu tinh

Cuốn “Di Kiên Bính Chí” Tập 16 ghi lại chuyện Đào Thoán, huyện lệnh của huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, có một cậu con trai. Một năm, khi ra ngoài thì cậu con trai gặp một thiếu nữ, và đi chơi với thiếu nữ đó vài lần. Thiếu nữ này cũng lưu lại một bài thơ: “Sinh vi Mộc Mão nhân, tử tác u độc quỷ. Tuyền môn trường dạ khai, khâm vi đãi quân chí.” (Tạm dịch: Sinh ra là cây liễu, chết thành u độc quỷ. Cổng xuân mở đêm trường, chăn bông đợi chàng đến). Kể từ đó, con trai của Đào Thoán bỗng nhiên tính tình thay đổi, lời nói và cư xử khác hẳn ngày thường. Đào Thoán đã mời một số pháp sư đến trị liệu bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều vô hiệu.

Có một lần, Pháp sư Nguyên Tịnh đến Tú Châu (Gia Hưng) vì việc gì đó. Ông là người tu hành trong sạch, đạo hành uyên thâm, người dân ở Giang Nam đều tôn kính ông. Đào Thoán cũng nghe danh tiếng của ông nên đã đến cầu xin Pháp sư Nguyên Tịnh tương trợ.

Pháp sư Nguyên Tịnh đến nhà Đào Thoán với một cây quải trượng, kết đàn tố pháp, khu trục tà linh. Đêm đó, con trai của Đào Thoán đã được ngủ yên.

Ngày hôm sau, Pháp sư Nguyên Tịnh đả tọa song bàn, chất vấn phụ thể ám trên thân của con trai Đào Thoán, nói: “Ngươi đến từ đâu?” Con phụ thể trả lời: “Ta sống ở phía đông Hội Kê, sườn núi phía nam, xung quanh nhà có cây cổ thụ.” Pháp sư Nguyên Tịnh lại hỏi: “Họ của ngươi là gì?” Phụ thể trả lời: “Dưới núi Ngô Vương không có ai ở, ta học múa làm yêu tinh.” Nguyên Tịnh nói, “Vậy ngươi họ Liễu, phải không?” Pháp sư đoán rằng phụ thể này là một yêu tinh cây Liễu, con trai của Đào Thoán liền cười.

Pháp sư Nguyên Tịnh đã khai đạo cho “Liễu tinh”, ông nói: “Đã lâu như vậy, ngươi bị thế gian mê hoặc, bị vật chất trói buộc chân tay, chìm đắm trong tà dâm, đã lưu lãng ngàn kiếp trong cõi âm gian. Ngươi tự mình không có cách nào giải thoát, toàn trong ma thú mà tạo ra biết bao họa hại, gieo tai ương cho thế nhân.”

Pháp sư Nguyên Tịnh lại nói, ông có thể xuất tâm từ bi, thuyết kinh Phật cho nó, yêu cầu nó hạ quyết tâm sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ, sám hối tội lỗi, quay trở lại bản tính thanh tịnh của mình. Liễu tinh nghe xong liền khóc lớn, không còn dám nói gì nữa. Đối mặt với công lực của Nguyên Tịnh và sự kiền thành của Đào Thoán, Liễu tinh không còn dám tiếp tục làm hại thế nhân, cuối cùng đã rời khỏi thân thể của con trai Đào Thoán.

Câu chuyện Thánh kinh: Chúa Giê-su trục xuất ác quỷ

Hiện tượng “phụ thể” không chỉ xuất hiện ở phương Đông, mà trong văn hóa phương Tây cũng có hiện tượng “phụ thể” giống như vậy. Trong “Thánh Kinh”, có một số câu chuyện về Chúa Giê-su trục xuất phụ thể ma quỷ.

Một cậu bé bị ám bởi một hồn ma câm. Phụ thể đã tra tấn cơ thể cậu bé, ném cậu bé vào lửa và nước để cố thủ tiêu cậu, thường khiến cậu bị chuột rút và sùi bọt mép. Chúa Giê-su quở trách phụ thể, ra lệnh cho nó ra khỏi thân thể đứa trẻ. Phụ thể bất lực kháng cự, vùng vẫy la hét, cuối cùng ly khai khỏi thân thể cậu bé.

Câu chuyện Chúa Giê-su vì người mà trục xuất phụ thể không phải chỉ có một trong câu chuyện của Kinh Thánh. Ông dẫn theo mười hai môn đồ và đến chỗ của những người Glasenians. Chúa Giê-su vừa xuống thuyền, liền gặp một người bị phụ thể ám vào; người này sau khi bị phụ thể ám vào thì hành vi dị thường. Anh ta ngày đêm ở nơi huyệt mộ, hoặc trong núi, la hét điên cuồng, còn tự đập đầu vào đá.

Vì lực phụ thể quá mạnh, người ta đã nhiều lần dùng cùm chân và xích sắt để nhốt anh ta lại, nhưng anh ta bẻ cùm và kéo đứt xích. Mọi người không còn cách nào giúp được cho anh ta, không ai có thể chế phục được anh ta.

Thấy có người bị phụ thể khống chế luống cuống chạy về hướng Chúa Giê-su và mười hai môn đồ, khiến các môn đồ đều run lên sợ hãi. Điều đáng ngạc nhiên là, người đàn ông chạy đến đám đông thì đột nhiên quỳ xuống, cầu xin Chúa Giê-su. Mắt người không thể thấy Chúa Giê-su là vị Thánh giả, là người mang theo sứ mệnh, nhưng bầy quỷ thì biết, vì chúng ở trong không gian khác, nên chúng có thể nhìn thấy một phần nhỏ của chân tướng.

Chúa Giê-su lôi bầy quỷ ra khỏi thân thể người đàn ông. Bầy quỷ nói với Ngài rằng, chúng ta và Ngài không liên quan gì. Chúng hy vọng rằng Chúa Giê-su sẽ không can thiệp. Chúa Giê-su đã sử dụng Thần lực của mình để xua bầy quỷ lên một đàn lợn, kết quả là cả đàn lợn hai nghìn con đã nhảy xuống vách đá và chết trên biển.

Sau này, một số nghệ thuật gia đã dùng câu chuyện này như một nguyên mẫu để sáng tác bức bích họa “Đàn lợn của Gadara”. Bức tranh nổi tiếng bằng da cừu “Prayer Book of the Hours” vào thời Trung Cổ cũng mô tả câu chuyện Chúa Giêsu trị quỷ.

Bức tranh da cừu “Prayer Book of the Hours” cũng mô tả câu chuyện Chúa Giê-su trị quỷ. (Phạm vi công cộng)

Do sự tồn tại của hiện tượng phụ thể, trong các nền văn hóa tín ngưỡng khác nhau đều xuất hiện những người chuyên nghiệp hoặc pháp sư đảm nhận trừ tà ma. Vì lý do này, các tác phẩm điện ảnh và truyền hình về chủ đề trừ tà ma cũng mở rộng. Trong niên đại khiếm khuyết tín ngưỡng và đạo đức suy đồi, càng ngày càng có nhiều phim ảnh truyền hình trừ tà ma có xu hướng khủng bố và muốn thu hút người xem, khiến các chủ đề trừ tà trở nên thô tục và lạm dụng. Tuy nhiên, ở Nga có bộ phim xuất sắc “Đảo cô độc” (“Остров”, dịch khác là “Đảo Thánh nhân”) vẫn lưu giữ được lý niệm tín ngưỡng truyền thống.

Tu sĩ trừ ác linh trong bộ phim Nga “Đảo cô độc” 

Năm 2006, bộ phim “Đảo cô độc” của đạo diễn người Nga Pavel Lungin, kể về chuyện thủy thủ Anatoly phải bắn chết một sĩ quan Nga dưới sự cưỡng bức của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai năm 1942. Ngay lập tức ông bị choáng váng bởi một quả bom do Đức Quốc xã đặt. May mắn thay, ngày hôm sau ông được một tu sĩ ở giáo đường gần đó giải cứu.

Vì vụ nổ súng sát nhân, Anatoly trong sâu thẳm tin rằng mình có tội, và quyết dành phần đời còn lại của mình để sám hối tội lỗi của mình. Vào ban ngày, ông làm việc cho giáo đường, vận chuyển than vào lò đốt, làm những công việc vừa bẩn vừa mệt mỗi ngày cho đến tận đêm, rồi lăn ra ngủ trên đống than, không có lấy một chiếc giường tử tế hay tấm chăn đàng hoàng. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, ông đã sống một cuộc đời như một nhà tu hành khổ hạnh. Dù ông tự nhận mình đã gây ra tội nghiệt nghiêm trọng, nhưng Thiên Thượng từ bi đã khai mở trí huệ và thần thông cho ông. Ông biết tiên tri, chữa lành bệnh tật và trục xuất phụ thể cho nhiều người.

Thời gian trôi đến năm 1976, Đô đốc Tihon đưa con gái Nasja đến đảo. Con gái ông cử chỉ điên khùng, thần trí bất minh. Ở Moscow, Tihon đã đưa cô bé đến nhiều bệnh viện nhưng đều không khỏi. Họ đã nghe về những kỳ tích của Anatoly, vì vậy họ đã đến đây.

Vị đô đốc miễn cưỡng nói rằng con gái ông là một kẻ mất trí. Anatoly nói với ông ta: “Con gái ông không phải là người mất trí, mà bị phụ thể ác quỷ ám.” Trong niên đại huyên náo của Liên Xô Cộng sản, vô thần luận và tiến hóa luận đã tràn ngập tâm trí thế nhân. Vị đô đốc này là một chức sắc quyền quý của Liên Xô Cộng sản, vừa nghe nói rằng “bị phụ thể ác quỷ ám”, nghĩ rằng làm sao có thể như vậy, liền muốn bỏ đi cùng con gái của mình. Anatoly đã giả tiếng gà để dẫn phụ thể đến một hòn đảo nhỏ – đó là nơi ông thường đến thú nhận tội lỗi giết người của mình với Chúa.

Chính trên hòn đảo nhỏ này, ông đã trục xuất phụ thể cho con gái của vị đô đốc. Còn vị đô đốc cha cô lại chính là người sĩ quan bị Anatole bắn rơi xuống biển nhưng sống sót. Anatole đã vì con gái của viên sĩ quan mà trục xuất phụ thể, và sự chuộc tội của cuộc đời ông đã kết thúc. Sau khi kết liễu nhân duyên tại nhân gian, ông đã chọn một ngày lành, yên bình nằm trong quan tài, và tuyên bố cái chết của mình.

Trong tác phẩm kinh điển của Trung Quốc “Thượng thư – Thái thệ thượng” có nói: “Duy Thiên Địa vạn vật chi mẫu, duy nhân vạn vật chi linh”, ý tứ là chỉ có Thiên Địa là mẹ của vạn vật, chỉ có con người là anh linh của vạn vật. Nhà biên kịch phương Tây Shakespeare đã nói trong “Hamlet”: “Con người là tinh hoa của vũ trụ, là linh trưởng của vạn vật.” Ngôn ngữ Đông Tây dù bất đồng, nhưng đều truyền đạt ý nghĩa “con người là anh linh của vạn vật”. Đối với tà linh hại người, dù là Phật giáo, Đạo giáo phương Đông, hay Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo phương Tây, thì thái độ đối với phụ thể đều nhất chí, đều muốn khu trục ác linh, giải thể tà ác, mục đích cuối cùng chính là vì giải cứu nhân tâm. 

Tài liệu tham khảo:
“Phong Thần Diễn Nghĩa” Chương 4 / Chương 5
“Di Kiên Bính Chí” Tập 16
“Mã khắc phúc âm”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version