Thịt lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Việt. Tuy nhiên khi dùng thịt lợn cần tránh phối hợp chung với…
Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kỵ nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong một món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn cũng tính hàn dễ sinh chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do đó, bạn cũng không nên ăn hai món này cùng một lúc.
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng chướng hơi có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Rau mùi tính ôn, hao khí. Thịt lợn tính hàn, ích khí. Chính sự tương khắc này khiến sự kết hợp của thịt lợn và loại rau thơm này trở nên “bất hợp tác”, thậm chí có hại cho sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia Đông y, thịt lợn ăn cùng gừng sống dễ gây ra chứng phong thấp, hoặc khiến da mặt nổi lên các nốt đen. Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi. Gia vị thích hợp nhất với thịt lợn là hành.
Kết hợp thịt lợn và gan dê cũng không phải là lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ. Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Gan lợn cũng kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ khiến da mặt bạn bị nổi ung nhọt, khó chịu.
Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.
Hoàng Kỳ (T/h)
Xem thêm:
- 5 điều các bà nội trợ nên biết khi mua thịt lợn
- Mỡ lợn – mang tiếng xấu đầy mình nhưng thực ra có thể chữa khỏi cả tá bệnh
- 6 biện pháp ngăn chặn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc ai cũng cần biết
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.