Trên thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo, và dưới đây là 9 kỳ quan đáng kinh ngạc nhất trên thế giới.
Nếu đã từng có dịp trông thấy những hiện tượng tự nhiên kỳ thú này thì hẳn bạn phải là một người rất may mắn, vì không phải ai cũng từng được chứng kiến những tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay kỳ diệu của tạo hóa.
1. Lỗ Mây
Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra một hiệu ứng dây chuyền khiến cho hơi nước xung quanh cũng bị đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ hình tròn ở giữa đám mây.
2. Hoa Băng
Các cụm băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng muối cao.
3. Hố sâu khổng lồ
Là một trong những hố đại dương rộng nhất thế giới, Great Blue Hole rộng gần 304 m, sâu 122 m. Hố khổng lồ này có vách đá ngầm phát sáng nhờ cát và san hô, trong khi vùng nước ở giữa màu xanh thẫm.
4. Cây bạch đàn cầu vồng
Hiện tượng này xảy ra ở Bắc bán cầu, do cây bạch đàn 7 sắc thay vỏ nhiều lần trong năm. Trong quá trình này, hiệu ứng màu sắc lại trở nên rõ rệt hơn khi cây để lộ lớp vỏ bên trong màu xanh lá, cam, tím.
5. Cầu vồng
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Tất nhiên có nhiều người trong chúng ta đã từng trông thấy cầu vồng, nhưng một cây cầu vồng khổng lồ và sắc nét không phải là điều mà ai cũng có thể chứng kiến.
6. Sóng phát quang
Sóng phát quang sinh học có thể tìm thấy ở Maldives, được tạo ra bởi tảo Dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện và kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học. Sản phẩm tạo ra là một loại protein tên là Luciferase, giúp hình thành nên ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.
7. Cực quang
Cực quang là một hiện tượng quang học sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời đêm vậy.
8. Sét núi lửa
Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro tích điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng dữ dội này.
9. Sóng đá
Hiện tượng kỳ lạ này xuất hiện tại các vùng núi đá do quá trình bào mòn nhiều triệu năm của tự nhiên cùng với những tính chất đặc biệt của địa chất.
Việt Đức tổng hợp
Xem thêm: