Ngủ muộn ngoài việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ còn khiến trẻ có thể bị hiếu động thái quá.
Một người bạn ở Canada của tôi có một cậu con trai quá hiếu động. Ở Canada mối quan hệ giữa bệnh viện, gia đình và nhà trường là tương đối mật thiết. Bác sĩ đã yêu cầu cha mẹ cậu bé phải nghiêm khắc chú ý tới giấc ngủ của con. Mỗi ngày, trẻ phải được ngủ từ 9 giờ tối (tức là 9 giờ trẻ đã lên giường nằm ngủ). Đồng thời bác sĩ cũng thông báo tới thầy cô giáo rằng, nếu trẻ ở lớp hiếu động chứng tỏ đêm trước trẻ đã đi ngủ muộn sau 9 giờ. Những trẻ hiếu động thông thường sẽ làm ra rất nhiều những sự tình không hay và nhà trường cho đó là trách nhiệm của cha mẹ nên sẽ thông báo cho cha mẹ đến để trao đổi.
Trẻ ngủ sớm sẽ thông minh hơn
Thời gian ngủ lý tưởng nhất cho trẻ là 9:00 tối, muộn nhất là 9:30 tối, thời gian ngủ đạt tối thiểu là từ 8-9 tiếng.
Trẻ ngủ sớm khí huyết sẽ cao khiến đại não được vận hành thoải mái, dễ chịu dẫn đến trí nhớ tốt, khả năng học tập sẽ tăng lên gấp 1,5 lần. Ngược lại, khi trẻ ngủ muộn, khí huyết không đủ làm cho máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút.
Thời gian ngủ khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với cơ thể con người. Nửa đầu của ban đêm là thời gian cơ thể tạo máu với hiệu suất cao nhất. Do đó, mục đích chính của việc đi ngủ sớm là để nâng cao hiệu quả của các cơ quan tạo máu trong cơ thể.
Dưới đây là biểu đồ về thời lượng ngủ cho trẻ, trẻ càng lớn lên thì thời lượng ngủ cũng sẽ giảm đi.
Giải thích:
Trục thẳng đứng (trục tung): là biểu hiện của thời lượng cần ngủ tính theo tiếng
Trục nằm ngang (trục hoành): là biểu hiện của độ tuổi, trong đó từ 1 đến 14 là tháng, từ sau 14 tháng trở đi là tính bằng tuổi.
Xin các bậc cha mẹ hãy lưu ý về lợi ích và tác hại của việc ngủ sớm, ngủ muộn đối với sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: