Nghệ – gia vị được nghiên cứu rộng rãi nhất trên thế giới – tiếp tục chứng minh được khả năng chữa bệnh xuất sắc. Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy nghệ có thể bù lại một trong số những thiếu sót gây tranh luận mạnh mẽ của chế độ ăn chay: thiếu axit béo omega-3 DHA.
Một nghiên cứu mới khá thú vị về chất polyphenol màu vàng có tên là curcumin được phát hiện trong củ nghệ, tìm thấy một cơ chế có thể làm giảm rối loạn nhận thức, đặc biệt là ở người ăn chay.
Nghiên cứu được Hiệp hội Sức khỏe Quốc gia (Hoa Kỳ) tài trợ có tựa đề: “Curcumin làm tăng lượng DHA trong não: Vai trò trong phòng ngừa rối loạn lo âu”. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy chất curcumin làm tăng cường sự sinh tổng hợp DHA (docosahexaenoic acid) trong não chuột.
Thiếu DHA là tình trạng khá phổ biến và gây ra nhiều hệ quả bất lợi đối với khả năng hoạt động tối ưu của não bộ. Nếu các kết quả nghiên cứu trên động vật này được áp dụng đối với chuyển hóa và sinh lý cơ thể người, nó có thể chứng minh giá trị của chế độ ăn chay hay các chế độ ăn thanh đạm khác.
Động vật có vú phải hấp thu DHA từ nguồn động vật (ví dụ như cá tự nhiên, thịt động vật ăn cỏ) hoặc tổng hợp từ tiền chất của acid béo omega-3 có ở thực vật như acid α-linolenic, thường thấy trong hạt cây lanh, quả óc chó, hạt chia.
Sự tổng hợp DHA xảy ra chủ yếu tại gan, cùng với khả năng sản xuất của não bộ chỉ với lượng hạn chế. Những người ăn chay nhìn chung có nồng độ DHA trong huyết tương giảm so với người ăn mặn. Tuy nồng độ DHA của người ăn chay thấp, nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra:
“Nhiều người ăn chay hoàn toàn vẫn phát triển tốt và có thể đạt được nồng độ DHA thích hợp để hỗ trợ phát triển nhận thức và khả năng thích ứng”. Cũng bởi sự mâu thuẫn này nên các nhà nghiên cứu đã giả sử rằng các thành phần thức ăn khác trong chế độ ăn kiêng “có thể tăng cường sự chuyển hóa thành DHA từ tiền chất n-3”. Các nghiên cứu cho thấy sự suy giảm nhận thức do thiếu hụt DHA trên động vật không phù hợp với dữ liệu báo cáo về khả năng nhận thức bình thường của người ăn chay. Sự không nhất quán này khiến họ phải tiến hành cuộc nghiên cứu để xác định xem “Các hợp chất thường được hấp thu trong chế độ ăn chay truyền thống có thể làm tăng lượng DHA trong não bộ và tăng cường tổng hợp DHA từ nguồn thực vật hay không”.
3 phát hiện chính từ nghiên cứu:
- Curcumin tăng cường tổng hợp DHA từ tiền chất của nó là acid α-linolenic và làm tăng nồng đồ enzym tham gia tổng hợp DHA như FADS2 và elongase 2 trong cả mô gan và não.
- Curcumin làm tăng cường tổng hợp DHA trong gan
- Điều trị bằng curcumin và ALA cho kết quả là tăng DHA trong não bộ và giảm các hành vi giống như lo âu ở loài gặp nhấm
Họ kết thúc nghiên cứu bằng đoạn tổng kết dưới đây:
“Dữ liệu này cho thấy curcumin tăng cường sự tổng hợp DHA, do đó làm tăng lượng DHA trong não. Phát hiện nay có quan hệ rất mật thiết với sức khỏe con người và việc phòng tránh các bệnh về nhận thức, đặc biệt là đối với các cộng đồng chủ yếu ăn thực vật hoặc không ăn cá (nguồn DHA chủ yếu), vì DHA là thành phần thiết yếu đối với chức năng năng não bộ và thiếu hụt chất này sẽ gây ra nhiều kiểu rối loạn thần kinh”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng nồng độ DHA do curcumin có thể là kết quả gián tiếp do curcumin giúp giảm stress oxi hóa và chống viêm.
Nếu nghiên cứu mới này phù hợp với dinh dưỡng của con người, thì có thể sử dụng các họ thực vật đặc biệt như nghệ để chuyển đổi các chất béo omega-3 lấy từ thực vật thành DHA.
Thực vậy, ngày càng nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy các giới hạn gen của chúng ta được bù đắp nhờ các vi sinh vật cư ngụ trong cơ thể, chúng giúp cơ thể sản sinh các vitamin, các acid béo, các enzyme, các hợp chất miễn dịch, các chất dẫn truyền thần kinh… Cuối cùng, nghiên cứu đã cho ta thấy được hiểu biết hạn hẹp của nhân loại đối với các nhu cầu chuyển hóa và những khả năng, sự bổ sung và đối thoại sâu sắc diễn ra giữa động vật và thế giới thực vật trong lĩnh vực dinh dưỡng – một lĩnh vực mà sự nghiên cứu vẫn còn ở thuở sơ khai.
Bài báo được đăng lần đầu trên www.GreenMedInfo.com
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đại Hải biên dịch