Nhiều người sử dụng thuốc thảo dược, bao gồm cả y học cổ truyền Trung Quốc, nghĩ rằng việc họ đang làm sẽ mang lại sức khỏe cho họ. Trớ trêu thay, trong một số trường hợp họ có thể gặp phải kết quả ngược lại với kì vọng.
Đã bao giờ bạn tự hỏi trong các sản phẩm thuốc thảo dược mà bạn mua có những thành phần gì? Liệu thảo dược ghi trên nhãn thuốc có được thay thế bằng loại thảo mộc khác? Liệu có dược phẩm (Tây dược) trong đó không?
Một viên thuốc có 500 mg paracetamol và thực sự chứa 500 mg paracetamol là khá dễ để kiểm chứng, bởi có các thử nghiệm để đo nồng độ paracetamol. Nhưng làm thế nào thử nghiệm đánh giá thuốc thảo dược?
Hầu hết các loại thuốc thảo dược đều không có bất kỳ một dấu vết nào về cấu trúc để xác thực nguồn gốc thảo dược.
Hầu hết các loại thuốc thảo dược là dạng thuốc viên hoặc bột, đều không có bất kỳ một dấu vết nào về cấu trúc để xác thực nguồn gốc thực vật, và nhiều thực vật không có dấu hiệu hóa học giúp hỗ trợ khả năng xác thực về nguồn gốc. Vậy nếu có những tạp chất và chất làm giả ẩn giấu trong các thành phần hóa học phức tạp của các loại thảo dược thì thế nào?
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Scientific, các nhà nghiên cứu đã mất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi này.
Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu từ Đại học Curtin, Đại học Murdoch và Đại học Adelaide đã kết hợp các kỹ thuật phân tích độ nhạy mới nhất để sàng lọc một số các bài thuốc cổ truyền Đông y có tại Australia.
Họ sử dụng cách tiếp cận ba mặt, kết hợp giải mã ADN, xét nghiệm độc tố và kim loại nặng để tìm các thành phần thực sự trong 26 sản phẩm thuốc thảo dược được mua ngẫu nhiên từ Adelaide; phần lớn các sản phẩm để trị cảm lạnh và cảm cúm hoặc chăm sóc sức khỏe nói chung.
Kết quả phân tích
Gần 9 trên 10 sản phẩm có một số chất không được khai báo, là tạp chất hoặc chất làm giả. Có 16 sản phẩm thuốc thảo dược có nhiều hơn một tạp chất hoặc chất làm giả.
Tuy có khoảng một nửa số thuốc này không được liệt kê ở cơ quan quản lý được phẩm Úc (Therapeutic Goods Administration – TGA), lẽ ra không được bán trên thị trường, nhưng chất gây ô nhiễm vẫn được tìm thấy trong cả thuốc mà TGA đã niêm yết và chưa niêm yết. Các tạp chất/chất làm giả có chứa dược phẩm và kim loại nặng độc hại.
ADN của các loài thực vật và/hoặc động vật không được liệt kê trên nhãn hiệu sản phẩm cũng được tìm thấy. ADN của loài báo tuyết (báo tuyết là một loài có nguy cơ tuyệt chủng), đã được phát hiện trong một loại thuốc. ADN từ ếch, chuột, mèo và chó cũng đã được phát hiện trong một số loại thuốc.
Tỷ lệ các kim loại độc hại như asen, cadimi và chì đã được tìm thấy trong hơn một nửa sản phẩm.
Một số các dược phẩm cũng được tìm thấy là paracetamol, antihistamines, thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh và các chất kích thích như pseudoephedrine. Đặc biệt là các loại thuốc như warfarin có thể gây ra tổn hại đáng kể nếu không có sự giám sát y tế, và ephedrine, chất vốn bị cấm ở Australia.
Tỷ lệ của các kim loại độc hại nặng như asen, cadimi và chì đã được tìm thấy trong hơn một nửa sản phẩm. Trong đó ít nhất là bốn loại thuốc nếu sử dụng theo chỉ dẫn ở trên bao bì thì vượt quá mười lần giới hạn quy định của TGA cho các thành phần kim loại nặng có trong thuốc.
Kết quả này có nghĩa gì?
Ở tỷ lệ nào thì của các chất không được công bố trong thuốc thảo mộc được gọi là “tạp chất” hay “chất làm giả”? Chất làm giả được cố ý thêm vào. Còn tạp chất thì được thêm vào một cách vô tình, ví dụ, nơi chế biến không sạch hoặc các loại thảo mộc được trồng trên đất bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, khó có thể được xác định được một cách minh bạch về 2 loại chất trên. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, các kim loại nặng hoặc cóc có nọc độc có thể được thêm vào như là một chất để điều trị. Tuy nhiên, bằng cách nhìn vào một số mẫu chất liệu, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra một số gợi ý.
Khi thuốc thảo dược được dùng để tăng cân thì phải tăng hàm lượng cyproheptadine có trong ma túy, đây là một chất làm kích thích sự thèm ăn.
Trong một dược phẩm khác, ephedrine đã được tìm thấy mà không có bằng chứng về sự có mặt ADN từ các cây thuộc loài Ephedra, gợi ý rằng trong cả hai trường hợp, ma túy đã bị cố tình thêm vào.
Thú vị là, một tỷ lệ lớn arsenic được tìm thấy tương tự như tỷ lệ của chì. Arsenate chì được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, và các mức độ cao có thể đến từ đất bị ô nhiễm.
Điều này có nghĩa là bạn phải rất cẩn thận về việc chọn và mua thuốc thảo dược. Nếu đang ở Australia, không nên dùng các loại thuốc mà không có trong danh sách ARTG (nó cần phải có số hiệu như AUST L 123456 trên mặt trước của chai). Nhưng ngay cả các loại thuốc với các nhãn AUST L thì cũng không đảm bảo an toàn.
Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn đang dùng thuốc thảo dược, vì tạp chất tương tác với thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
Và cuối cùng
Ngành công nghiệp thuốc thảo dược là một ngành toàn cầu lên đến nhiều tỷ USD, với các sản phẩm được bán khắp nơi trên thế giới. Trên toàn cầu, chúng ta cần một “bộ công cụ” tốt hơn để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, cần một lộ trình quy định chặt chẽ hơn trong lĩnh vực y học thảo dược.
Đối với người tiêu dùng ở các nước có nhiều loại dược phẩm như Việt Nam, cần lựa chọn kĩ các loại thuốc thảo dược, ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thuộc cơ sở chế biến thuốc uy tín. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng, và chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể để có thể kịp thời điều chỉnh.
(Các kết quả sàng lọc trong nghiên cứu trên đã được thông qua TGA.) Tác giả, ông Ian Musgrave là giảng viên cao cấp về dược. Bài viết này đã được công bố trên tạp chí Conversation.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Ánh Sao biên dịch
Xem thêm: