Bất cứ ai từng học hóa học ở trường sẽ có thể hồi tưởng lại sự căng thẳng khi phải ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học.
Tuy vậy, một vài nguyên tố bổ sung vừa mới được thêm vào bảng tuần hoàn mà chúng ta đều biết và yêu quý.
Tuần trước, các nguyên tố mang số hiệu 113, 115, 117, và 118 đã được thêm vào hàng cuối cùng của bảng tuần hoàn hoá học sau khi được xác nhận bởi Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry – IUPAC), một tổ chức chịu trách nhiệm chuẩn hóa danh pháp và thuật ngữ trong hóa học.
Bốn nguyên tố mới được gọi là các nguyên tố siêu nặng. Đặc tính của các nguyên tố siêu nặng này là chúng là sản phẩm nhân tạo, và có chu kỳ sống rất ngắn. Do đó, các nguyên tố này sẽ rất nhanh chóng phân rã thành các nguyên tố khác, khiến việc nghiên cứu chúng trở nên khá khó khăn.
Các nguyên tố mới này hiện vẫn chưa có tên gọi chính thức. Nguyên tố 115, 117, 118 được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Hạt nhân Liên hợp từ Dubna, Nga và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ, theo tờ The Guardian.
Tổ chức IUPAC công nhận công lao khám phá ra nguyên tố 113 cho Viện nghiên cứu Riken ở Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu này sẽ có vinh dự đặt tên cho nguyên tố này, khiến nguyên tố 113 trở thành nguyên tố đầu tiên được đặt tên tại lục địa Châu Á. Nguyên tố này hiện có tên gọi tạm thời là Ununtrium.
https://twitter.com/CNN/status/684027007156535296/photo/1?ref_src=twsrc%5Etfw
Phát hiện này có tầm quan trọng lớn cỡ nào? Ryoji Noyori, nguyên chủ tịch Viện nghiên cứu Riken, nhà khoa học từng đoạt giải Nobel hóa học, đã phát biểu như sau trong một tuyên bố: “Đối với các nhà khoa học, điều này có giá trị lớn hơn cả một huy chương vàng Olympic”.
Về những bước kế tiếp, trong trao đổi với tờ The Guardian, Kosuke Morita, người dẫn đầu nghiên cứu, nói rằng nhóm của ông đang lên kế hoạch “khám phá vùng đất còn hoang sơ của nguyên tố 119 và xa hơn nữa”. Các nhà khoa học sẽ tìm kiếm cái họ gọi là “hòn đảo của sự ổn định”. Tuy các nguyên tố siêu nặng có những mốc thời gian phân rã ngắn, những các nguyên tố siêu nặng với tuổi đời dài hơn cũng đã được phát hiện gần đây, nên các nhà khoa học đang hướng tới việc khám phá các nguyên tố siêu nặng nhưng cũng đồng thời ổn định.
Dưới đây là bảng tuần hoàn hoá học mới, sau khi đã được hoàn thiện.
https://twitter.com/Techworm_in/status/683953959590051841/photo/1
Quý Khải tổng hợp
Xem thêm: