Những món ăn được coi ở một số vùng miền mới chỉ nhìn qua đã khiến bạn “lạnh sống lưng”, tuy nhiên đó lại là đặc sản, thậm chí là thuốc.
Là đặc sản Việt Nam, các món được chế biến từ bò cạp, đuông, chuột… vẫn khiến không ít thực khách bối rối khi được mời dùng thử.
1. Chuột đồng
Bản đồ ẩm thực Việt có nhiều tỉnh thành xem loại nguyên liệu này là đặc sản Việt Nam. Nhiều người cho rằng chuột đồng là thịt sạch, nhiều dinh dưỡng, lại sẵn có khi vào vụ… Tuy nhiên, không phải mọi người đều có can đảm thưởng thức khi được mời.
2. Đuông
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng. Được xem như đặc sản của vùng đất phía Nam và Nam Trung Bộ với độ thơm, béo nổi bật. Người miền Tây xem đuông dừa như là tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Tuy nhiên, hình ảnh những con đuông chuyển động trong chén nước mắm, trong vòm miệng, cảm giác ăn sống “sâu” khiến nhiều người chào thua.
3. Cá thòi lòi
Là loài lưỡng cư, có thể sống được trên cạn và dưới nước. Đây là món ăn bạn sẽ được mời khi về Bạc Liêu. Người dân tại đây thường chế biến cá thành nhiều món khác nhau. Phổ biến nhất là chiên giòn và kho nước dừa.
5. Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có nọc độc
Bò cạp chiên giòn, xào xả ớt, nướng mọi, chiên bơ… đều thơm béo, ngon miệng với những ai dám đưa vào miệng.
Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp…
5. Thằn lằn
Thằn lằn núi là đặc sản của vùng núi Bà Đen (Tây Ninh). Có hai cách để chế biến món ăn này là nướng (nguyên con) và bằm nhuyễn xúc bánh tráng.
6. Dế mèn ‘phiêu lưu kí’
Dế được dùng nhiều ở Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ… song hiện nay, loại nguyên liệu này đã phổ biến tại nhiều thành phố lớn. Thịt dế thơm giòn, béo ngọt.
7. Dông
Dông (kỳ nhông) sống phổ biến ở Bình Thuận. Thịt dông thơm, ngon, nhiều dưỡng chất. Người ta thường chế biến kỳ nhông thành các món như gỏi, nấu canh, nướng muối, hầm thuốc bắc hay nấu cháo.
8. Châu chấu (tôm bay trên cạn)
Châu chấu, loại côn trùng từng gây ra nhiều trận thiên tai lớn trên thế giới cũng là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người.
9. Sá sùng
Sá sùng hay trùn biển là một trong những đặc sản có giá trị tương đương với vàng. Người ta có thể chế biến loại côn trùng này thành nhiều món khác nhau khi còn tươi hay phơi khô. Sá sùng được xem là rất bổ dưỡng, nhiều nơi vẫn dùng làm thuốc.
10. Nhái ôm măng
Con nhái, ếch được quấn chặt ôm vào miếng măng sau đó đem nấu canh. Ngày nay thịt nhái và ếch được được lột sạch da nhưng trước đây người dân tộc Mường Hòa Bình sau khi bắt nhái về chỉ đem sóc giỏ nhái qua nước cho bớt nhớt sau đó đổ cả giỏ vào nồi canh măng đang sôi sùng sục. Con nhái sống gặp nóng sẽ vội vàng quắp lấy miếng măng trong nồi thành món nhái ôm măng.
Con người thường thích khám phá, tò mò, tìm những món ăn mới lạ, nhiều người tin lan truyền rằng chúng bổ dưỡng cho cơ thể… tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng chỉ cần ăn uống lành mạnh cân bằng với các loại thực phẩm thông thường nhưng sạch sẽ là bạn đã thừa sức đáp ứng nhu cầu của cơ thể rồi.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Xem thêm:
- Tại sao cá chép lại được người xưa coi như “tiên dược” cho phụ nữ?
- 7 món đặc sản lạ lùng chuyên dùng để cung tiến cho vua chúa Việt Nam xưa
- Phim về nạn mổ cướp nội tạng của Trung Quốc được chiếu miễn phí tại California
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.