Hàng loạt các văn tự cổ đại tìm thấy tại Ấn Độ chỉ ra rằng con người đã từng sử dụng bom nguyên tử từ 12.000 năm trước.
Các nền văn minh cổ xưa trên toàn cầu đã để lại dấu ấn trong lịch sử với vô số các bản thảo cổ cũng như các tượng đài và các di vật.
Ngày càng nhiều trong số chúng đặt ra cho chúng ta những câu hỏi lớn về tính chính xác của những gì được viết trong sách giáo khoa lịch sử. Tuy nhiên phần nhiều trong số chúng lại không nhận được sự tin tưởng của một số các học giả chính thống. Một số người gọi đây là những câu chuyện thần thoại, một số người gọi đó là văn hoá dân gian, nhưng sự thật là có vô số văn tự cổ đại cho thấy các nền văn minh cổ đại trên thế giới đã từng trải qua những điều đáng kinh ngạc và họ đã cố gắng ghi chép chúng lại.
Các nền văn minh cổ đại khắp thế giới đã sử dụng các nghệ thuật từ đá, thuật khắc đá (petroglyph), các hình vẽ khổng lồ trên mặt đất (geoglyph), nghệ thuật gốm sứ và bằng cả việc sử dụng văn bản để ghi chép.
Những bản văn cổ đại này không đơn giản chỉ là một câu chuyện lịch sử, đó là sự kết hợp của các sự kiện, truyền thuyết và thần thoại.
Trong số những văn bản lịch sử này có câu chuyện về một sự kiện xảy ra hàng ngàn năm trước được ghi chép trong 2 văn tự cổ là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata và Ramayana là hai sử thi tiếng Phạn chính ở Ấn Độ cổ đại. Chúng bao gồm 100.000 câu thơ được chia thành 18 phần, có độ lớn gấp khoảng tám lần so với 2 sử thi Iliad và Odyssey kết hợp lại.
Sự kiện với tính chất tàn phá trên diện rộng này không giống với bất kỳ sự kiện nào khác trong lịch sử cổ đại nhưng nghe lại rất quen thuộc với các sự kiện làm rung chuyển lịch sử hiện đại: Việc sử dụng bom nguyên tử.
Sử gia Kisari Mohan Ganguli lập luận rằng Mahabharata và Ramayanaare mô tả đầy đủ về các vụ tàn sát hạt nhân lớn dường như có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với ở Hiroshima và Nagasaki.
Các văn bản trên mô tả một sự kiện bạo lực và khủng khiếp, mà nhiều tác giả cho rằng chỉ có thể được so sánh với một quả bom hạt nhân phát nổ trên trái đất.
Không chỉ là các ghi chép, theo các nhà lý luận du hành vũ trụ cổ đại thì có tồn tại các dấu vết khảo cổ ủng hộ cho giả thuyết này. Bằng chứng đã được tìm thấy vào năm 1992 khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra ở Rajasthan – cách 16 dặm về phía tây Jodhpur một lớp tro phóng xạ, có diện tích khoảng 8 km2. Bức xạ được cho là quá dữ dội đến mức nó vẫn làm ô nhiễm khu vực này đến tận ngày nay.
Các địa điểm khảo cổ cổ xưa của Harappa và Mohenjo-Daro được coi là một minh chứng quan trọng. Tại đó, các chuyên gia phát hiện ra các bộ xương nằm rải rác khắp khu vực này chứng tỏ gần như đây là một sự kiện bất ngờ và đã tàn phá toàn bộ các thành phố.
Mặt khác, nếu một quả bom nguyên tử thực sự đã phát nổ trong quá khứ, sẽ phải có một miệng núi lửa để lại sau đó? Các nhà lý luận du hành vũ trụ cổ đại nói rằng có, và chỉ vào miệng núi lửa có đường kính 2154 mét, cách Mumbai 400 km, một ngọn núi được tạo ra từ 12.000 đến 50.000 năm trước.
Như vậy, việc một bom nguyên tử được sử dụng trong quá khứ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy nếu xảy ra, thì ai đã chế tạo và kích nổ nó? Có hai giả thuyết:
Giả thuyết thứ nhất liên quan đến người ngoài hành tinh. Từ việc miêu tả những vị thần từ trời xuống, được nhắc tới trong nhiều nền văn hoá cổ trên toàn cầu, những đĩa bay lạ thường được nhắc đến bởi người Ai Cập cổ đại cách đây hàng nghìn năm về trước, những bằng chứng cho thấy chúng ta đã được thăm viếng bởi những người ngoài hành tinh từ thời cổ đại này có thể được tìm thấy xung quanh chúng ta.
Những bằng chứng được ghi chép lại bằng văn tự về sự tiếp xúc của người ngoài hành tinh cùng với công nghệ tiên tiến trên trái đất hàng ngàn năm trước cũng có thể được tìm thấy nếu chúng ta đọc 2 văn tự cổ là Mahabharata và Ramayana.
Những người này sở hữu trình độ công nghệ tiên tiến và chính họ đã mang bom nguyên tử đến Trái đất và kích nổ vì một mục đích nào đó.
Giả thuyết thứ hai xuất phát từ quan điểm rằng về cơ bản thuyết tiến hóa là không tồn tại, tổ tiên của chúng ta không phải là khỉ vượn. Trước nền văn minh của chúng ta hiện nay đã có những nền văn minh khác, họ cũng đạt được các thành tựu công nghệ tiên tiến nhưng sau cùng do đạo đức suy thoái, họ sử dụng chính những công nghệ đó để tàn sát lẫn nhau khiến nền văn minh chấm dứt.
Chúng ta thường cho rằng con người thời xưa u tối và lạc hậu nhưng kỳ thực họ sở hữu trình độ khoa học công nghệ không hề thua kém chúng ta hiện nay, thậm chí còn vượt trội hơn hẳn ở một số phương diện. Những gì được tìm thấy cũng mang đến một bài học lịch sử sâu sắc: “công nghệ hiện đại không đi kèm với sự duy tồn đạo đức” chắc chắn sẽ dẫn tới diệt vong.
Nhật Quang