Sử dụng bột ngọt thường xuyên có thể dẫn đến nghiện, không dùng cảm thấy “nhớ”, thậm chí không ăn nổi cơm. “Nghiện” bột ngọt đã thành một hội chứng được nhiều chuyên gia ghi nhận, khi đã nghiện thì “liều dùng” sẽ mỗi ngày một tăng.
Chứng nghiện này cũng là một phần của lý do người ta có xu hướng tăng hàm lượng bột ngọt trong các món ăn hàng ngày, tăng đến mức có thể gây ngộ độc cấp tính ngay sau khi ăn với các biểu hiện như: mất cảm giác, cảm giác tê liệt nhẹ ở vùng gáy hoặc nửa đầu phía sau, tim đập nhanh, tinh thần bồn chồn…
Bột ngọt đã được nhiều công trình nghiên cứu khẳng định là nguy hiểm. Đồng thời cũng rất nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng vì bị ngộ độc bột ngọt. Nó có thể tác động làm suy giảm thị giác, phá hủy tế bào thần kinh và dẫn đến các bệnh Alzheimer, Parkison… Theo Tiến sĩ Russell Blaylock – bác sĩ giải phẫu thần kinh và tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Excitotoxins: The Taste that Kills” (tạm dịch: Những kích tố độc: hương vị chết người), bột ngọt có thể là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh thời nay:
- Béo phì
- Tổn thương mắt
- Đau đầu
- Mệt mỏi và mất định hướng
- Trầm cảm
Xem thêm: Bột ngọt (mì chính) lặng lẽ giết người trong êm ái?
Trước những thông tin về sự độc hại của bột ngọt, nhiều người tiêu dùng thực sự lo lắng và tỏ ra khá nhạy cảm, tìm cách thay thế bột ngọt. Tuy nhiên các nhà sản xuất dường như còn nhanh nhạy hơn, họ đã sáng tạo ra hạt nêm!
Thông điệp đưa ra là ngọt từ thịt, ngon từ xương xen lồng vào các đoạn phim quảng cáo quyến rũ với hình ảnh một gia đình hoàn hảo, vợ đẹp, con thông minh, ông chồng hạnh phúc… làm người xem mê mẩn chẳng suy nghĩ gì nhiều nữa. Ngọt từ thịt, ngon từ xương, tốt quá rồi chẳng phải lo bột ngọt nữa!
Nói thẳng ra, đó là cũng là chiêu thuật sử dụng để đánh lạc lối khách hàng nhằm tránh đi hai chữ “bột ngọt” rất nhạy cảm mà nhiều người vừa nghe đến đã hãi hùng.
Thực ra, đa phần các loại bột nêm, hạt nêm mà bạn thấy quảng cáo khắp nơi có thành phần gần như 100% là bột ngọt. Trong bảng thành phần của sản phẩm, nhà sản xuất cũng chẳng cần hổ thẹn giấu giếm gì, ghi trên nhãn là chiết xuất từ xương thịt là 2%, có chỗ là 1.8%. Tỉ lệ này có lẽ tương đương với một cục thịt lớn hơn đầu ngón chân cái cho một gói hạt nêm có trọng lượng 1 kg, nếu như có 2% đó thật. Những hạt bột ngọt màu trắng nay đã bị chế lại cùng với chút ít các chiết xuất khác, cũng có lai lịch mập mờ.
Bàn thêm về bột ngọt
Lại nói về bột ngọt, nhiều người lý luận nó vốn là axit glutamic, một axit amin sẵn có trong tự nhiên, có trong cơ thể người và được sản xuất theo quy trình tự nhiên. Và rằng nó là phụ gia, ăn chút ít không quá liều khuyến cáo thì cũng không sao.
Có nhiều khía cạnh cần bàn đến ở đây. Chưa hẳn khoa học khoa học ngày nay đã hiểu hết được cấu trúc phân tử hóa học của axit glutamic: loại được cơ thể chấp nhận và loại được sinh ra trong quy trình sản xuất bột ngọt. Nhìn bề mặt có thể giống nhau, nhưng đi sâu vào chi tiết thì có thể sẽ khác nhau, từ đó sẽ cho các tính chất sinh học khác nhau. Và chỉ có tế bào hay chính xác là cơ thể người mới có thể nhận ra đâu là loại axit glutamic mà nó cần. Điều này trong hóa học có thể gọi là các đồng phân, tức là cùng thành phần như nhau, nhưng cấu trúc khác nhau, và chức năng sẽ khác nhau. Ví dụ có axit béo cùng công thức là C9H17C9H17O2 , nhưng có thể có cấu trúc dạng cis (là axit oleic, tốt cho sức khỏe) hoặc dạng trans (là axit elaidic có hại cho sức khỏe).
Xem thêm: Người tiêu dùng bị bủa vây bởi bột ngọt (mì chính) mà không biết
Khi axit glutamic đi vào cơ thể, đường đi nước bước của nó chưa được biết đến, do đó nhiều cơ chế gây độc của nó cũng chưa được làm rõ. Người ta chỉ biết rằng nó có mối liên hệ như vậy với bệnh tật, và cơ thể có biểu hiện là ngộ độc như vậy. Trong quá trình tinh chế bột ngọt cũng có thể lẫn các tạp chất không mong muốn vào trong sản phẩm.
Hơn thế nữa, bột ngọt có thể còn phản ứng với các phụ gia khác làm cho tác hại càng trầm trọng hơn. Cặp đôi đáng gờm nhất mà các chuyên gia đã tìm ra cho đến nay là axit glutamic và aspartame, một loại đường hóa học mà người tiểu đường và người sợ ngọt hay dùng. Nếu aspartame đi một mình thì có thể làm đường máu tăng nhanh và giảm độ nhạy với insulin, nhưng nếu kết hợp với glutamate thì có thể vừa tác động làm tăng cân gây béo phì, vừa đẩy nhanh glucose trong máu lên cao.
Một điều nguy hiểm khác là có nhiều loại chất hóa học, dư lượng độc hại trong đồ ăn hiện nay (kháng sinh, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, các loại phụ gia khác…) và cho dù mỗi ngày bạn ăn mỗi loại chỉ một chút, thì kết quả đánh “hội đồng” của các chất hóa học đó lên cơ thể thực sự không nhỏ chút nào.
Kết luận
Dù bột ngọt có làm món ăn của bạn ngọt ngào đến đâu, thì cái hậu của nó cũng rất… đắng. Hãy chịu khó xem bảng thành phần dinh dưỡng của sản phẩm bột nêm một chút. Giả sử tất cả các nhà sản xuất đều thành thật kê khai thì bạn sẽ thấy thông thường bột ngọt hay hạt nêm cũng gần như là một. Có chăng hạt nêm có thể đắt hơn vì nó mất nhiều tiền quảng cáo hơn, quy trình sản xuất thêm một số công đoạn, thêm một số hóa chất phụ gia siêu ngọt khác. Do vậy bạn tránh được cái nào hay cái đó. Bạn không cần lo cơ thể mình thiếu bột ngọt quá đâu, vì hàng loạt các sản phẩm xung quanh bạn đã được nhà sản xuất nêm sẵn rồi.
Mạnh Lạc
Xem thêm: