Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công thuộc trường phái Phật gia, giúp con người tu dưỡng tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và rèn luyện thân thể qua 5 bài công pháp, gồm 4 bài tập đứng và một bài thiền định.

“Những thành tựu về sức khỏe và tinh thần đã đưa Pháp Luân Đại Pháp phổ biến trên 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Học viên Pháp Luân Công Australia
Các học viên Pháp Luân Công Australia diễu hành tại New York nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2016 (Ảnh: Epoch Times)

Nền tảng của Pháp Luân Đại Pháp là lấy việc đồng hoá với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên tắc tối cao chỉ đạo người tu luyện, mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, khiến đạo đức thăng hoa trở lại khi người người nhân tâm hướng thiện, lấy tiêu chuẩn đạo đức cao để ước thúc bản thân, hành xử thiện lương, làm một người tốt chân chính.

Bác sĩ Hoa Kỳ Damon Noto, một học viên Pháp Luân Công, cho biết: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn thiền định mà bạn có thể tập luyện hàng ngày. Môn này bao gồm các bài tập đơn giản và thiền định, cùng với triết lý sống giản dị giúp con người hướng thiện”. Anh nói thêm rằng: “Đây mới đúng là môn rèn luyện cả tâm lẫn thân, hiện đang rất phổ biến ở phương Tây”. [1]

Pháp Luân Công là môn khí công hoàn toàn miễn phí và mang tính tự nguyện. “Trước hết, Pháp Luân Công không phải là một tổ chức vì đó chỉ là một bộ các bài tập với nền tảng tinh thần. Mọi thứ đều có trên mạng internet, bạn không phải trả chút tiền nào, bạn không phải đăng ký gì cả. Bạn có thể bắt đầu tập bất cứ khi nào bạn muốn, ngưng tập bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn không phải nói với ai là bạn đang tập. Các nguyên tắc của họ rất đơn giản và [chiểu theo] đạo đức, tất cả những điều đó là sự thực”, Luật sư nhân quyền Canada David Matas nói tại Hội nghị Bàn tròn 2017 (The Coalition Roundtable). [2]

Tất cả các tài liệu hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Công, trong đó cuốn sách chủ đạo là “Chuyển Pháp Luân”, được cung cấp miễn phí trên trang www.falundafa.org với 42 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Lợi ích của Pháp Luân Công

Những lợi ích về sức khỏe và tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Công được cả thế giới ghi nhận và chia sẻ rộng rãi.

“Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bằng việc thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng tiếp nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada vì chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada”, Thủ tướng Canada Stephen Harper viết trong một lá thư chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2014, khi ông còn đương chức.

“Pháp Luân Đại Pháp là một môn tập đem lại sức khỏe và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên khắp thế giới”, trích Nghị quyết 1432 của Thượng viện New York chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Đã có vô số những chia sẻ trải nghiệm thần kỳ về Pháp Luân Công của người dân Việt Nam và nhiều nước, với những trường hợp khỏi bệnh nan y, cai nghiện thuốc lá, ma túy và đề cao chuẩn mực đạo đức.

Tay trống siêu sao Sterling Campell là một ví dụ điển hình. Tu luyện Pháp Luân Công đã giúp anh từ bỏ rượu và ma tuý, có một cuộc sống lành mạnh và trở nên bình hoà, tĩnh tại.

Giáo sư Uông Chí Viễn, người từng mắc bệnh xơ cứng teo cơ ALS – căn bệnh nan y khiến nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking phải sống lệ thuộc vào chiếc xe lăn suốt cuộc đời – đã hoàn toàn phục hồi sau ba tháng tu luyện Pháp Luân Công. Mức huyết cầu trở lại bình thường, năng lượng và trí nhớ được khôi phục, và ông cũng tăng cân trở lại như một kỳ tích.

Marie-Hélène Doucet, chuyên gia tâm lý học thần kinh Canada, đồng thời là một học viên Pháp Luân Công, cho biết: “Ngay khi bắt đầu tập, tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tự tin hơn”, bà Doucet nói với đài truyền hình NTD.

Là một nhà nghiên cứu về thần kinh học, bà Doucet cho biết thêm: “Chúng ta biết thiền định có tác động đến khả năng tập trung, nó cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em và người lớn, trợ giúp tâm trí và cảm xúc của những người bị trầm cảm.”

Giáo sư Lucia Dunn tại Đại học Ohio State ở Columbus Ohio chia sẻ: “Lợi ích chủ yếu mà tôi thu được nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp đã thay đổi tâm tôi. Đại Pháp giúp tôi có một cái nhìn rõ ràng, sáng suốt hơn về cuộc sống này. Mục đích của cuộc đời là gì. Tôi bắt đầu sống một cuộc sống chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và điều đó đã thay đổi tất cả.”

Video: Chia sẻ của giáo sư Mỹ Lucia Dunn về Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||0c8b2d4b3__

Quá trình phát triển

Được đơn truyền từ cổ xưa qua nhiều thế hệ, lần đầu tiên Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu rộng rãi ra công chúng tại Trường Xuân, Trung Quốc, vào ngày 13/5/1992, đúng ngày sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí.

Hiện là công dân Hoa Kỳ, Đại sư Lý Hồng Chí từng 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình, ông cũng là ứng viên Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng của Nghị viện châu Âu năm 2001, và từng được trao Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Freedom House.

“Tính đến tháng 4 năm 2001, ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã nhận được hơn 340 giải thưởng và tuyên dương từ Úc, Canada, Trung Quốc (trước khi cuộc đàn áp diễn ra), Nhật Bản, Nga và Mỹ để ghi nhận những đóng góp phi thường đối với lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân, và nền tự do tín ngưỡng trên thế giới”, trích Thông báo số 14/2001 của Nghị viện châu Âu – Ủy ban Đối ngoại, Nhân quyền, An ninh chung và Chính sách phòng vệ.

Nhờ vào những lợi ích thiết thực, số người tập Pháp Luân Công đã phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc từ năm 1992, sau đó không ngừng lan rộng tới hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Biểu đồ: Sự phát triển của Pháp Luân Đại Pháp qua các dấu mốc lịch sử

Pháp Luân Công trên thế giới

Những hình ảnh về học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới cho thấy bất kỳ ai cũng có thể tập Pháp Luân Công, từ trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên tới các bậc lão niên, từ sinh viên đến doanh nhân, nội trợ, bác sỹ hay giảng viên đại học.

“Họ đến từ mọi giai tầng xã hội, mọi lứa tuổi, mọi nguồn gốc văn hóa, mọi trình độ học vấn. Tôi thấy họ là một nhóm người tuyệt vời”, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour bình luận tại Hội nghị Bàn tròn 2017, sau khi cho biết ông đã gặp các học viên Pháp Luân Công từ khoảng 50 quốc gia hoặc thậm chí nhiều hơn. [3]

Pháp Luân Công
Vào ngày 13/4/2009 hơn 1000 học viên của Học viện đào tạo cảnh sát ở Dehli, Ấn Độ học cách tập Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui).

Học viên Pháp Luân Công cũng góp mặt trong hàng ngũ những chuyên gia có thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, y học, thể thao, v.v. Có thể kể đến một số học viên như:

Bác sỹ Damon Noto, người từng 5 lần giành Giải thưởng Sự lựa chọn của Bệnh nhân (Honoree of the Patient Choice Award), Giải thưởng Bác sỹ Nhân hậu (Compassionate Doctor Award) và Giải thưởng Top 10 Bác sỹ ở New York và New Jersey. [4]

Doanh nhân Vasilios Zouponidis, CEO của công ty truyền thông Thụy Điển Sales Competence.

Hoa hậu Thế giới Canada 2015-2016 Anastasia Lin.

Các nghệ sỹ: Ca sỹ Phần Lan Anna Kokkonen, nhạc sỹ Tony Chen, tay trống Sterling Campbell.

Cựu vận động viên Olympic của Cộng hòa Latvia – Martins Rubenis, người 2 lần giành huy chương Thế vận hội môn trượt băng nằm.

Cựu người mẫu, sau đó trở thành nhà quản lý tài năng Mark Luburic, cùng một số người mẫu thuộc công ty anh cũng là các học viên Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công Toronto, Canada,
Các học viên Pháp Luân Công Toronto, Canada, luyện bài công pháp số 5 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trung Quốc đi ngược thế giới khi đàn áp Pháp Luân Công

Trong khi các nhà lãnh đạo và người dân nhiều nước bày tỏ sự yêu mến đối với Pháp Luân Công, tại quê hương Trung Quốc, môn tập này phải chịu một cuộc đàn áp đẫm máu từ năm 1999 đến nay. Cuộc bức hại đối với những người sống theo Chân – Thiện – Nhẫn là một trong những ví dụ nổi bật nhất chứng minh một sự thật rằng Trung Quốc hành xử trái ngược với thế giới bất chấp tai tiếng.

Nghị sỹ Australia Craig Kelly phát biểu tại một lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2016: “Tôi thấy mình có trách nhiệm phải lên tiếng rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, và Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị mà cả thế giới tôn vinh”. [5]

Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Bob Menendez trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình NTD nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017: “Tôi nghĩ Pháp Luân Công là môn tập dựa trên nền tảng tinh thần và ôn hòa. Môn tập này nên được phát triển mạnh mẽ mà không bị áp bức bởi bất kỳ chính phủ nào”. [6]

Tiến sỹ T. Kumar, Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu tại sự kiện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công được tổ chức trên Đồi Nghị viện, thủ đô Washington, Mỹ vào tháng 7 năm 2012 [7] : “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp không bao giờ làm hại bất cứ ai. Họ chỉ thực hành môn tập thiền định của mình. Đó là điều mà tôi muốn hỏi: Chính quyền Trung Quốc, tại sao các ông muốn làm hại những người không bao giờ làm hại các ông hay bất kỳ ai khác?”.

Tại lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017, bên cạnh tòa nhà Nghị viện Canada, Nghị sỹ Elizabeth May, Lãnh đạo Đảng Xanh Canada, phát biểu: “Hỡi chính phủ và giới lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi xin nhắc các vị rằng, giờ đã là thế kỷ thứ 21, đã đến lúc hòa nhập với cộng đồng thế giới, hãy tôn trọng pháp quyền, hãy hiểu những yêu cầu cơ bản về tôn trọng nhân quyền, và chấm dứt cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Đại Pháp hay Pháp Luân Công”. [8]

Gần 2 thập kỷ đàn áp, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phớt lờ những lời kêu gọi chấm dứt hành vi tội ác này.

Video: Trung Quốc đi ngược thế giới khi đàn áp Pháp Luân Công.

videoinfo__video3.dkn.tv||abc29bb9d__

Vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc?

Với những lợi ích mà hàng triệu, hàng triệu người trên thế giới ghi nhận, vì lẽ gì Pháp Luân Công lại bị đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc, nơi mà môn tập lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng?

Trong một cuộc phỏng vấn với Tiến sỹ Robert Donmoyer, Đại học San Diego (Mỹ), luật sư nhân quyền Canada David Matas cho biết: “Các bài tập của Pháp Luân Công, thực ra, ban đầu còn được chính quyền Trung Quốc khuyến khích vì đem lại lợi ích sức khỏe và giúp giảm chi phí y tế cho chính phủ”. [9]

Luật sư Matas nói: “Pháp môn này phát triển từ vạch xuất phát vào năm 1992. Đến năm 1999, theo ước tính của chính phủ – bằng cách thống kê số học viên ở các nhóm tập lớn, có từ 70 đến 100 triệu học viên – nhiều hơn số lượng đảng viên ĐCSTQ, khi đó là 60 triệu.”

“Ngoài ra, có nhiều cán bộ đảng, nhà nước nghỉ hưu và đương nhiệm, cũng như các sỹ quan và nhân sự quân đội được báo cáo cũng theo tập Pháp Luân Công. Năm 1999, Phó Chủ tịch nước khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rằng trong 2,1 triệu thành viên được biết đến của Pháp Luân Công, có 1/3 là đảng viên ĐCSTQ”, theo báo cáo ngày 25/5/2006 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. [10]

Lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân

Chứng kiến sự yêu mến của người dân dành cho Pháp Luân Công, môn khí công có số học viên nhiều hơn số đảng viên đương thời, “Giang Trạch Dân, bấy giờ là lãnh đạo ĐCSTQ, coi đây là mối đe dọa đối với vị thế của ông ta”, ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (2004-2014), nhận định trong một cuộc họp với các đồng nghiệp năm 2010. [11]

Trong phiên điều trần tại Nghị viện Canada 2013, cựu Quốc vụ khanh Kilgour cho biết: “Ngay cả khi nhiều ủy viên Bộ Chính trị đã biết rõ, và nhiều đảng viên cũng đang tập luyện pháp môn này, ngày 20/7/1999, lãnh đạo ĐCSTQ vẫn phát động một chiến dịch dai dẳng và bạo lực với mục đích, như họ nói, là ‘nhổ tận gốc Pháp Luân Công’”. [12]

“Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh vận động bức hại và bắt giam hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công. Ông ta cũng vu khống môn tu luyện này bằng bộ máy tuyên truyền của chính phủ”, trích từ báo cáo “State Organs: Transplant Abuse in China” (tạm dịch: Nguồn tạng nhà nước: vấn đề lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc). [13]

Nạn nhân tiếp theo của ĐCSTQ

Pháp Luân Công chỉ là nạn nhân tiếp theo trong hàng loạt các cuộc đàn áp tại Trung Quốc, theo cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour. “Cứ mỗi 10 năm hoặc lâu hơn, ĐCSTQ lại tiến hành đàn áp một nhóm người thiểu số, và tôi nghĩ mục đích chính là để gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng”, ông Kilgour phát biểu tại diễn đàn TEDxMünchen 2015. [14]

Đúng 10 năm sau vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989, Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp trên toàn quốc.

Hơn nữa, Pháp Luân Công cũng là nạn nhân tiếp theo của cuộc đàn áp đức tin mà ĐCSTQ vô Thần duy trì từ khi lên nắm quyền. “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công gợi nhớ lịch sử lâu dài những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm xóa bỏ tín ngưỡng, và khi điều đó rõ ràng là bất khả thi, đảng cho phép công dân của mình ‘được tự do tín ngưỡng tôn giáo’ và bảo vệ ‘các hoạt động tôn giáo bình thường’ nhưng dưới sự kiểm soát của nhà nước”, trích báo cáo ngày 7/2/2002 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. [15]

Đức tin về Phật, Đạo, Thần, niềm tin vào thiện ác hữu báo đã bị vùi dập trong các cuộc trấn áp của ĐCSTQ, thay vào đó là quan niệm Giả, Ác, Đấu, không sợ Trời, không sợ Đất, không sợ báo ứng, “người không vì mình Trời chu Đất diệt”.

Ngày nay tôn giáo tồn tại ở Trung Quốc với người đứng đầu do đảng chỉ định, theo luật sư nhân quyền Canada David Matas. Ông cho biết: “Nếu tìm hiểu điều gì đang diễn ra với các nhà thờ Công giáo ở Trung Quốc, bạn sẽ thấy ĐCSTQ bổ nhiệm giám mục; với Phật giáo, đảng chọn ra Ban Thiền Lạt Ma; với Hồi giáo, đảng cử cả lãnh tụ Hồi giáo. Nhưng họ không thể làm thế với Pháp Luân Công, và vì họ không thể kiểm soát bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu Pháp Luân Công nên họ chỉ còn cách đàn áp. Điều này phần nào lý giải vì sao có cuộc bức hại, nhưng nó cũng cho thấy sức mạnh của pháp môn này, vì Pháp Luân Công không thể bị hủy hoại bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu do đảng chỉ định, bởi vì Pháp Luân Công không có người đứng đầu.” [16]

Video: Giết người và thoát tội: Cách chính quyền Trung Quốc rũ bỏ trách nhiệm về mọi cuộc thảm sát.

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Các thủ đoạn đàn áp Pháp Luân Công

Bôi nhọ thanh danh

Trong các cuộc đàn áp của ĐCSTQ, phương thức đàn áp luôn là bôi nhọ đối tượng để lấy cớ đàn áp, đồng thời kích động dân chúng thù hận và bài xích nhóm người mà họ muốn tiêu diệt.

Nhà sử học Jonathan Mirsky, cũng là một nhân chứng trong vụ Thảm sát Thiên An Môn, cho biết: “Những gì ĐCSTQ đã làm trong vụ Thiên An Môn, cũng như mọi hành vi bạo lực chống lại địa chủ năm 1949, phong trào chống cánh hữu vào cuối những năm 1950, nạn đói năm 59-61, hay Cách mạng Văn hóa, họ đều che giấu và dối trá về những gì đã xảy ra”. [17]

Lịch sử ghi dấu sự kiện đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, khi hàng ngàn sinh viên không một tấc sắt đã bị vu khống là “các phần tử phản cách mạng”, làm chính trị, âm mưu lật đổ chính quyền…, kết cục là hàng ngàn sinh viên vô tội bị nghiền nát dưới bánh xe tăng trong sự kiện Lục Tứ này.

Tương tự như vụ Thảm sát Thiên An Môn, những lời tuyên truyền vu khống phổ biến nhất mà ĐCSTQ áp đặt lên Pháp Luân Công là: Pháp Luân Công là tà đạo, Pháp Luân Công làm chính trị, Pháp Luân Công là thế lực phản động, Pháp Luân Công là phần tử khủng bố, Pháp Luân Công không cho uống thuốc khiến 1.400 người thiệt mạng, v.v. [18]

Tất cả những lời tuyên truyền vu khống này nhằm mục đích đẩy người dân quay lưng với Chân – Thiện – Nhẫn, ép buộc học viên từ bỏ môn khí công đã đem lại sức khỏe cho họ, và biện minh cho mục đích của cuộc bức hại hàng triệu con người vô tội.

Tuy nhiên, những lời tuyên truyền suông không thực sự hiệu quả trong gần 2 năm đầu của cuộc bức hại. “Truyền thông Trung Quốc ngày đêm bôi nhọ Pháp Luân Công, nhưng có biết bao người được hưởng lợi ích từ môn này, sức khỏe của họ tốt hơn, họ tiếp tục được sống, rất nhiều người biết điều đó… Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đang dần thất bại, nhưng điều đó đã thay đổi vào đầu năm 2001”, khi chính quyền Trung Quốc dàn dựng vụ tự thiêu nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công – theo ông Zenon Dolnyckyj, huấn luyện viên thể hình Canada và là một trong 36 học viên Pháp Luân Công phương Tây đã đến cầm biểu ngữ Chân – Thiện – Nhẫn ở Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. [19]

Ngày 23/1/2001, ĐCSTQ dàn dựng một vụ tự thiêu giả mạo và vu khống các học viên Pháp Luân Công tự sát, lấy đó làm căn cứ cho lời tuyên truyền về “tà đạo”. Tuy nhiên, phân tích đã cho thấy nhiều chi tiết minh chứng vụ tự thiêu là dàn dựng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công.

“Dù không ai trong số những người tham gia vụ tự thiêu là các học viên [Pháp Luân Công], chính phủ Trung Quốc đã sử dụng sự cố tự thiêu này làm trung tâm của chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công”, Ủy ban Hành pháp Nghị viện Mỹ báo cáo ngày 9/12/2002 và trích dẫn thông tin từ tờ Washington Post. [20]

Không dừng lại ở đó, nội dung vu khống Pháp Luân Công còn được đưa vào chương trình sách giáo khoa của các cấp học tại Trung Quốc. Cô Vương Á Sa, một học viên Pháp Luân Công đang du học tại Đại học Arizona, Mỹ, cho biết khi còn học ở Trung Quốc, cô phải làm những bài kiểm tra có các câu hỏi như: ‘Pháp Luân Công có phải là tà giáo?’, hay ‘Các học viên Pháp Luân Công có ăn thịt con của họ?’.

Hủy hoại thân thể

Tra tấn cả thân thể lẫn tinh thần là một biện pháp phổ biến mà chính quyền Trung Quốc áp dụng với các học viên Pháp Luân Công.

“Hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát bắt giữ phi pháp, có những học viên bị bắt nhiều lần trong một thời gian ngắn. Cảnh sát gây áp lực buộc họ phải từ bỏ niềm tin của mình. Nhiều người trong số đó bị tra tấn hoặc bị đối xử tàn nhẫn trong các trại giam. Một số học viên bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần. Những người công khai lên tiếng phản đối cuộc bức hại đã bị trả thù gay gắt”, trích báo cáo ngày 23/3/2000 của Tổ chức Ân xá Quốc tế. [21]

Cũng trong báo cáo này: “Tổ chức Ân xá Quốc tế lo ngại rằng việc ĐCSTQ giam giữ và truy tố các học viên Pháp Luân Công là một động cơ chính trị. Và nhiều người trong số đó bị giam giữ trong đồn cảnh sát, bị đưa đến các trại lao động mà không qua xét xử hoặc bị kết án tù vì những quyền lợi cơ bản của con người”.

“Đối với những người bị truy tố, các nhà chức trách đã xét xử công khai và áp dụng hình phạt khắc nghiệt trong một vài vụ “then chốt”, nhưng chính quyền không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào chứng minh người bị truy tố đã tham gia vào các hoạt động được coi là ‘tội’ theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn lại hầu hết các phiên tòa đều đóng cửa với công chúng, một số khác được xét xử bí mật. Tài liệu hiện có chỉ ra rằng những phiên xét xử này hoàn toàn không công bằng”, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Một phần chủ chốt trong chiến dịch của ĐCSTQ là quá trình “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công – ép buộc học viên từ bỏ đức tin bằng hàng loạt các biện pháp tra tấn thể xác và tinh thần. Các học viên thường bị chuyển đến các trại lao động, tại đó, họ bị đánh đập và tra tấn dã man. Để đạt được các mục tiêu “chuyển hóa”, các nhà chức trách không ngại sử dụng đủ mọi hình thức tra tấn bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm sốc điện, đánh đập, bức thực (ép ăn), không cho ngủ, bị trói với tư thế khó chịu, v.v. Theo lời kể của cựu tù nhân, các nhân viên canh gác đã nói rằng, để buộc các học viên tuyên bố từ bỏ đức tin thì “không có biện pháp [tra tấn] nào là quá đáng”, một số người thậm chí đã bị giết vì không thừa nhận chuyển hóa. [22]

“Bằng chứng cho thấy các hình thức tra tấn tinh thần được sử dụng trong các bệnh viện để ép buộc các học viên Pháp Luân Công là sự kết hợp của nhiều thủ đoạn khác nhau, và không có giới hạn, chẳng hạn: kết hợp giữa ép uống hoặc tiêm một lượng lớn thuốc tâm thần, thuốc không rõ nhãn hiệu hoặc thuốc độc; lạm dụng liệu pháp sốc điện (sốc điện co giật); hoặc sử dụng kim điện ở hai bên thái dương để gây sốc não dẫn đến co giật”, trích báo cáo ngày 3/11/2011 của Nhóm làm việc vì Nhân quyền cho Pháp Luân Công (Falun Gong Human Rights Working Group – FGHRWG). [23]

Một trong những tội ác thế kỷ của chiến dịch đàn áp là hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Năm 2006, tài liệu tiết lộ hoạt động mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công lần đầu được công bố ra công chúng. Các cuộc điều tra sau đó đã cung cấp bằng chứng cho thấy tội ác này thật sự đang diễn ra, có thể kể đến báo cáo Kilgour-Matas năm 2007 (xem bản tiếng Anh, bản tiếng Việt), báo cáo The Slaughter (tạm dịch: Đại Thảm sát) của nhà báo điều tra Ethan Gutmann. Năm 2016, ba nhà điều tra công bố An Update, một bản cập nhật chung cho những phát hiện của họ, cho thấy sự gia tăng rõ rệt về số ca cấy ghép nội tạng được tiến hành ở Trung Quốc, số người bị giết hại trong hoạt động mổ cướp nội tạng này có thể lên tới con số 1,5 triệu người. [24]

Hệ thống mổ cướp nội tạng trở thành một nguồn tài chính bí mật của chính quyền Trung Quốc, ước tính đem lại cho nước này 9-10 tỷ USD mỗi năm, theo cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour. Với hệ thống này, những người được trọng vọng nhất trong xã hội như các bác sỹ lại trở thành những kẻ giết người.

Video: Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||4729b8133__

Vắt kiệt tài chính

Trong suốt cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã lạm quyền để công khai cướp đoạt tài sản của học viên Pháp Luân Công. Trong khoảng 5 năm đầu của cuộc đàn áp, các học viên Pháp Luân Công không chỉ bị bắt giam mà còn phải nộp những khoản phạt vô lý lên đến hàng chục nghìn nhân dân tệ.

Một hình thức cướp đoạt khác là lục soát nhà của các học viên Pháp Luân Công và tịch thu tiền cũng như những tài sản giá trị khác, mà không một lời giải thích hay một công văn nào được đưa ra. Ở nông thôn, lúa gạo dự trữ và lương thực cũng không thoát khỏi bàn tay vơ vét của chính quyền.

ĐCSTQ buộc các học viên Pháp Luân Công phải thôi việc, hoặc gây áp lực lên nhà tuyển dụng để cho họ thôi việc. Các học viên ở khu vực nông thôn bị chính quyền dọa tịch thu đất. Những người đã về hưu bị cắt lương hưu và bị ép buộc rời khỏi nhà của chính họ. Một số học viên Pháp Luân Công có doanh nghiệp riêng đã bị tịch thu tài sản và phong tỏa tài sản ở ngân hàng.

Để kích động sự thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công trong xã hội, ĐCSTQ sử dụng lý lẽ “định tội do liên đới”. Có nghĩa là, bất kỳ cơ quan, đơn vị hay doanh nghiệp nhà nước nào có người theo Pháp Luân Công, thì lãnh đạo và nhân viên của những cơ quan này sẽ không được nhận thưởng hay thăng chức. Họ hàng thân quyến của các học viên Pháp Luân Công cũng phải đối mặt với những đe dọa bị đuổi việc, con cái của họ sẽ bị đuổi học, và bị đuổi ra khỏi nhà.

Tất cả những biện pháp trên đều nhằm cùng một mục đích, đó là cắt đứt tất cả các nguồn tài chính của học viên Pháp Luân Công, từ đó ép buộc họ thỏa hiệp với những lý lẽ của ĐCSTQ và từ bỏ đức tin của mình.

Uy hiếp thân nhân

Các gia đình, đặc biệt là gia đình đảng viên ĐCSTQ, bị cấm tập Pháp Luân Công, đồng thời phải gia tăng sức ép với người thân nếu họ tập Pháp Luân Công. Trẻ em “bị quấy rối, đe dọa và phải chịu các tác động tiêu cực khác, bao gồm cả giáo dục thông qua lao động”, Ban Di trú và Tị nạn Canada trích dẫn báo cáo ngày 24/11/2005 của Liên Hợp Quốc. [25]

“Vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em của những người tập Pháp Luân Công cũng chịu sức ép ở các mức độ khác nhau, từ mất việc đến bị tra tấn”, Văn bản mang số hiệu CHN104580.E của Ủy ban Nhập cư và Tị nạn của Canada (IRB) trích dẫn báo cáo năm 2008 của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp. [26]

Các học viên ở nước ngoài cũng không tránh khỏi áp lực để họ không lên tiếng thay cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Khi các học viên ở Hoa Kỳ nói với những người xung quanh về cuộc bức hại, gia đình họ ở Trung Quốc bị đe dọa, theo báo cáo của Washington Monthly. [27]

Kiểm duyệt thông tin

Pháp Luân Công và các thuật ngữ liên quan nằm trong số những chủ đề bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất trên mạng Internet Trung Quốc[28]. Tại một đất nước không có khái niệm tự do Internet như Trung Quốc[29], chính sách kiểm duyệt gắt gao khiến người dân không tiếp cận được thông tin nào khác về Pháp Luân Công ngoài những lời tuyên truyền bôi nhọ của ĐCSTQ.[30]

Các hãng tin nhận được những lời hăm dọa từ ĐCSTQ. Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc phàn nàn về việc các thành viên của họ bị “theo dõi, giam giữ, thẩm vấn và đe dọa” vì đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Năm 2001, báo Time Asia đã bị cấm phát hành tại Trung Quốc sau khi đăng một bài báo về phong trào tập Pháp Luân Công ở Hồng Kông.

Hệ quả là đến năm 2002, báo chí phương Tây gần như hoàn toàn chấm dứt đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dù số học viên bị giết hại tại Trung Quốc đại lục vẫn không ngừng tăng lên.[31]

Hăm dọa nước ngoài

Báo cáo 117 trang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) được công bố ngày 7/2/2002 cho biết, Trung Quốc đã tìm cách kiềm chế sự phát triển của Pháp Luân Công trên trường quốc tế bằng cách cảnh báo các quốc gia rằng việc chấp nhận môn tập này có thể đe dọa đến mối quan hệ song phương.[32]

Ngay cả giới chức Mỹ cũng không ngoại lệ khi bị yêu cầu phải hủy bỏ những tuyên bố ủng hộ Pháp Luân Công. Vào ngày 21/2/2002, tờ Wall Street Journal đưa tin: “Chính phủ Trung Quốc, không chỉ bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, mà còn kêu gọi các quan chức Mỹ địa phương tránh xa hoặc thậm chí bức hại họ ngay trên đất Mỹ. Lời kêu gọi… thường kết hợp đưa tin sai lệch cùng những chiêu trò đe dọa và, trong một số trường hợp, gây áp lực ngoại giao và hợp tác thương mại một cách ranh mãnh”.[33]

Video: Cộng đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

videoinfo__video3.dkn.tv||5b63859ac__

Tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công bị lật tẩy

Những lời tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công đều đã được đưa ra ánh sáng.

“Tôi lên án thủ đoạn của chính quyền Trung Quốc trong việc bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công, để họ bị cô lập, bị coi là những công dân tồi tệ, những người xấu xa và không đáng tin. Chính quyền còn tuyên truyền những điều này tới những người mà lẽ ra phải có óc phán xét tốt hơn nhiều, những người vốn không trải qua những năm tháng bị chính quyền Trung Quốc tẩy não”, Giáo sư Wendy Rogers, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giá trị và Đạo đức Đại học Macquarie, Australia, cho biết trong cuộc phỏng vấn do Tổ chức chống lạm dụng ghép tạng công bố tháng 1/2017.[34]

Pháp Luân Công không phải tà đạo

Trong cuộc phỏng vấn trên, Giáo sư Rogers nói: “Không có bằng chứng nào cho thấy Pháp Luân Công là tà giáo. Không có bằng chứng nào cho thấy động thái chính trị nhằm lật đổ chính quyền Trung Quốc. Không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ điều gì, ngoài một mong muốn sâu sắc là được thực hành đức tin của họ trong hòa bình mà không bị giam giữ và giết hại”.

Lời vu khống “Pháp Luân Công là tà đạo” là lời tuyên truyền phổ biến nhất mà chính quyền Trung Quốc sử dụng làm cái cớ cho cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chiếc mũ ‘tà giáo’ mà chính quyền Trung Quốc quy chụp cho Pháp Luân Công “chỉ là một công cụ được chế tạo ra cho cuộc đàn áp, chứ không phải là nguyên nhân của cuộc đàn áp”, theo kết luận của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas, hai ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2010, trong báo cáo “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.[35]

“Như tôi đã nói, tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo”, ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (2004-2014), phát biểu trong một cuộc họp với các đồng nghiệp năm 2010.[36]

Sara Cook, Chuyên gia Nghiên cứu Cấp cao về Đông Á của Tổ chức Freedom House cho biết: “ĐCSTQ và các quan chức Trung Quốc thường khẳng định rằng cần phải cấm Pháp Luân Công vì đó là một ‘tà giáo’ có một ảnh hưởng bất chính đối với xã hội. Những cáo buộc này là vô căn cứ khi được xem xét tại Trung Quốc, cũng như khi xét đến sự phổ biến của Pháp Luân Công ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Đài Loan vốn có nền dân chủ.”[37]

Các học viên Pháp Luân Công diễu hành
Các học viên Pháp Luân Công người Ukraine diễu hành trên đường số 42, thành phố New York, Mỹ, nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2015 (Ảnh: Edward Dai/Epoch Times)

Pháp Luân Công không làm chính trị

Nhà báo Ethan Gutmann đã bác bỏ một lời tuyên truyền của Trung Quốc rằng Pháp Luân Công làm chính trị. “Không, họ không làm chính trị. Vấn đề là trong tư tưởng của ĐCSTQ, mọi thứ ở Trung Quốc phải lệ thuộc vào chính trị. Nó phải vô hại, ngây thơ, nhỏ bé không đáng kể. Nếu nó có bất kỳ sự nghiêm túc nào thì nó phải lệ thuộc vào chính trị”, ông Gutmann cho biết trong bộ phim tài liệu Tears and Blood (Máu và nước mắt) về tình trạng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc.[38]

Trong phiên điều trần tại Nghị viện Canada 2013, cựu Quốc vụ khanh David Kilgour cũng khẳng định: “Tôi phải nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu, các học viên Pháp Luân Công không có động cơ chính trị nào và không bao giờ có ý định thách thức ĐCSTQ. Mục tiêu duy nhất của họ là tìm cách chấm dứt cuộc bức hại trên toàn Trung Quốc thông qua các biện pháp ôn hòa”.[39]

Các tài liệu hướng dẫn luyện tập Pháp Luân Công cũng nêu rõ rằng, học viên Pháp Luân Công không được tham gia chính trị, tuyệt đối không có mục đích chống đối chính quyền, nghiêm khắc tuân thủ luật pháp tại nơi mình sinh sống, và nhấn mạnh nếu không làm như vậy thì không phải là học viên của Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Công không phải phản động

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã bác bỏ lời tuyên truyền này trong một báo cáo được công bố trên website của họ vào ngày 2/7/2002. “Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh đồng Pháp Luân Công với những kẻ khủng bố quả là lố bịch”, theo bà Sidney Jones, giám đốc điều hành bộ phận châu Á của HRW nói. “Hầu hết các học viên Pháp Luân Công đều là những công dân ôn hòa, tuân thủ luật pháp, không có lý do gì có thể biện minh cho những vi phạm nhân quyền mà họ phải chịu đựng”.[40]

“Lời cáo buộc Pháp Luân Công đe dọa sự ổn định của Trung Quốc không có cơ sở”, bà Jones nói. “Luận điệu [của Trung Quốc] rằng niềm tin vào Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, cũng là không đúng sự thật. Nguy cơ đối với sức khỏe chính là đến từ cái cách mà các học viên bị đối xử trong tay cảnh sát và các quan chức trại giam”.

Video: Thế giới phơi bày sự thật về lời tuyên truyền Pháp Luân Công là tà đạo.

videoinfo__video3.dkn.tv||21518927c__

Cách phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công

19 năm bị bức hại với những lời vu khống rợp trời, các học viên Pháp Luân Công kiên trì kháng nghị trong ôn hòa, bất bạo động, giữ đúng tiêu chuẩn của những người sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Họ tổ chức mít-tinh, diễu hành, phát tờ rơi, thắp nến tưởng niệm nhằm mục đích nói rõ sự thật về cuộc đàn áp.

Ông Michael Cooper, Nghị sỹ Canada khẳng định điều này khi phát biểu tại sự kiện chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017: “Pháp Luân Công các bạn đáp lại chiến dịch tàn bạo đó không phải bằng bạo lực, mà bằng giáo dục, nâng cao nhận thức, đưa ra ánh sáng những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này và bằng cách truyền rộng sự Khoan dung, Thiện lương và Từ bi”.[41]

Ông Dan Fefferman, Giám đốc điều hành, Liên hiệp Tự do Tôn giáo bình luận: “Pháp Luân Công là hình mẫu về cách phản bức hại. Họ không bao giờ dùng bạo lực để đối đãi với bạo lực. Họ luôn đáp lại bằng sự khoan dung, bằng trái tim, sự trung thực và lòng nhẫn nhịn. Xét cho cùng, đó là điều có sức mạnh hơn cả”.[42]

Việc công bố sự thật về cuộc đàn áp thường được thực hiện công khai bởi các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài, dù một số người đối mặt với những khó khăn do chính quyền Trung Quốc gây ra (như đã nêu trong phần Các thủ đoạn đàn áp Pháp Luân Công). Nghiêm trọng hơn là ở Trung Quốc đại lục, nơi các học viên có nguy cơ bị bắt giữ tùy tiện, tra tấn, xét xử bất công vì các hoạt động ôn hòa như nói hoặc đưa tờ rơi có ghi thông tin về cuộc bức hại. Khi bị đối đãi bất công, thì người bị hại cần được phép lên tiếng – đó là quyền lợi tối thiểu của con người. Nhưng đối với các học viên ở Trung Quốc, đó lại là một điều quá đỗi xa vời.

Hiến pháp quốc tế quy định những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, thể hiện ý kiến của mình. Vậy nên khi đức tin bị đàn áp một cách phi lý, con người hoàn toàn có quyền lên tiếng để phản đối những bất công mà họ và những người xung quanh phải gánh chịu, không chỉ vì bản thân họ, mà còn là vì lẽ phải cần được tôn trọng, và cái ác phải bị phơi bày. Thế nhưng ở Trung Quốc, nhiều người vô tội đã và đang bị bắt, bị tra tấn thậm chí giết hại vì công khai bênh vực Pháp Luân Công. Liệu điều này có thể nào tiếp tục diễn ra?

Video: Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công.

videoinfo__video3.dkn.tv||2b921737c__

Làm sao để biết sự thật về Pháp Luân Công?

Đối với người dân sống ở Trung Quốc đại lục và những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chính quyền ĐCSTQ, thật khó có cơ hội để biết điều gì khác ngoài những lời tuyên truyền một chiều của nhà nước. Tuy nhiên, sự thật vẫn luôn ở đó, và không một thế lực nào có thể ác ý chôn vùi sự thật mãi mãi.

Những người sống trong tuyên truyền của ĐCSTQ đã có thể tiếp cận sự thật bị che giấu thông qua phần mềm vượt tường lửa kiểm duyệt thông tin của chính quyền (Great Firewall). Một số người khác biết đến sự thật khi ra nước ngoài và chứng kiến nhiều người nước ngoài tập Pháp Luân Công.

Nhìn ra thế giới chính là cách đơn giản và thực tế nhất để thấu tỏ sự thật. Vì sao phần còn lại của thế giới, bao gồm cả các nước văn minh nhất như Australia, Canada, Pháp, Mỹ, v.v. tại những nơi đó, Pháp Luân Công được yêu mến và đón nhận? Trong khi chỉ ở Trung Quốc với chính quyền của ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công mới phải chịu thảm cảnh bị tra tấn, giết hại? Vì sao chính phủ các nước dành những lời tôn vinh và khen ngợi, còn ĐSCTQ lại cố hết sức bôi nhọ và phỉ báng Pháp Luân Công?

Chiến dịch lừa dối không ngừng nghỉ gần 20 năm đã khiến nhiều người Trung Quốc mang tâm lý sợ hãi và hận thù đối với môn khí công đem lại lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới. Không chỉ trăm triệu học viên Pháp Luân Công Trung Quốc trở thành mục tiêu của cuộc đàn áp, gia đình người thân của họ cũng sống trong tình trạng bị khủng bố khi đối mặt với áp lực mà chính quyền và bộ máy tuyên truyền đem lại. Cùng với đó là biết bao người khác bị lừa dối và mất đi cơ hội nhận được lợi ích từ môn khí công phổ biến nhất thế giới.

Pháp Luân Công trên thế giới
Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền tại Quảng trường Union, thành phố New York, Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017 (Ảnh: The Epoch Times)

Pháp Luân Công tại Việt Nam

Cũng như hơn 100 quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam, Pháp Luân Công đã trở thành môn khí công rèn luyện thân tâm được nhiều người yêu thích và thực hành rộng rãi, không phân biệt tầng lớp xã hội, tuổi tác, từ trí thức cho đến nông dân, học sinh, người lao động, từ người cao tuổi đến thanh thiếu niên.

Do chính sách của ĐCSTQ là hăm dọa nước ngoài (như nêu trên) và tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công đến toàn thế giới, khó tránh khỏi những thông tin sai trái và áp lực đưa đến Việt Nam, quốc gia có vị trí đặc thù là rất gần Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đang đi chung với dòng chảy chính của những quốc gia văn minh khác trên thế giới khi không có chủ trương đàn áp Pháp Luân Công. Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng”.

Nhiều học viên Việt Nam có trải nghiệm tốt về sức khoẻ và tinh thần khi luyện tập Pháp Luân Công, đặc biệt giới trí thức dành rất nhiều thiện cảm đối với môn tập khí công thuộc trường phái Phật gia này. Dưới đây là một số ví dụ:

Bác sỹ Lê Thị Thanh Thái – Nguyên Trưởng khoa Tim mạch Bệnh Viện Chợ Rẫy: “70% bệnh của con người từ tâm mà sinh ra, 30% là bệnh thực thể. Pháp Luân Công hướng người ta tu tâm cho tốt, luyện tập để tăng sức khỏe. Tâm thân đều tốt thì bệnh phải lui. Như bản thân tôi, 10 tháng gần đây không còn phải uống một viên thuốc nào nữa. Như vậy, sao chúng ta lại không tu tâm tính, luyện động tác để dần tháo bỏ những ràng buộc, chấp trước, sống nhẹ nhàng và khỏe mạnh?”.

GS.TS Nguyễn Đức Lợi – Cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa, “Từng đứng trên bục giảng, là một người thầy tôi hiểu rằng giá trị Chân Thiện Nhẫn là giá trị cần phổ quát cho toàn xã hội. Không điều gì có thể chân chính hơn Chân Thiện Nhẫn. Tôi đang động viên cả nhà cùng tham gia tu luyện Pháp Luân Công.”

Thượng Tá Nguyễn Quỳnh Xuyên – Nguyên giảng viên võ thuật Học viện Phòng Không Không Quân: “Lần đầu tiên trong đời, tôi được đọc một cuốn sách mà từ đầu đến cuối là dạy con người ta làm điều tốt chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Cứ như vậy, tôi kiên trì đọc sách, luyện công hàng ngày, cơ thể tôi cũng hoàn toàn thay đổi, tôi đã bước ra khỏi bóng tối của bệnh tật và sống lạc quan vui vẻ hơn rất nhiều. Tôi nhận ra, một cơ thể khoẻ khoắn chỉ thực sự đạt được khi tâm trong sáng và tấm lòng bao dung.”

Bác Nguyễn Cao Thuyên – Nguyên Sỹ quan Viện Kỹ thuật Quân sự: “Tu luyện Pháp Luân Công cho tôi hiểu rằng, mọi chuyện xảy ra đều chẳng ngẫu nhiên, nếu không vì để trả nghiệp nợ ta đã từng gây ra trong quá khứ, thì cũng là để trui rèn nên một trái tim, một tâm hồn thiện lương mà mạnh mẽ. Nếu không có cay đắng, thì chẳng biết thế nào là ngọt bùi, nếu không có bất hạnh, thì không biết trân quý hạnh phúc…”

Á hậu – Doanh nhân Nguyễn Thu Hương: “Cho đến khi Hương có cơ duyên được đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách vô cùng hay đã cuốn hút mình đọc liền một mạch. Hương nhận ra rằng, đây chính là phương pháp tu trong thế gian, vẫn có thể tu luyện mà không phải xa lánh đời thường. Mình tu tâm tính theo ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn, vừa làm thật tốt bổn phận người phụ nữ trong gia đình, vừa cống hiến tài năng cho xã hội.”

Nghệ sỹ Nhân dân Trung Đức cho biết không lâu sau khi tập Pháp Luân Công, ông cảm nhận hiệu quả rõ ràng của pháp môn này. “Có những hôm tôi chỉ ngủ có một tiếng. Tôi tập xong thì người không cảm thấy mệt tí nào… Tôi cảm thấy môn này rất bổ ích tới cơ thể con người và rất tốt cho nhiều người”.

Đạo diễn Đỗ Khánh Toàn: “Không có chính trị gì ở đây cả, cái gì đem lại sức khoẻ tinh thần và thể chất thì người ta theo, chứ có phải tuyên truyền gì đâu. Cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị thế giới phản đối là đúng, vì tập luyện là quyền tự do của mỗi người. Một xã hội chưa đạt được nhân quyền như thế thì là thất bại, đất nước ta và trên thế giới đều hướng đến tự do tín ngưỡng.”

Bác sỹ Nguyễn Công Hoan, Bệnh viện Hữu Nghị: “Anh rể tôi cũng là một bác sỹ, anh vô cùng kinh ngạc, hễ gặp tôi là lẩm bẩm: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây!”. Tức là anh ấy không thể tin, ung thư phổi như tôi thì chắc chắn phải ‘đi’ rồi chứ sao lại hồng hào thế này mà trở về đây?”.

Cơ trưởng Nguyễn Tuấn Dũng, Hãng Hàng không Hoàng Gia Trung Đông: “Mỗi ngày sức khỏe của tôi lại tốt hơn, các chỉ số, hệ tim mạch còn tốt hơn thời đầu khi tôi mới vào nghề”.

Nghệ sỹ múa Lê Vi: “Con người sống cứ đố kỵ, tranh giành, gièm pha, nói xấu, tranh cãi, tham lam cái gì cũng muốn thì Thần Phật nào ban cho mình những thứ mình cầu xin. Tu là phải vãn hồi, bỏ những cái tâm xấu đó đi. Từ khi biết đến Pháp, Vi luôn tâm niệm một điều, mình sống thiện thì tâm sẽ bình an, khi gặp nghịch cảnh trong cuộc sống thì phải đối đãi bằng tâm thiện lành, và Vi cảm thấy vô cùng may mắn vì được hòa trong ánh sáng diệu kỳ của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.

Vận động viên bóng chuyền Vũ Thị Hoa: “Thể thao cho tôi sức mạnh cơ bắp, nhưng khiến tôi phải chịu đau đớn khi chấn thương. Ngược lại các động tác khi tập 5 bài công pháp rất đơn giản, nhẹ nhàng lại cho tôi sức mạnh vô tận về tinh thần và thể chất. Đại Pháp đã cứu vớt tôi thoát khỏi những cơn đau trong hiện tại và ban cho tôi một thể lực sung mãn”.

Nguyễn Thuỳ Trang, Cán bộ Liên Hợp Quốc tại Kenya: “Việc những người tu luyện lên tiếng minh oan và nói rõ về Pháp Luân Công cũng không phải là làm chính trị hay “truyền đạo” như nhiều người lầm tưởng. Bởi ngay ở những quốc gia văn minh và Pháp Luân Công không bị coi là thù địch đối với hệ thống chính trị thì những người tu luyện vẫn dành công sức để giải thích cho người dân nước đó biết về Pháp Luân Công, bởi đó là xuất phát từ tấm lòng thiện chân, thấy mình được nhận nhiều điều tốt từ tu luyện mà mong muốn người khác cũng được thoát bệnh khổ, có thêm hạnh phúc giống như mình. Do vậy Pháp Luân Công là chỉ mang lại điều tốt đẹp cho xã hội và chính quyền chứ không thể là trở ngại cho họ”.

Doanh nhân Phan Hồng Hải, Quản lý vùng Toyota Việt Nam: “Không có nơi nào cấm tập Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc, và ngay cả ở Trung Quốc trong hiến pháp của họ cũng không có điều nào nói cấm tập Pháp Luân Công. Việc đàn áp những người tu luyện Phật gia theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn là phi lý. Cả thế giới biết điều đó và đang mạnh mẽ lên án, phơi bày sự thật về cuộc đàn áp vô nhân tính.

Tôi đã đi rất nhiều nước và ở đâu Pháp Luân Công cũng được ủng hộ. Một số nơi ở Việt Nam xảy ra tình trạng sách nhiễu học viên, đó là do hiểu sai hoặc thông tin không đầy đủ. Tôi tin là tất cả mọi người rồi sẽ nhận ra vẻ đẹp và sự chân chính của môn tu luyện Phật gia này.

Cô giáo Võ Thu Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh Trường Tiểu học Hà Nội: “Là giáo viên trưởng bộ môn 20 năm qua, tôi thực sự tin rằng nếu các trường học đều đưa Pháp Luân Công vào giảng dạy như một số nơi trên thế giới thì những giá trị đạo đức sẽ được khôi phục và đề cao mạnh mẽ. Điều tốt đẹp phải xuất phát từ trong nội tâm mỗi giáo viên và học sinh thì mới có thể bền vững. Có như vậy, các thế hệ tương lai biết lấy Chân Thiện Nhẫn để ước thúc hành vi của mình, và gia đình, nhà trường, xã hội sẽ trở nên an định, thái bình”.

Tiến sỹ kinh tế tại Pháp Lê Thị Thùy Linh: “Paris những ngày thu thật đẹp, giống một thiếu nữ khoác lên mình vẻ đẹp kiều diễm, thanh cao. Hôm đó, trong trời nắng ấm chan hoà, chẳng ngôn ngữ nào có thể tả hết sự hân hoan và xúc động của tôi trong Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp châu Âu năm 2017. Có hàng nghìn học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước châu Âu tề tựu về Paris; cựu Bộ trưởng Pháp Françoise Hostalier cùng chúng tôi diễu hành 5 km từ quảng trường Bourse đến bảo tàng Louvre, đi qua những địa điểm lịch sử nổi tiếng. Bà nói về Pháp Luân Công: “Đây là những giá trị tích cực dành cho nhân loại, giúp mọi người sống hài hoà với chính bản thân, tìm thấy tự chủ và niềm an bình””.

Tiến sỹ hóa học tại Pháp – Nguyễn Hiền: “Từ ngày tu luyện và đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, mình hiểu ra rằng mình nên học cách coi nhẹ danh lợi, tiền bạc và thành tích, nhưng không có nghĩa là mình không còn cố gắng nỗ lực nữa, mà là hãy làm tốt nhất những gì bản thân có thể làm, không truy cầu phải đạt được cái này hay cái khác. Bởi vì có một đạo lý là bất di bất dịch, đó là bạn phó xuất bao nhiêu, bạn sẽ nhận về bấy nhiêu.”

Nguyễn Hoàng Khánh – sinh viên đại học Harvard (Mỹ): “Cộng đồng dân cư và tri thức ở Mỹ rất đón nhận Pháp Luân Công. Pháp Luân Công lại mang đến giải pháp cải biến con người từ gốc, khiến đạo đức mỗi người được đề cao theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Nếu mỗi người đều có tâm Pháp để ước thúc hành vi của bản thân mình thì chẳng phải xã hội sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều mà không cần sự can thiệp quá nhiều của luật pháp sao? Thế nên người Mỹ tôn vinh và trao tặng rất nhiều giấy khen cho Pháp Luân Công là bởi họ tin tưởng rằng Pháp môn này sẽ mang lại hy vọng về sự đề cao đạo đức trong xã hội của họ, từ đó chính họ là người được hưởng lợi.”

*********

Niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn của hàng trăm triệu người lương thiện trên thế giới vẫn như ngọn lửa sáng rực rỡ trong đêm trường tối tăm của cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài gần 2 thập kỷ. Napoléon nói: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”. Đứng trước những bất công mà học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục đang phải gánh chịu, cộng đồng quốc tế giữ một sứ mệnh lớn lao trong việc lên án tội ác chống lại loài người và phơi bày sự thật về cuộc bức hại.

Xã hội ngày nay đạo đức ngày một suy thoái, nhìn một cách khách quan, dù luật pháp có chặt chẽ đến đâu, khi nhân tâm không hướng thiện thì người ta vẫn sẵn sàng làm điều xấu. Trong hoàn cảnh đó, Pháp Luân Công giúp con người hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn, thực sự đã khơi dậy đạo đức của hàng triệu người trên thế giới, ở xã hội nào cũng có trăm phần lợi ích. Đó là niềm hy vọng cho một nền đạo đức thăng hoa trở lại, một xã hội tốt đẹp trở lại.

Tài liệu tham khảo


[1]Celebrating Falun Dafa’s 20 Anniversary! Ancient Chinese Meditation, từ phút 0:29 và từ phút 1:10, https://www.youtube.com/watch?v=fYMgv2ecGXs&t=13s

[2]Victims & Numbers (2/4) The Coalition Roundtable, End Transplant Abuse, phút 5:36, https://www.youtube.com/watch?v=6oztKTe3kLk&t=49s

[3]Victims & Numbers (2/4) The Coalition Roundtable, End Transplant Abuse, phút 5:20, https://www.youtube.com/watch?v=6oztKTe3kLk&t=49s

[4]Giới thiệu về bác sỹ Damon Noto: https://www.spineandjointcenter.com/about-damon-noto-md/

[5]世界各地庆祝法轮大法日集锦, phút 1:08, https://www.youtube.com/watch?v=MnAW4EWLVLk&t=16s

[6]【513特别节目】庆祝法轮功传世25周年(世界法轮大法日_李洪志大师), phút 20:05, https://www.youtube.com/watch?v=trUQy50_pz8

[7]Dr. T. Kumar of Amnesty International speaks at Capitol Hill to Support Falun Gong, phút 1:15, https://www.youtube.com/watch?v=0HP0TEkuVIM

[8] Elizabeth May (MP of Canada) Speech for Falun Dafa 25th Anniversary Celebration on May 2017, https://www.youtube.com/watch?v=ppiEuVaC5d8&t=39s

[9]Human Organ Harvesting Interview-China’s Government Kills Falun Gong Spiritual Practitioners, Cyrus Parsa: https://www.youtube.com/watch?v=Hil1MecDeCg&t=56s

[10]CRS Report for Congress, China and Falun Gong, https://www.justice.gov/sites/default/files/eoir/legacy/2013/06/13/China%20and%20Falun%20Gong.pdf

[11]Edward McMillan-Scott – European Parliament Transplant Plenary, End Transplant Abuse, https://www.youtube.com/watch?v=5C29jK36HZ4&t=322s

[12]Canadian Parliamentary Hearing on Forced Organ Harvesting in China 2013/02/05, phút 1:00, https://www.youtube.com/watch?v=8Emd2w6bi4I

[13]“State Organs: Transplant Abuse in China”, tạm dịch: Nguồn tạng nhà nước: vấn đề lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc, (Woodstock, Ontario, Seraphim Editions, 2012, trang 71)

[14]Two Davids & Goliath | David Matas & David Kilgour | TEDxMünchen, phút 4:34, https://www.youtube.com/watch?v=Lv5HF5x14Qo&t=342s

[15]China: Repression Against Falungong Unabated, https://www.hrw.org/reports/2002/china/China0102-01.htm#P311_42925 

[16]Victims & Numbers (2/4) The Coalition Roundtable, End Transplant Abuse, phút 10:55, https://www.youtube.com/watch?v=6oztKTe3kLk&t=49s

[17]Eyewitness Account of Tiananmen Square Massacre | China Uncensored, phút 4:15, https://www.youtube.com/watch?v=4YAYAUtdod8&t=12s

[18]Chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bằng chứng về 1.400 người thiệt mạng này. Quan trọng hơn, không một cuộc điều tra độc lập nào được phép thực hiện. Những nơi mà các nhà điều tra độc lập có thể tiến hành điều tra, những trường hợp quy kết Pháp Luân Công gây ra “tử vong” đều được phát hiện là giả mạo, thậm chí trong một vài trường hợp cá biệt, nạn nhân còn chưa hề tồn tại. Cũng không có vụ “tử vong” nào xảy ra ở bên ngoài Trung Quốc, nơi Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuyên bố trên cũng gắn với việc bóp méo những lời giảng về y học và sức khỏe của Pháp Luân Công, thường miêu tả việc luyện Pháp Luân Công là nguy hiểm hay có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngay cả về mặt này, những cáo buộc cũng không đứng vững trước các phân tích (Theo vn.minghui.org).

[19]The Journey to Tiananmen – Full Movie, phút 20:00, https://www.youtube.com/watch?v=RlDjgzFJNoQ&t=1255s

[20]Slander and Persecution of Falun Gong in China and in the United States, https://www.cecc.gov/sites/chinacommission.house.gov/files/documents/roundtables/2002/CECC%20Roundtable%20Testimony%20-%20Kery%20Nunez%20-%2012.9.02.pdf

[21]China: The crackdown on Falun Gong and other so-called “heretical organizations”, Amnesty International, http://www.refworld.org/docid/3b83b6e00.html

[22]Amnesty International (Dec 2013). Changing the soup but not the medicine: Abolishing re-education through labor in China (PDF). London,UK. Archived from the original (PDF) on 15 July 2014.

[23]CHINA: Systematic Psychiatric Torture of Falun Gong Practitioners in Hospitals, Falun Gong Human Rights Working Group (FGHRWG), https://www.upr-info.org/followup/assessments/session17/china/China-FGHRWG.pdf

[24]Samuels, Gabriel, “China kills millions of innocent meditators for their organs, report finds”, The Independent.

[25]China: Treatment of children of Falun Gong practitioners, Immigration and Refugee Board of Canada, http://www.refworld.org/docid/48d2237fc.html

[26]CHN104580.E, Ủy ban Nhập cư và Tị nạn của Canada (IRB), https://www.justice.gov/sites/default/files/eoir/legacy/2014/10/06/CHN104580.E.pdf

[27]Beijing’s Long Arms: How China is Suppressing Falun Gong in America, http://www.washingtonmonthly.com, December 2002.

[28]Freedom House, “Freedom on the Net: China, 2012”, https://freedomhouse.org/report/freedom-net/2012/china

[29]Freedom on the Net 2017, https://freedomhouse.org/report/freedom-net/2017/china

[30]Mark Landler. “China’s Ban Of Magazine Clouds Forum In Hong Kong” New York Times, 6 May 2001, https://www.nytimes.com/2001/05/06/world/china-s-ban-of-magazine-clouds-forum-in-hong-kong.html

[31]Leeshai Lemish, “Media and New Religious Movements: The Case of Falun Gong” A paper presented at The 2009 CESNUR Conference, Salt Lake City, Utah, 11–13 June 2009.

[32]China: Repression Against Falungong Unabated, Human Rights Watch, https://www.hrw.org/news/2002/02/07/china-repression-against-falungong-unabated

[33]Will Chinese Repression Play in Peoria. The Wall Street Journal, Thursday, February 21, 2002

[34]Prof Wendy Rogers – Forced Organ Harvesting in China, End Transplant Abuse, phút 2:45, https://www.youtube.com/watch?v=MH8vF76Lv5E&t=43s

[35]Báo cáo “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest), David Kilgour & David Matas: http://vn.minghui.org/books/bloody-harvest-vn.pdf

[36]Edward McMillan-Scott – European Parliament Transplant Plenary, End Transplant Abuse, https://www.youtube.com/watch?v=5C29jK36HZ4&t=322s

[37]The Origins and Long-Term Consequences of the Communist Party’s Campaign against Falun Gong, Freedom House, https://freedomhouse.org/article/China-communist-party-campaign-against-falun-gong

[38]Tears and Blood Behind Made in China (Full Version), phút 7:29, https://www.youtube.com/watch?v=TF7EGZatTcs&t=1852s

[39]Canadian Parliamentary Hearing on Forced Organ Harvesting in China 2013/02/05, phút 1:50, https://www.youtube.com/watch?v=8Emd2w6bi4I

[40]China: Repression Against Falungong Unabated, Human Rights Watch, https://www.hrw.org/news/2002/02/07/china-repression-against-falungong-unabated

[41]Michael Cooper (MP of Canada) Speech for Falun Dafa 25th Aniversary Celebration on May 2017, phút 1:25, https://www.youtube.com/watch?v=OPMq72MNVa0

[42]The Persecution of Falun Gong, phút 8:45, https://www.youtube.com/watch?v=KiP-5MfA1Mk&t=55s