Chúng ta đều biết rằng thường các vật thể được ném đi đều không thể quay trở về vị trí ban đầu, trừ khi có sự can thiệp của con người nhưng boomerang lại không như vậy. Không cần máy móc hay thiết bị điều khiển nào hết, chúng tự động quay trở về vị trí ban đầu sau khi được ném đi.
Boomerang (còn viết là Bumerang) là một thứ vũ khí độc đáo có kỹ thuật cao của người nguyên thủy. Khi được phóng đi nó có thể tạo ra những đường đi rất phức tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném.
Những thông tin đầu tiên về Boomerang được nhà thám hiểm người Anh William Dampier phát hiện khi ông nghiên cứu đời sống thổ dân Australia vào năm 1688, trong hành trình khám phá bờ biển phía Tây và New Holland. Dampier phát hiện công cụ đặc biệt làm bằng gỗ và thô ráp giống hình một chiếc liềm.
Năm 1788, khu định cư của người Anh (nay là Sydney) được thành lập bên bờ biển phía đông New Holland. Suốt thời gian này, hàng trăm người châu Âu nô nức tới tìm hiểu đời sống thổ dân Australia. Sự tồn tại của Boomerang bắt đầu được nhiều người dân trong và ngoài nước đón nhận.
Những chiếc Boomerang đầu tiên làm từ rễ cong của cây Mulga hoặc cây keo. Thổ dân Sydney dùng từ “Boo-mer-rit” để chỉ thanh kiếm lưỡi cong của họ.
Năm 1818, đội thám hiểm hàng hải của đô đốc Phillip Parker King mô tả Boomerang được sử dụng để săn chuột túi. Thổ dân ném Boomerang, nó tự xoay trên không, có khả năng bay xa tới 200m, gấp 3 lần so với ném giáo. Chúng có thể tiêu diệt ngay hoặc làm choáng váng động vật bị săn.
Có một số phỏng đoán rằng boomerang với khả năng quay về có thể đã được sử dụng trong một trò chơi nào đó nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh điều này. Nguồn gốc chính xác của boomerang đến giờ vẫn còn là một ẩn số.
Theo đó, có rất nhiều cách khác nhau để làm ra một chiếc Boomerang. Theo truyền thống, Boomerang được làm bằng gỗ cứng, đẽo theo một góc thay đổi từ 90° đến 120°, mặt dưới phẳng, mặt trên hơi cong.
Vậy điều gì khiến boomerang quay trở về vị trí ban đầu sau khi ném?
Một thời gian dài Boomerang đã làm cho các nhà khoa học phải kinh ngạc và quá trình chuyển động của Boomerang đã được nghiên cứu rất chi tiết. Cơ chế bay của nó phụ thuộc vào ba yếu tố: “Cú ném ban đầu, sự quay của Boomerang và sức cản của không khí.”
Điểm quan trọng nhất để Boomerang trước hết có thể bay được đó chính là nó được thiết kế giống như hình cánh của một máy bay. Khi được ném theo phương nằm ngang với vận tốc xoay lớn, 2 cánh của boomerang sẽ tạo ra lực nâng y như cánh quạt lớn của máy bay trực thăng vậy.
Thứ hai, cấu tạo của Boomerang có một điểm đặc biệt nữa đó là nó có dạng hình lưỡi liềm (hình cong) với một cạnh mỏng hơn (nhẹ hơn) cạnh còn lại, đặc điểm này giúp Boomerang có thể lướt trong không khí khi bạn ném nó.
Cuối cùng, hai cạnh của Boomerang luôn hướng về hai phía khác nhau cộng với đặc điểm một đầu cạnh nhẹ hơn đầu cạnh còn lại, điều này làm cho nó hoạt động không cân bằng, dẫn đến một đầu sẽ đi nhanh hơn đầu còn lại. Tưởng tượng một đầu đi nhanh hơn một đầu còn lại sẽ làm cho Boomerang bị trệch hướng theo đầu mạnh hơn, làm nó có thể quay lại người ném.
Ngoài ra, áp suất không khí trên mặt cong cùng với chuyển động xoắn khi ném làm cho boomerang lượn vòng và quay trở về. Người thuận tay phải sẽ ném boomerang xoay ngược chiều kim đồng hồ và nó sẽ trở về phía bên trái người ném (ngược lại với người thuận tay trái).
Tuy nhiên để ném được boomerang quay trở về cũng không phải việc đơn giản. Để boomerang quay về, bạn phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định sau:
Đầu tiên là không ném thẳng về phía hướng gió.
Tập trung vào 45° lệch ra khỏi cơn gió về bên phải (hoặc về bên trái nếu boomerang của bạn thiết kế cho tay trái). Với cách vẩy nhẹ cổ tay để boomerang quay (nếu không vẩy được cổ tay thì boomerang không bay ổn định) bạn ném boomerang về phía trước và cao hơn tầm mắt khoảng 10°.
Nghiêng cánh tay của bạn khoảng 5°-20° Nếu nó đi quá xa,bạn phải hạn chế biên độ buông khuỷu tay lại và tích cực vẩy cổ tay nhiểu hơn.
Với những ai đam mê với hoặc đã từng sử dụng Boomerang đều rất hiểu những kỹ thuật này và phải mất rất nhiều thời gian để luyện tập.
Video:
Sơn Tùng