Y học cổ truyền luôn giảng buồn lo quá hại phế, mừng quá hại tâm, suy nghĩ quá hại tỳ vị… bất cứ trạng thái cảm xúc nào quá cường thịnh cũng đều mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Chúng ta dễ hiểu hơn về những bất lợi của cảm xúc tiêu cực, các nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy những cảm xúc tiêu cực có thể ức chế hệ miễn dịch, gia tăng mức độ căng thẳng, làm tim đập nhanh và tăng huyết áp,… tất cả đều dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Theo Jane Gruber tại Đại học Yale, không chỉ cảm xúc tiêu cực mới gây hại mà cảm xúc tích cực nếu quá nhiều cũng có thể gây hại. Dựa trên các nghiên cứu, Gruber thấy rằng vui vẻ quá mức cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo Ngũ hành trong Đông y thuyết rằng bệnh tại tâm sinh, trạng thái cảm xúc và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau. Những cảm xúc quá mức đều có thể gây bệnh, vui mừng quá sẽ hại tâm, làm cho tâm khí khuếch tán khiến tâm thần không yên, nói cười không ngớt, bồn chồn mất ngủ. Cũng giống như cảm xúc tiêu cực, cũng có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, đều hao tổn khí huyết. Trung y nhấn mạnh cần giữ tâm trạng lành mạnh, cân bằng từ đó giữ sự hài hòa giữa tinh thần, cảm xúc và cơ thể.
Trên một nghiên cứu khác, các bác sĩ tại trường Đại học Y Zurich, Thuỵ Sĩ, đã tiến hành thu thập dữ liệu về các trường hợp đột quỵ trên giới.
Đa phần các ca đột quỵ đều có nguyên nhân từ những trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức cao như đau khổ, sợ hãi và giận dữ, trong đó một nhân tố phổ biến là việc tham dự tang lễ. Nhưng cũng có một số trường hợp được chẩn đoán là đột quỵ do những sự kiện vui vẻ, chẳng hạn như tiệc sinh nhật, tiệc cưới, lễ chia tay bất ngờ, đội bóng ưa thích giành chiến thắng trong một trận đấu…
Nhìn từ một khía cạnh khác, về các loại chất kích thích như rượu, ma túy cũng khiến cho tinh thần người ta hứng khởi quá mức, nhưng đi theo sau nó thường là buồn rầu quá độ, mệt mỏi thân thể, hao tổn sinh khí.
Do đó, vui mừng cũng có thể thực sự hại đến tâm, có thể là nguyên nhân gây đột tử. Nhưng đó chỉ là vui mừng quá mức, cuộc sống không thể thiếu những cảm xúc lạc quan, vui vẻ. Không ít báo cáo khoa học chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của sự lạc quan tới thể chất, tinh thần hay cả những thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Vì vậy, điều chúng ta cần làm là giữ trạng thái “vô vi”, việc gì cũng không quá nặng tâm phiền, việc gì cũng không quá cao hứng, luôn luôn bình tĩnh, an hòa mới có thể giữ tâng trạng bình ổn và không tổn hại sức khỏe.
Tú Linh
Xem thêm:
- Được mà dửng dưng, mất mà ung dung
- Người càng vui càng thấy mình lạc lõng, như mọi nỗi buồn đều dành hết cho ta?
Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.