Một viễn cảnh không mấy sáng sủa cho tương lai khi các quan sát thiên văn mới chỉ ra rằng vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn nhiều so với các dự báo được Albert Einstein nêu ra trong thuyết tương đối nổi tiếng của mình.
Theo Telegraph, Cơ quan vũ trụ hàng không Mỹ NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã công bố phát hiện này sau khi sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để đo khoảng cách tới các sao trong 19 thiên hà ngoài Dải Ngân hà.
Tỷ lệ giãn nở không phù hợp với các dự đoán dựa trên phép đo bức xạ còn lại sau vụ nổ Big Bang (đã tạo nên vũ trụ khoảng 13,8 tỷ năm trước đây).
Khám phá này liên quan đến các giả thuyết về những gì đã lấp đầy phần còn lại của vũ trụ, chiếm khoảng 95%, không phát ra ánh sáng và không có bức xạ. Một giả thuyết cho rằng vũ trụ có các hạt electron hạ nguyên tử chưa được biết đến, tương tự như neutrino, di chuyển với tốc độ xấp xỉ ánh sáng, khoảng 186.000 dặm mỗi giây. Một giả thuyết khác là “năng lượng tối”, phản lực hấp dẫn được đưa ra năm 1998, có thể đẩy các thiên hà xa nhau hơn so với ước tính ban đầu.
Tác giả chính của nghiên cứu mới Adam Riess cho biết: “Bạn bắt đầu vẽ từ hai điểm và bạn dự đoán sẽ gặp nhau ở điểm giữa nếu tất cả đường vẽ và tính toán của bạn chính xác”. “Nhưng kết quả là không gặp nhau ở điểm giữa và chúng tôi muốn biết tại sao?”.
“Đây có thể là một manh mối quan trọng để hiểu những phần không phát ra ánh sáng chiếm đến 95% trong vũ trụ, như năng lượng tối, vật chất tối và bức xạ tối”, Riess cho biết thêm.
Nhà vật lý Riess thuộc Viện Khoa học kính thiên văn không gian ở Baltimore, Maryland (Mỹ) đã đồng nhận giải thưởng Nobel Vật lý năm 2011 với phát hiện tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng dần.
NASA cho biết: Vũ trụ giãn nở nhanh hơn làm tăng triển vọng rằng lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein, là cơ sở toán học để hiểu cơ chế tạo khối trong sự tương tác giữa các vật chất, giảm đi độ chính xác.
Ở một góc độ khác, nếu coi vũ trụ là một hệ kín và các vật chất trong đó liên kết với nhau bằng một lực với độ lớn nhất định. Vậy khi tiếp tục giãn nở với tốc độ ngày một tăng, phải chăng đến một thời điểm nào đó, các liên kết sẽ bị đứt gãy và vũ trụ sẽ nổ tung giống như chúng ta bơm quá nhiều không khí vào một quả bóng bay?
Điều này là hoàn toàn có thể bởi các hiểu biết của chúng ta về vật chất và vũ trụ cho đến nay đều đi đến một đồng thuận rằng bất kể vật chất nào cũng có một quá trình Thành – Trụ – Hoại. Vật chất càng ở cấp độ vĩ mô thì chu kỳ này càng dài. Do vậy, bản thân vũ trụ dung chứa hệ Ngân hà này cũng sẽ đến một thời kỳ như thế.
Hoài Anh