Tất cả chúng ta đều có một cái gọi là con mắt thoái hóa (không sử dụng) bên trong não bộ. Con mắt này có cấu trúc tương tự như hai con mắt bình thường, với đầy đủ các mô võng mạc, đồng thời cũng nhạy cảm với ánh sáng.

Con mắt này, được gọi là tuyến tùng hay thể tùng, vẫn luôn là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong giới y học và triết học. Dưới đây là một số cách lý giải cho chức năng của con mắt trong não bộ này—từ vai trò của một “con mắt thứ ba” có khả năng nhìn thấy những sự vật hiện tượng mà chúng ta không thể thấy bằng con mắt thông thường, cho đến vai trò sản xuất hóc-môn melatonin và hơn thế nữa.


Điểm màu đỏ là thể tùng nằm bên trong bộ não. (Ảnh: Shutterstock)

1. Nhà vật lý học nổi tiếng Hy Lạp cho rằng nó chỉ là một tuyến

Vào thế kỷ thứ 2, nhà vật lý học nổi tiếng người Hy Lạp Galen xứ Pergamum là người đầu tiên miêu tả tuyến tùng. Ông nói rằng, cũng giống như các tuyến khác, chức năng của nó là hỗ trợ các mạch máu.

Ông đã phủ nhận tư tưởng phổ biến lúc bấy giờ: đó là thể tùng có chức năng điều hòa sự vận động của psychic pneuma (một loại vật chất được ví như “phương tiện của giác quan”), cũng giống như cách thực quản điều hòa sự vận động của thức ăn khi xuống dạ dày.

Quan điểm của ông gần như không bị đánh đổ trong rất nhiều thế kỷ sau đó.


Galen xứ Pergamum (Ảnh: Shutterstock)

2. Descartes nói đây là nơi trú ngụ của linh hồn, tư tưởng

Thể tùng có một vai trò quan trọng đối với triết gia nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ 17 René Descartes (người sáng tạo ý tưởng xác định vị trí các điểm trên một hệ tọa độ gồm trục tung và trục hoành. Hệ tọa độ này được lấy theo tên của ông: hệ trục tọa độ Đề-các).

Descartes cho đây là nguồn gốc của tư tưởng con người. Ông nói rằng đây là bộ phận đặc thù duy nhất trong bộ não, vì nó không có bản sao đối xứng với nhau tại hai bên bán cầu não bộ. Vì vậy ông cho rằng đây phải là nơi hội tụ của tất cả các luồng thông tin—vị trí mà tại đó ý thức chúng ta có thể xử lý thông tin tại một điểm đơn lẻ, và cũng từ nơi đó ý thức chúng ta có thể truyền đi tất cả các thông điệp tới các bộ phận còn lại của não bộ và cơ thể.

“Vì đây là bộ phận cứng đơn lẻ duy nhất trong toàn thể não bộ con người (không có bản sao đối xứng), nó hẳn phải là nguồn gốc của ý thức, của tư tưởng,…”, ông viết, trích Bách khoa toàn thư Triết học Stanford.

Hiểu biết của ông về vị trí thể tùng trong não bộ là sai, nhưng những miêu tả của ông về bản chất đơn lẻ đặc thù của nó lại là đúng.

Quan điểm này cũng được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực tâm linh.

Trong một số trường phái triết học Đông phương, thể tùng nằm thẳng hàng với luân xa vương miện, một điểm quan trọng của ý thức và sự giác ngộ ở cao tầng, hay sự hiểu biết ở các cảnh giới cao hơn.


(Ảnh: Shutterstock)

3. Con mắt thứ ba

Rất nhiều người đã liên hệ thể tùng với con mắt thứ ba được giảng dạy qua hàng nghìn năm trong các tôn giáo và trường phái tâm linh.

Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa, ông miêu tả cách con mắt thứ ba của ông đã được phẫu thuật khai mở bởi những người thực hành một trường phái khoa học bí truyền ở Tây Tạng.

Các nhà xuất bản đã viết trong lời nói đầu của cuốn sách rằng họ đã gửi bản sao của ông đến gần 20 chuyên gia, và cho biết: “Những ý kiến của họ mâu thuẫn với nhau đến nỗi không thể rút ra một kết quả chắc chắn. Một số người chất vấn tính xác thực của mục này, trong khi số khác chất vấn một mục khác; có những nội dung mà chuyên gia này nghi ngờ nhưng chuyên gia khác lại chấp nhận không do dự”.

Họ viết: “Chúng tôi cảm thấy ông ấy đã vượt quá ranh giới cả tin của phương Tây, mặc dù quan điểm của người phương Tây khó mà nhất quán về chủ đề được bàn luận ở đây”.

Các nhà xuất bản tiếp tục: “Lobsang Rampa đã cung cấp các bằng chứng tư liệu cho thấy ông có bằng cấp y học từ trường Đại học Chungking, và trong những tài liệu đó ông được miêu tả như một vị Lạt ma của tu viện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Nhiều cuộc hội thoại cá nhân giữa ông và chúng tôi đã giúp xác thực việc ông là một người sở hữu những quyền năng siêu thường”.

Ông Rampa diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí phía trên sống mũi, nơi được cho là đường thông dẫn đến con mắt thứ ba, hay thể tùng.

Sau đó, ông đã phát triển được một số công năng đặc dị mà ông chưa từng có trước đây.


(Ảnh:
Shutterstock)

4. Trung tâm sản xuất Melatonin

Vào những năm 1950, các nhà khoa học khám phá ra rằng thể tùng, trước từng được cho là một bộ phận thoái hóa, thực sự có chức năng cảm nhận. thể tùng này có thể cảm thụ ánh sáng và sản xuất chất melatonin.

Melatonin là chất có ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi ở tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng là một chất chống ôxy hóa, nghĩa là nó có hiệu quả trong việc phòng chống ung thư và suy giảm tác động của quá trình lão hóa. Thể tùng sản xuất chất melatonin trong môi trường có ánh sáng và sẽ ngừng sản xuất trong môi trường tối.

Một số người đã liên hệ chức năng của thể tùng trên phương diện này với sự hiểu biết về thể tùng như một trung tâm điều khiển trong não bộ. Nó xử lý các thông tin bên ngoài và kiểm soát các nhịp điệu sinh học quan trọng trong cơ thể.

Giống như rất nhiều các bộ phận khác trong não bộ, chúng ta không có nhiều kiến thức chắc chắn về thể tùng.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch trên tindachieu

Xem thêm: