Năm 2008, trong một ngôi mộ ở Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện một cổ vật trông khá hiện đại trong một ngôi mộ niêm phong có niên đại 400 năm tuổi, họ đều cảm thấy sửng sốt kinh ngạc. Đối với một số người, phát hiện này chỉ cho thấy một điều duy nhất—đây là bằng chứng của du hành thời gian. Phát hiện này có phải là thật hay một trò bịp? Phải chăng đây là một cổ vật thú vị đã vượt thời gian, không gian?
Theo các báo cáo, một nhóm các nhà khảo cổ học và nhà báo đã đến quay phim tài liệu tại một ngôi mộ bị niêm phong từ triều đại nhà Minh ở Thượng Tị, miền Nam Trung Quốc. Khi một trong những quan tài được phủi sạch đất và mở ra, một điều kỳ lạ đã xuất hiện.
“Chúng tôi cầm miếng cổ vật, và cho rằng đây là một chiếc nhẫn. Sau khi phủi sạch đất và quan sát kỹ, chúng tôi sửng sốt khi nhận ra một chiếc đồng hồ”.
— Jiang Yanyu, Bảo tàng Khu tự trị Quảng Tây
“Khi chúng tôi cố gắng loại bỏ lớp đất bám xung quanh quan tài, đột nhiên có một mảnh đá rơi xuống đất, phát ra âm thanh kim loại“, Jiang Yanyu, một phụ trách cũ của Bảo tàng Khu tự trị Quảng Tây cho hay, “Chúng tôi cầm miếng cổ vật, và cho rằng đây là một chiếc nhẫn. Sau khi phủi sạch đất và quan sát kỹ, chúng tôi sửng sốt khi nhận ra một chiếc đồng hồ”.
Vật thể kỳ lạ bằng kim loại này được cho là một chiếc nhẫn vàng nhỏ, với một mặt đồng hồ ở trước, dày khoảng hai milimét. Kim đồng hồ đã dừng lại vào thời điểm 10:06. Ngạc nhiên hơn cả, mặt sau chiếc đồng hồ tí hon có in từ “Swiss” hay “Switzerland” (Thụy Sĩ) bằng tiếng Anh.
Chiếc nhẫn đồng hồ bí ẩn được phát hiện trong một ngôi mộ được niêm phong có niên đại 400 tuổi ở Trung Quốc. Chiếc nhẫn này đến từ đâu? Làm thế nào chiếc nhẫn này lọt được vào trong lăng mộ? (Ảnh: Xenophilius blog)
Từ “Swiss Made” được sử dụng trong những thập kỷ gần đây để chỉ một sản phẩm có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, đặc biệt được dùng khi nhắc tới những chiếc đồng hồ.
Làm thế nào ngôi mộ được niêm phong trong 400 năm lại có thể lưu trữ một hiện vật chỉ có thể chế tạo sau khi thành lập nước Thụy Sĩ hiện tại vào năm 1848?
Làm thế nào một ngôi mộ được niêm phong trong 400 năm từ triều đại nhà Minh (1368-1644) lại có thể lưu trữ một hiện vật được chế tác chỉ sau khi nước Thụy Sĩ hiện tại được thành lập (vào năm 1848; trước đó nó được gọi là Liên bang Cựu Thụy Sĩ)?
Nhẫn đồng hồ không phải là một loại trang sức phổ biến ở châu Âu mãi cho đến sau năm 1780. Năm 1588, Nữ Hoàng Elizabeth I được cho là đã đeo một chiếc nhẫn đồng hồ đặc chế có chức năng “báo thức” thông minh bằng cách dùng một phần lồi để chà vào ngón tay bà. Sau đó, vào năm 1755, Caron, một thợ đồng hồ ở Paris đã chế tạo một chiếc nhẫn đồng hồ lên dây cót bằng một chiếc chìa khóa.
Tuy nhiên, những thông tin trên đều chỉ mang tính chất học thuật, vì nhẫn đồng hồ không phải là mốt thời trang trong triều đại nhà Minh, và dựa theo các điều kiện được báo cáo, chiếc nhẫn có lẽ không phải là một món đồ mai táng được lưu trữ. Quả đúng như vậy, chiếc nhẫn này được tìm thấy bên ngoài quan tài, chỉ chạm nhẹ là đã rơi xuống.
Làm thế nào một cổ vật như thế lại được phát hiện “không ăn nhập” với thời gian và địa điểm như vậy?
Các giả thuyết
Theo một số người, những người du hành ngược thời gian từ tương lai có thể đã đánh rơi chiếc nhẫn hiện đại ở một di chỉ cổ đại. Số khác cho rằng nếu một vật trang sức kỳ lạ bị đánh rơi vào khoảng thế kỷ trước, thì một con động vật gặm nhấm có thể đã mang theo chúng khi đào hang về phía ngôi mộ.
Tuy nhiên, cũng có khả năng lăng mộ vốn được xem là ‘đã niêm phong’ nhưng không thực sự kiên cố như các viên chức và nhà khảo cổ Trung Quốc nhìn nhận. Phải chăng những tên trộm hay các nhà thám hiểm đã từng xâm nhập vào ngôi mộ nhưng theo báo cáo thì các hiện vật Trung Quốc cổ đại đều không bị hư hại hay mất cắp—khả năng này có thể xảy ra không nếu ngôi mộ bị đột nhập?
Cũng có thể toàn bộ sự việc này chỉ là một trò bịp? Tuy nhiên, bất kể sự thực là thế nào, thì phát hiện này đã khơi gợi trí tưởng tượng, thúc đẩy chúng ta tìm hiểu xem làm thế nào hiện vật kỳ lạ này lại có thể len lỏi vào bên trong ngôi mộ.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Nguồn: Ancient Origins. Tác giả: Liz Leafloor
Sử dụng bản dịch của tinhhoa.net
Xem thêm: