Truyền thống văn hóa Trung Hoa rất sâu sắc. Trung Y không cần dùng đến các phương tiện khoa học hiện đại, chỉ bằng “vọng, văn, vấn, thiết” liền có thể đoán được bệnh tình trên mỗi bộ phận của cơ thể.
Chẩn đoán bằng “vọng” là quan sát ngoại hình bệnh nhân, như khí sắc, tròng mắt, môi miệng, lưỡi của bệnh nhân. “Văn” là qua giọng nói, tiếng ho và mùi cơ thể để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. “Vấn” là tìm hiểu tập quán sinh sống, nguyên nhân phát bệnh, quá trình phát triển bệnh và tình hình đau nhức của bệnh nhân. Cuối cùng, “thiết”, tức là bắt mạch là phương pháp quan sát mạch đập; dựa trên các mức độ yếu của mạch có thể chẩn đoán ra tất cả tình hình bên trong cơ thể của bệnh nhân.
Gần đây, một số phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã thông báo: các nghiên cứu khoa học khẳng định dựa trên đặc điểm ngũ quan và tứ chi có thể biết được bệnh tật của một người.
Theo tạp chí The Man Health (Mỹ), khoa học chứng minh “tương quan kỳ diệu của thân thể người” trong đó có rất nhiều mục rất giống phương thức chẩn đoán “vọng, văn, vấn, thiết” của Trung Y.
Tạp chí Mỹ khẳng định mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể và phương pháp chẩn đoán trong Trung Y có điểm giống nhau:
- Bắt mạch có thể biết được nhịp tim
Nghiên cứu sinh Đại học Lowa (Mỹ) phát hiện ra rằng dùng tay bắt mạch có thể nhanh chóng xác định mức độ đàn hồi của động mạch chủ, động mạch chủ mất tính đàn hồi vốn là tiền thân của những cơn đau tim hoặc đột quỵ.
- Nghe giọng biết chiều cao
Nghiên cứu của Trường Đại học Washington cho biết, nghe tiếng nói có thể xác định chính xác chiều cao tương đối của một người. Lý do là với sự tăng trưởng chiều cao, đường hô hấp phổi cộng hưởng đường sinh ra sẽ làm giảm âm thanh. Morton, một nghiên cứu viên giải thích: người cao thì đường hô hấp dưới thường tương đối lớn, “cộng hưởng thanh môn dưới” phát ra càng mạnh, âm thanh càng thấp, càng trầm.
- Xem mắt để biết sức khỏe của não
Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí “Khoa học tâm lý” Mỹ đã chỉ ra, mạch máu võng mạc cho thấy tình trạng của não. Người trung niên có tĩnh mạch khá to thường điểm kiểm tra nhận thức thấp hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy bệnh về mắt là một trong những triệu chứng báo trước nguy cơ mất trí nhớ.
- Nhìn vào da biết đến huyết áp
Tạp chí Tuổi già của Mỹ xuất bản một nghiên cứu cho thấy các nếp nhăn da không chỉ phản ánh tình trạng lão hóa. Tùy mức độ nhiều ít của nếp nhăn có thể dự đoán độ cao huyết áp. Nghiên cứu trên những tình nguyện viên cho thấy những người có ít nếp nhăn và huyết áp thấp có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.
- Chiều dài ngón tay xác định nguy cơ ung thư
Tạp chí ung thư Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu trong 10 năm trên 1500 người cho thấy những người đàn ông có ngón trỏ dài hơn ngón tay áp út thì có thể có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 33%. Giáo sư Ross của Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh cho biết: “ So sánh chiều dài ngón tay có thể được sử dụng để đo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là cho những người đàn ông dưới 60 tuổi”.
- Nhìn răng đánh giá mức độ suy giảm nhận thức
Tạp chí Y Học người già (Mỹ) năm 2012 công bố một nghiên cứu cho thấy khả năng nhai của răng có thể dự đoán nguy cơ rối loạn nhận thức. Mức độ lão hóa của khoang miệng có mối tương quan với rối loạn nhận thức.
Theo Đại học Tsurumi (Nhật Bản), khảo sát các đối tượng có độ tuổi 75 trở lên có ít nhất 20 chiếc răng khỏe hơn so với những người cùng độ tuổi có nhai lực thấp hơn 50%-90%, lượng thực phẩm nhai thấp 1/6 – 1/3. Khả năng nhai thấp sẽ đẩy nhanh sự suy thoái của lão hóa não, nguy cơ rối loạn nhận thức vì thế cũng tăng theo.
Đại học Tohoku (Nhật Bản) xét nghiệm mức độ suy giảm nhận thức trên 70 tuổi cho thấy, người khỏe mạnh trung bình có 29,8 chiếc răng, và những người tham gia khảo sát bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn nhận thức trung bình chỉ có 18,8 chiếc răng. Điều này chứng minh hoạt động nhai có thể kích thích não bộ.
- Quan sát môi miệng biết tiền sử bệnh lý
Một nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy, loét miệng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhận thức. Một nhóm các nhà nghiên cứu những người từ độ tuổi 59-79 đã được theo dõi điều tra trong khoảng thời gian 8 năm. Có thể thấy rằng những người bị nhiễm virus herpes simplex ở mức cao sẽ có nhận thức kém hơn.
Thông thường,Tây y dùng thiết bị để kiểm tra bệnh, Trung y dùng các phương thức “vọng, văn, vấn, thiết” để chẩn đoán bệnh.
Từ cách đây 2000 năm, bằng “vọng, văn, vấn, thiết” các thần y Trung Quốc đã giải quyết bệnh của vô số người. Rốt cuộc điều này hàm ẩn ý gì?
Trung y đề cập đến quan sát màu sắc trên khuôn mặt, cơ thể của người, đặc biệt là trạng thái khuôn mặt và lưỡi. Ví dụ, có thể dựa vào bựa lưỡi đoán tình trạng sức khỏe, người có bựa lưỡi dày trắng thường khẩu vị kém.
Văn, có nghĩa là thông qua thính giác và khứu giác, thu thập thông tin liên quan đến bệnh. Ví dụ, nghe thấy tiếng nói, tiếng ho, tiếng nấc, tiếng thở…; ngửi nếu hơi thở có mùi, hơi thở hôi nghĩa là rối loạn chức năng tiêu hóa.
Vấn là một phương pháp nữa chẩn đoán bệnh của Trung Y. Thông thường việc bốc thuốc qua chẩn đoán bằng “Vấn” yêu cầu rất chi tiết, bao gồm những vấn đề như nguồn gốc mắc bệnh, vệ sinh, chế độ ăn uống, ngủ, dễ bị khát nước …, để hiểu tình hình thực tế những thay đổi bệnh. Trung y đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống và khẩu vị tốt hay xấu. Nếu vẫn có cảm giác thèm ăn bình thường, có nghĩa là chức năng tiêu hóa dạ dày bình thường, cũng có nghĩa là bệnh đã có dấu hiệu chuyển biến tốt.
Thiết hay bắt mạch bởi mạch có thể phán ánh những thay đổi trong nội tâm con người. Bắt mạch nhấn mạnh sự quan sát các bộ phận, tần số, cường độ và nhịp điệu. Ước tính có 28 cách bắt mạch được lưu truyền đến hôm nay và chủ yếu dùng để phản ánh tình hình bên trong cơ thể.
Bác sĩ Trung Y sẽ dùng ba ngón tay đặt lên động mạch ở cổ tay, từ từ gia tăng áp lực lên mạch để kiểm tra ba giai đoạn của mạch đó là mạch nổi, mạch trung và mạch chìm, qua đó họ có thể biết bệnh đang phát triển đến giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối; ngoài ra dựa vào tốc độ cũng có thể phân biệt, ví dụ, dựa vào quy luật về số nhịp đập, số nhịp ngừng của Đới Mạch (một loại của mạch tượng), có thể cho biết các vấn đề về tim. Bình thường Trung Y không chỉ dùng một loại phương pháp, mà họ dùng bốn loại phương pháp sau đó kết hợp lại để tham khảo nhằm gia tăng độ chuẩn xác trong việc chẩn đoán bệnh.
Theo theepochtime
Tú Linh biên dịch
Xem thêm:
- Đầu thu là thời điểm nên dưỡng phổi, Trung y ăn gì để giúp bổ phổi?
- Bách bệnh sinh ra từ khí: Trung y dạy điều khí dưỡng sinh
- “Khí” là gì và chăm sóc ra sao?
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.