Mặc dù có ngoại hình ưa nhìn nhưng hơi thở có vấn đề sẽ khiến bạn “mất điểm” trong con mắt đối phương đang giao tiếp. Bệnh hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân có thể rất bất ngờ, và cách giải quyết cũng khá đơn giản mà hiệu quả.
Đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng và cách chữa trị:
1. Bệnh tại khoang miệng
Người bị các bệnh tật khoang miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng và sâu răng, bệnh nha chu… trong khoang miệng dễ sinh sôi nảy nở vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí, từ đó phân giải sinh ra sulphide, phát ra mùi hôi thối, dẫn tới miệng hôi.
2. Trường kỳ táo bón
Thường xuyên táo bón có thể dẫn tới vật chất có hại sinh ra trong cơ thể không thể kịp thời bài xuất ra ngoài, bị hấp thụ vào máu mà dẫn tới miệng hôi và triệu chứng tự ngộ độc như đau bụng, cảm giác thèm ăn giảm, dễ cáu giận…
3. Bữa tối ăn quá nhiều
Ăn quá no hoặc ăn thực phẩm thịt cá, đồ ngấy béo tỷ trọng quá lớn hoặc dùng lượng gia vị cay nóng có tính kích thích quá lớn, ngấy béo có thừa, thanh đạm không đủ, bữa tối cách giờ ngủ quá gần, khi ngủ trong dạ dày vẫn còn tồn lưu quá nhiều thức ăn… đều có thể dẫn tới hôi miệng.
4. Bệnh tật dạ dày đường ruột
Nếu bị loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày mãn, chức năng tiêu hóa không tốt… đều có thể có kèm theo hôi miệng. Gần đây còn phát hiện, người môn vị nhiễm HP (Helicobacter pylori) dẫn tới rất nhiều vấn đề dạ dày, trong đó tỷ lệ hôi miệng rõ ràng cao hơn người chưa bị nhiễm HP, mà sau khi trị khỏi dứt HP, triệu chứng hôi miệng giảm nhẹ rõ ràng. Nguyên nhân có thể là nhiễm vi khuẩn HP môn vị trực tiếp sinh ra sulphide, dẫn tới hôi miệng.
5. Thiếu nữ giai đoạn dậy thì
Có một số bạn gái đang trong thời kỳ dậy thì, chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện, khi mức độ hoóc môn giới tính tương đối thấp, sức đề kháng của tổ chức khoang miệng giảm sút, dễ nhiễm vi khuẩn từ đó sinh ra hôi miệng.
6. Áp lực tâm lý quá lớn
Tinh thần căng thẳng thường xuyên có thể dẫn tới thần kinh phó giao cảm của cơ thể trong trạng thái hưng phấn, phản xạ xuất hiện tuyến tiêu hóa, đặc biệt là tuyến nước bọt phân tiết giảm, dẫn tới miệng khô, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, mà sinh ra miệng hôi.
7. Dạ dày nóng
Những người này khả năng mắc loét miệng, viêm nha chu mãn, hoặc là bình thường thích vị ngấy béo cay nóng đều có khả năng dẫn tới hôi miệng, nên phải thanh trừ vị hỏa thích đáng, ít ăn đồ ăn khô nóng thì có thể tiêu trừ.
8. Nhịn ăn giảm béo
Nhịn ăn giảm béo hoặc do bệnh không thể ăn được, hoặc do người già chức năng tuyến nước bọt bị thoái hóa, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt xuất hiện rối loạn nội tiết mà dẫn tới nước bọt tiết ra ít, đều có lợi cho khuẩn kỵ khí sinh trưởng phát triển, do đó phát sinh hôi miệng.
9. Thức đêm
Thành phần trí thức thường xuyên thức đêm, lên mạng thời gian dài, trong khoang miệng nước bọt phân tiết giảm, vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng dễ tích tụ sinh ra vấn đề hôi miệng, lâu dài có thể phát bệnh nha chu.
Tuy nói rằng hôi miệng không phải là một loại bệnh tật độc lập, nhưng mà thường thường có thể ảnh hưởng giao tiếp xã giao qua lại, tạo thành phiền toái cho cá nhân, dẫn tới tự ti và bất ổn.
Vậy đâu là biện pháp giải trừ vấn đề hôi miệng?
1. Sữa bò
Khắc tinh của mùi tỏi, sau khi ăn tỏi hơi thở rất khó ngửi, uống một cốc sữa bò, mùi hôi của tỏi lập tức có thể bị trừ khử.
2. Chanh
Chanh tính chua, vị hơi đắng, vốn có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải thử (cảm nắng). Có thể trong một cốc nước sôi, cho vào một chút bạc hà, đồng thời cho thêm một ít nước chanh tươi uống, có thể khử hôi miệng.
3. Nước trà
Uống trà là một phương pháp không dùng thuốc vô cùng tốt để khử hôi miệng. Khi uống trà, hãy thưởng thức, tức là để nước trà ngậm trong miệng lâu chút. Trà có thể ức chế vi khuẩn khoang miệng sinh sôi nảy nở rất hiệu quả, mà hương trà có thể làm loãng một phần mùi hôi miệng.
4. Cần tây thơm
Loại thực vật thảo mộc này hỗ trợ tiêu trừ mùi lạ trong miệng tốt nhất, đặc biệt là mùi thuốc lá. Nếu là bên cạnh nhất thời tìm không được cần tây thơm, rau mùi, bạc hà cũng có thể khởi được tác dụng khử mùi lạ trong miệng. Để đạt được hiệu quả tốt hơn, những thứ này nhai thời gian càng dài càng tốt, hoặc là dùng để hãm trà uống. Ngoài ra, những loại thực vật thảo mộc như trên đối với tiêu hóa cũng có ích.
5. Sữa chua
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra, mỗi ngày kiên trì uống sữa chua có thể giảm thấp hàm lượng hydrogen sulfide trong miệng, bởi vì loại vật chất này chính là thủ phạm gây nên mùi khó chịu ở miệng. Định giờ ăn sữa chua còn có thể ngăn chặn vi khuẩn có hại trong khoang miệng sản sinh, những vi khuẩn này có thể dẫn tới bệnh nướu răng hay mảng bám răng. Nhưng, chỉ có sữa chua thiên nhiên mới có tác dụng này, sữa chua có đường không khởi được hiệu quả này.
6. Quất (tắc)
Quất đối với hôi miệng kèm tức ngực khó tiêu rất có tác dụng, có thể lấy quất tươi 5 – 6 quả, rửa sạch rồi nhai. Loại này vốn có tác dụng cay thơm thông khiếu, thuận khí kiên tỳ.
7. Mật ong
Mật ong 1 thìa hòa vào 1 cốc nước đun sôi để ấm uống, mỗi sáng sớm ngủ dậy uống lúc bụng đói. Mật ong tác dụng nhuận tràng thông phủ, hóa tiêu khứ hủ, đối với miệng hôi do táo bón khá là có tác dụng.
8. Bưởi
Bưởi khử mùi sau uống rượu, có thể trị ăn kém, miệng nhạt, khử mùi khó chịu trong dạ dày, giải độc rượu, khử mùi lạ trong miệng sau khi uống rượu, có tác dụng tiêu thực kiện tỳ, hương thơm khử mùi. Lấy bưởi tươi bỏ vỏ ăn múi, nhai chậm thật kỹ.
9. Rong biển
Nghiên cứu những năm gần đây phát hiện trong rong biển tồn tại vật chất khử mùi hôi hiệu quả cao, hiệu quả khử mùi hôi đó hiện có chất ức chế hôi miệng flavonoid gấp 3 lần, do đó người bị hôi miệng thường xuyên ăn rong biển có tác dụng tiêu khử hôi miệng.
Trừ những thực phẩm khử mùi hôi miệng ra, chủ yếu nhất vẫn là cần giữ gìn khoang miệng sạch sẽ, thức ăn thừa sau mỗi lần ăn là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo thành miệng hôi, tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng. Ngoài đánh răng sớm tối, sau mỗi khi ăn, cố gắng súc miệng để tiêu trừ thức ăn thừa bám lại là rất quan trọng, nếu mà miệng hôi rất nặng, kiến nghị sau mỗi bữa ăn đều đánh răng để vệ sinh khoang miệng. Cố gắng giữ gìn khoang miệng sạch sẽ là điều kiện tiền đề giải quyết hôi miệng.
Liên Hoa
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.