Kiệt tác thế giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao văn hóa nghệ thuật nhân loại, được minh chứng qua dòng chảy thời gian với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn học… kiệt xuất – những dấu ấn lịch sử đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh quý báu cho toàn thể nhân loại.

THÁNH CA “JOY TO THE WORLD” – VÉN MÀN BÍ ẨN LỜI TIÊN TRI CHO NGÀY NAY VỀ ĐẤNG CỨU THẾ VĨ ĐẠI.

videoinfo__video3.dkn.tv||bcac42e4d__

“Joy To The World” (Phước cho nhân loại) là bài thánh ca được yêu thích nhất mỗi dịp Giáng sinh, năm mới. Giai điệu hân hoan tươi vui, hùng tráng và thiêng liêng của Joy To The World mỗi khi cất lên đều khiến trái tim hàng triệu triệu khán giả rung động.

Ngày hôm nay chúng ta đứng trên một phương diện sâu sắc hơn để nhìn nhận về sứ mệnh lịch sử thức tỉnh nhân loại của bài Thánh Ca này.

Bài hát được “cha đẻ của các bài thánh ca” Issac Watts viết lời dựa trên phần 2 trong Thánh Vịnh 98 của Kinh Thánh. Phần nhạc của bài thánh ca này vẫn còn là điều bí ẩn, hiện nay người ta chưa xác nhận được rằng bản nhạc do Lowell Mason hoàn toàn sáng tác hay ông soạn lại từ bản Oratorio (một loại nhạc kịch) của Handel có tên là “Messiah – Chúa cứu thế”, vì trên bản nhạc ông có ghi chú “arranged from Handel – soạn lại từ Handel” và có nhiều điểm tương đồng trong một số đoạn nhạc của Joy To The Wolrd và Messiah.

Lowell Mason (1792 – 1872)

Vì vậy, nhiều người cho rằng nó không phải là khúc thánh ca chỉ được hát trong dịp lễ Giáng Sinh hay năm mới, vì Joy To The World không phải là bài Thánh Ca ca ngợi chúa Jesus giáng sinh mà là ca ngợi sự khải hoàn (sự chiến thắng trở về) của Chúa Cứu Thế – là đấng Messiah khi ngài đã hoàn thành xong sứ mệnh cứu độ chúng sinh trong thời kỳ cuối cùng của nhân loại, khi mà muôn loài hân hoan ca ngợi ngài, ca ngợi ân đức của ngài đã ban phước lành, đã cứu rỗi toàn thể chúng sinh.

Thông điệp của Joy to the World: Thế gian hãy nghênh đón Cứu Thế Chủ

Bởi vì Thánh Vịnh 98 trong Kinh Thánh là phần nói về đấng Cứu Thế Chủ, xuất hiện vào thời kỳ “phán xét cuối cùng”, chính là tương ứng với thời kỳ hiện nay trong tiên tri Khải Huyền.

Isaac Watts (1674-1748) – người viết lời cho bài Thánh ca bất hủ Joy to the World.

Từ đó mà nội dung bài hát được cảm nhận dưới một làn gió khác, chính là lời nhắn nhủ với con người hiện nay hãy nghênh đón vị Cứu Thế Chủ của mình:

Phước cho nhân loại khi Chúa Cứu Thế đến nơi đây
Hãy để trần gian nghênh đón vị Vương chủ của mình,
Hãy
để mọi trái tim mở ra đón nhận sự hiện diện của Người
Bầu trời và vạn vật cùng hòa ca
Bầu trời và vạn vật cùng hòa ca

Phước cho trái đất khi Đấng Cứu rỗi trị vì
Muôn người hát ca hân hoan
Khắp nơi nơi, từ đồng bằng đến biển cả và núi đồi
Đồng hòa vận điệu mừng vui
Hòa khúc thánh ca hoan hỉ đời đời

Người đến mang theo chân lý và phước lành
Làm cho muôn dân khai trí
Từ ánh hào quang của chính nghĩa
Và sức mạnh diệu kỳ của lòng từ bi
của Người

Sức mạnh diệu kỳ của lòng từ bi của Người

Sức mạnh diệu kỳ, thật diệu kỳ của lòng từ bi của Người…

Không còn những tội lỗi và đau khổ
Không còn những ai oán chốn trần gian
Người đến với phước lành tỏa rộng khắp nhân gian
Chạm đến và đánh tan đi bóng tối…

Lời tiếng Anh:

Joy to the world, the Lord has come
Let earth receive her King;
Let every heart prepare him room,
And heaven and nature sing
And heaven and nature sing
And heaven, and heaven and nature sing.

Joy to the earth, the Savior reigns
Let men their songs employ
While fields and floods, rocks, hills and plains,
Repeat the sounding joy
Repeat the sounding joy
Repeat, Repeat the sounding joy.

He rules the world with truth and grace
And makes the nations prove
The glories of His righteousness,
And wonders of His love
And wonders of His love
And wonders, wonders of His love.

No more let sins and sorrows grow,
Nor thorns infest the ground;
He comes to make His blessings flow
Far as the curse is found
Far as the curse is found
Far as, far as the curse is found.

Làm thế nào để giúp con người nhận ra vị Chúa Cứu Thế trong thời nay?

Ca khúc lấy ca từ và nội dung trong Thánh Vịnh trong kinh Cựu Ước, một bộ kinh thánh quan trọng nhưng không phải dễ hiểu, nó được cho rằng khi còn sống chúa Jesus đã luôn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, ông luôn có sự kết nối tâm linh với Chúa Cha, vị thần mà Ông phụng sự. Ông với vai trò là vì “Sao Mai Sáng Láng” – (sách Khải Huyền) đã tới thế gian theo lời Chúa Cha để dạy cho con người biết cách làm thế nào để được cứu rỗi khi “ngày phán xét tới” đồng thời ông cũng đã lưu lại trong lịch sử một con đường để tham chiếu cho hậu nhân nhận ra Chúa Cứu Thế (Messiah) khi ngài hạ thế cứu độ chúng sinh.

chua-giesu-9 (1)
Chúa Jesus đã tới thế gian theo lời Chúa Cha để dạy cho con người biết cách làm thế nào để được cứu rỗi khi “ngày phán xét tới”.

Trong Kinh Thánh, vị Chúa Cứu Thế được miêu tả có quyền năng vô hạn, là vua của các vua trong vũ trụ, là vị vua chiến thắng, vì việc cứu độ của ngài là tất thành. Nếu như Thánh Kinh Khải Huyền tiên tri toàn diện về lịch sử nhân loại, khải thị thế nhân trong sự ô nhiễm cuồn cuộn của cõi hồng trần, giúp người đời minh bạch sự thật để được cứu độ khi Chúa Cứu Thế tới, thì Thánh Vịnh đã khải thị về con đường mà một người chân chính phải đi theo để cuối cùng được Chúa Cứu Thế cứu độ. Thánh Vịnh cũng khải thị phương thức mà Chúa Cứu Thế cứu độ chúng sinh.

Nếu khi nhắc đến sự cứu độ chúng sinh của Chúa Cứu Thế, chúng ta thường hay tưởng tượng rằng ông sẽ xuất hiện từ không trung, làm đủ thứ phép màu và cứu những con người nào còn tốt đang chạy loạn khi đất nứt trời sập. Có lẽ chính sự tưởng tượng ngây ngô này nên chúng ta không tin vào những câu chuyện về Chúa Cứu Thế. Không tin vào khải thị của Thần trong các kinh sách cổ của người xưa. Nhưng sự hiện diện của Chúa Cứu Thế ở cõi người không phải như vậy.

Ngay trong Thánh Vịnh 1, đã nhắc rằng người được Chúa Cứu Thế cứu chính là người sống mà tuân theo Luật  của ngài, và ngày phán xét Ngài cũng dùng chính tiêu chuẩn của Luật ấy mà phán xét chúng sinh.

“Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân, chẳng bước vào đường của kẻ tội lỗi hay không cùng nhập với phường những kẻ nhạo báng. Nhưng sự khai sáng của họ là từ trong Pháp của Chúa và luôn ở trong Pháp của người cả ngày đêm. Người ấy giống như cây trồng bên dòng suối nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh và cành lá chẳng tàn tạ – bất kể việc gì họ làm đều sẽ là điều thịnh vượng. Kẻ ác đâu như vậy! Chúng chẳng khác nào vỏ trấu gió thổi là bay. Vậy nên vào ngày phán xét, ác nhân làm sao đứng vững, làm sao cùng đứng trong hàng những người chân chính. Vì Chúa hằng che chở cho con đường của người chân chính, nhưng đường của ác nhân sẽ dẫn tới diệt vong.”

Blessed is the one who does not walk in step with the wickedor stand in the way that sinners take  or sit in the company of mockers, 2 but whose delight is in the Law of the Lord, and who meditates on his Law day and night. That person is like a tree planted by streams of water,  which yields its fruit in season and whose leaf does not wither— whatever they do prospers. Not so the wicked! They are like chaff that the wind blows away. 5 Therefore the wicked will not stand in the judgment, nor sinners in the assembly of the righteous. For the Lord watches over the way of the righteous,  but the way of the wicked leads to destruction.

Thánh Vịnh (1)
Thánh vịnh

Trong Thánh Vịnh 19 nói về Luật (Pháp) của Chúa:

Pháp của Chúa là hoàn hảo, quy chính linh hồn; bằng chứng mà Chúa đưa ra là vững chắc, khiến những điều cao siêu  thành giản đơn. Lời giảng của Chúa hoàn toàn ngay chính, khiến tâm hồn bình an; lời răn của người hoàn toàn minh bạch, làm cho đôi mắt rạng ngời”.

The law of the LORD is perfect, converting the soul: the testimony of the LORD is sure, making wise the simple. The precepts of the Lord are right, rejoicing the heart; the commandment of the Lord is pure, wenlightening the eyes”.

Hiểu thế nào về vị Chúa Cứu Thế đến từ phương Đông theo lời tiên tri của Khải Huyền?

Trong văn hóa phương Đông gọi Luật mà vị Phật hay Giác Giả truyền giảng là Pháp. Thời Chúa Cứu Thế tới nhân loại đã bại hoại, đạo đức trượt dốc, chúng sinh bên bờ vực nguy hiểm của sự hủy diệt, thời mà nhân loại không còn Pháp trong tâm để gìn giữ đạo đức, không còn hiểu tiêu chuẩn thế nào là thực sự tốt, thực sự xấu. Con người không còn đức tin mạnh mẽ vào các vị Thần, vào những lời Thần đã dạy, chạy theo hiện thực dục vọng mà hủy hại tinh thần từ đó hủy hoại thế giới của con người. Sự tham lam vô độ, cuồng vọng, tranh đấu, giả dối sẽ dẫn đến sự suy đồi của lối sống, suy đồi trong chuẩn mực đạo đức xã hội. Lúc này Chúa Cứu Thế sẽ tới để truyền Pháp độ nhân, quy chính lại hết thảy những gì đã bại hoại, tái tạo lại sự tốt đẹp trong tâm hồn, thăng hoa tư tưởng, nhiều người sẽ được cứu rỗi vì sự cải biến của đạo đức trong tâm.

nguoi-thay-2

c0c97-00wangjing

Từ xưa tới nay, Chúa Jesus, Phật Thích Ca, hay các đấng tiên tri của các tôn giáo lớn chưa bao giờ tự mình lưu lại Pháp, họ chỉ khẩu truyền và tâm truyền cho các đệ tử của mình, rồi sau hàng mấy trăm năm khi đã được lưu truyền qua các thế hệ đệ tử, mới được biên soạn lại. Chắc chắn đã có rất nhiều sai lệch, thiếu sót trong quá trình biên soạn và dịch thuật. Vì vậy nên dù xã hội đang lưu truyền hàng vạn cuốn kinh sách, thì cũng không có một cuốn sách nào của chính các vị Giác Giả ấy lưu lại. Tất cả có lẽ đều có căn nguyên. Luật của Chúa Cứu Thế chưa bao giờ được chúng sinh biết tới.

Theo tiên tri trong Khải Huyền, Chúa Cứu Thế hạ thế độ nhân, cũng đi con đường mà các Đại Giác Giả đã khai sáng để nhân loại tham chiếu, ông sẽ chuyển sinh thành người ở vùng đất phương Đông, ông sẽ đích thân truyền ra quy Luật của Vũ Trụ (Pháp) để chúng sinh có cơ hội cải biến tư tưởng, đạo đức xã hội từ đó thăng hoa trở lại.

Nhưng cũng như lịch sử để lại tham chiếu cho người đời sau, việc truyền pháp độ nhân cứu độ đạo đức con người chưa bao giờ là dễ dàng và không phải ai ai cũng được đắc cứu. Con đường Jesus đã đi qua phải trải bằng máu của những tông đồ trong suốt 300 năm bởi chính quyền La Mã và chính ngài phải bị đóng đinh trên thập giá. Đệ tử Mục Kiền Liên của Phật Thích Ca người bị ném đá tới chết, 500 đệ tử khác bị chém đầu, bị quẳng vào hỏa lò… vì sự bài xích của các tà giáo. Tất cả đã để lại tham chiếu cho nhân loại về con đường khốc liệt mà Chúa Cứu Thế cũng sẽ phải đi.

Đã có rất nhiều tiên tri cả Đông Phương và Tây Phương dự ngôn về sự xuất hiện của một vị Giác Giả, văn hóa Tây Phương gọi là Chúa Cứu Thế, phương Đông gọi là Phật Di Lặc, thánh nhân… Dù ông xuất hiện trong văn hóa dưới bất kể tên nào, thì đều có một điểm chung là vào chính thời kỳ chúng ta đang sống đây, vị Giác Giả ấy sẽ hạ thế độ nhân. Ông sẽ đích thân truyền ra Pháp để cứu độ con người, bằng việc cải biến tư tưởng đạo đức của con người từ đó cải biến thế giới, mọi người đều có cơ hội được đắc cứu. Pháp mà Ông truyền đi không hạn chế trong phạm vi tôn giáo, không chỉ ở một vùng đất của một dân tộc nào mà cứu độ thế nhân nên Pháp mà Ông truyền sẽ lưu truyền khắp toàn cầu và mọi người sẽ đều có cơ hội để biết tới Pháp này, từ đó có cơ hội được cứu.

shen yun
Chúa Cứu thế tới trong sự hân hoan của tầng tầng chúng sinh các giới

Mặc dù Thánh Vịnh là lời của Thần nhưng thông qua văn hóa của người Do Thái để truyền tải, vì vậy nên nó sẽ mang màu sắc và giới hạn trong văn hóa của người Do Thái, tuy vậy những điều chân chính không vì thế mà bị hạn chế. Trong Thánh Vịnh 19 đã nói tới việc truyền Pháp của Ông như sau:

“Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu, và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển. Chúa căng lều cho thái dương tại đó. Thái dương xuất hiện như tân lang rời khỏi loan phòng, và vui sướng lên đường như tráng sĩ. Từ chân trời này, thái dương xuất hiện, rồi chuyển vần mãi đến chân trời kia, chẳng có chi tránh khỏi ánh dương nồng. Luật của Chúa là hoàn hảo, cải biến linh hồn; bằng chứng mà Chúa đưa ra là vững chắc, khiến những điều cao siêu thành giản đơn” – trích Thánh Vịnh 19.

There is no speech, nor are there words, whose voice is not heard. Their voice goes out through all the earth,and their words to the end of the world. In them he has set a tent for the sun, which comes out like a bridegroom leaving his chamber, and, like a strong man, runs its course with joy. Its rising is from the end of the heavens, and its circuit to the end of them,and there is nothing hidden from its heat. The law of the Lord is perfect, reviving the soul; the estimony of the Lord is sure, making wise the simple”.

Nhưng lịch sử đã tham chiếu con đường để được cứu độ cũng không hề dễ dàng gì, trong cõi hồng trần cuồn cuộn, trong chốn mê giữa thật giả lẫn lộn thì liệu người ta có nhận ra Người hay không. Một ngày kia bạn thấy một người nào đó mang cho bạn tin lành loan tin về Pháp của Chúa. Nhưng người loan tin đó có lẽ sẽ không phải là các thiên thần với đôi cánh và tỏa ánh hào quang, họ có thể cũng giống như bạn, họ khắp nơi trên trái đất mang tới cho bạn một thông điệp bằng cách này hay cách khác. Để bạn được cứu độ, rất nhiều người trong số họ phải chịu sự phỉ báng, đàn áp, đánh đập, còn mất đi sinh mệnh. Nhưng không một lời oán trách, với lòng từ bi vô hạn, điều họ mong mỏi là bạn được đắc độ. Hãy lắng nghe bằng lương tâm của mình, tiếng chúng thần gọi đang ở ngay bên cạnh bạn.

Sau ngày đại thẩm phán, những thứ tốt sẽ được lưu lại, những thứ xấu xa vốn đã rời xa đặc tính thiện lương của vũ trụ sẽ bị loại bỏ, thế giới bước sang kỷ nguyên của một thời toàn thịnh. Ở đó chúng sinh sẽ được sống trong hạnh phúc, niềm vui. Chúa Cứu Thế chiến thắng trở về trong khúc ca khải hoàn và Người đã hoàn tất công việc của mình.

Hãy cùng nghe “Joy to the world” và chúc bạn có một năm mới an lành!

Thiên Kim biên soạn
(Biên dịch lời bài hát: Xuân Hồng)