Đã quá nhiều tai biến và tử vong sau khi tiêm vắc xin ‘5 trong 1’, tại sao vẫn tiếp tục dùng?
Danh sách nạn nhân của vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem lại được kéo dài thêm khi mới đây vài ngày, một em bé ba tháng tuổi đã tử vong ngay sau lúc tiêm. Đây là loại vắc xin có nguy cơ khá cao mà nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo, trong thực tế cũng thấy các tai biến lặp lại đi lặp lại sau khi tiêm, nhưng vì lý do gì mà nó vẫn được tiếp tục tiêm cho các em bé. Ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết oan uổng của các em?
Hồ sơ dài các nghi vấn với vắc-xin Quinvaxem đã được lập từ lâu
Quinvaxem là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib). Nhà sản xuất khuyến cáo nó có thể phối phòng được 5 bệnh trong một mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib, do đó nó cũng có tên là “5 trong 1”.
Cho đến nay, số bệnh mà Quinvaxem phòng được thì chỉ là dựa trên thông tin nhà sản xuất đưa khi phát triển vắc-xin và làm các phân tích trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá một cách chính xác trên người, tuy nhiên thiệt hại mà nó gây ra thì đã thấy trong thực tế và ngày càng có xu hướng gia tăng khi số liều tiêm tăng lên. Như vậy, có thể Quinvaxem giúp tiết kiệm được thời gian đi tiêm (tiêm 1 mũi được 5 bệnh, và tiết kiệm vì giá thành rẻ hơn), nhưng thời gian và tâm trí người ta phải bỏ ra để tìm hiểu và lo lắng về sự an toàn cho trẻ nhỏ, thậm chí công sức để đi điều tra và rà soát lại sau mỗi lần tai biến thì là vô số.
Sự nguy hiểm của Quinvaxem đã được nói đến từ lâu, giới truyền thông trong nước đã đưa tin nhiều. Ví dụ, ngày 26/11/2013, báo nguoiduatin.vn đã cho đăng bài viết: ‘Thần chết’ Quinvaxem: ‘Đừng vì lợi ích để trẻ chết oan’, phản ánh về vấn đề này. Theo đó, Quinvaxem đã được đưa vào “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở Việt Nam từ tháng 6/2010, tuy nhiên tính đến tháng 5/2013 đã có 43 trường hợp bị tai biến sau khi tiêm vắc xin trong đó có 27 trường hợp tử vong được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên khắp cả nước: Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Thuận, Đắk Lắk… Ngoài các trường hợp tử vong thì một số lãnh đạo các Sở y tế cũng công nhận nhiều bé bị sốt co giật hay các phản ứng khác sau khi tiêm vắc xin.
Qua những sự cố đó, đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế đã quyết định tạm dừng sử dụng loại vắc xin này, và cho đến cuối tháng cuối 9/2013 mới tiêm trở lại sau khi Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng kết quả kiểm nghiệm cho lô vắc xin do Việt Nam gửi đều đạt tiêu chuẩn. Việc trở lại của Quinvaxem đã thực sự dấy lên mối lo lắng của nhiều người, và trong thực tế, tổn thất lại tiếp tục xảy ra kể từ đó.
Có nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng nếu chỉ dựa vào các nguồn tin của tuoitreonline (thống kê không đầy đủ) thì cũng đủ khiến những ai có con đến tuổi cần tiêm phòng theo lịch phải thực sự cân nhắc nếu không muốn nói là mất ăn mất ngủ. Các ca tử vong sau khi tiêm vắc xin liên tiếp xuất hiện, ví dụ:
- Ngày 15/01/2014, tuoitreonline (TTO) báo cáo một trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin tại Đà Lạt.
- Ngày 18/01/2014, TTO ghi nhận trường hợp trẻ nhập viện sau khi tiêm Quinvaxem.
- Ngày 21/03/2014, thêm một trẻ tử vong sau chích vắc xin Quinvaxem tại trạm y tế xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Ngày 25/06/2014, 5 trẻ tím tái, nôn mửa sau tiêm vắc xin ‘5 trong 1’.
- Ngày 08/07/2014, bé hai tháng tuổi chết sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Đồng Tháp.
- Ngày 15/09/2014, Đắk Lắk: một trẻ tử vong sau khi tiêm Quinvaxem.
- Ngày 10/07/2015, có ba bé tử vong sau khi tiêm Quinvaxem.
- Ngày 05/09/2015, một trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.
- Ngày 20/10/2015, bé trai 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.
Nếu tổng hợp tất cả các nguồn tin, con số tử vong thực tế sau khi chủng Quinvaxem sẽ có thể còn cao hơn. Đó là chỉ tính những trường hợp chết và được báo cáo, cũng có trường hợp không được báo cáo vì một lý do nào đó. Những trường hợp bị tai biến xảy ra sau khi tiêm nhưng không chết thì các tin đưa lên cũng rất ít ỏi. Việc có được những con số thống kê khách quan và chính xác hiệu quả và hậu quả của tiêm chủng tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn. Một phần là do hệ thống báo cáo ghi nhận số liệu, một phần vì nó sẽ ảnh hưởng đến thành tích, trách nhiệm và quyền lợi của những người và tổ chức có liên đới như Bộ, các Sở và Trung tâm y tế, người tiêm, người nhập vắc xin… Con số thiệt hại luôn luôn là một ẩn số, người tiêu dùng có thông thái đến cỡ nào cũng không để lường đoán được.
Theo thông tin của trang Naturalnews (12/08/2013), một bài xã luận trên tạp chí Indian Journal of Medical Ethics (IJME) đã cáo buộc WHO không ‘thành thực’ khi tuyên bố rằng không có tai biến nào sau khi tiêm loại vắc xin này đã được báo cáo. Tác giả bài xã luận là tiến sĩ, bác sĩ Jacob Puliyel, trưởng khoa nhi của bệnh viện Stephens, New Deli cho biết Quinvaxem không chỉ gây tử vong cho cho trẻ tại Việt Nam, mà ở một số nước khác cũng vậy, trong đó có Ấn Độ, Bhutan, Sri Lanka, Pakistan. Đến cuối năm 2013, tại Ấn Độ đã có 21 trẻ em đã thiệt mạng kể từ khi chương trình tiêm chủng ‘5 trong 1’ bắt đầu. Ngoài ra còn nhiều trường hợp không được công bố. Quinvaxem được đánh giá là loại vắc xin có nguy cơ cao, do đó nó bị cấm sử dụng hoặc không được dùng ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, châu Âu, Úc và Nhật.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, ngay tại nước sản xuất ra nó là Hàn Quốc cũng không dùng loại vắc xin này. Một trong những lý do là ‘Hàn Quốc không dùng vì họ là nước giàu, có đủ khả năng mua vắc xin vô bào’, theo TTO ngày 08/01/2013. Vậy có thể nói Quinvaxem là vắc xin của người nghèo? Lý do khiến các nước phát triển không chọn Quinvaxem là vì họ có những vắc xin tương tự nhưng sử dụng công nghệ tốt hơn và do đó tỷ lệ phản ứng thấp hơn.
Như vậy, đâu là lý do để các nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng loại vắc xin này?
Mỗi khi xảy ra sự cố về vắc xin, thì các cơ quan chức năng lại… vào cuộc để làm rõ sự việc, rồi rà soát các khâu, tất cả đều tỏ vẻ rất quyết tâm tìm bằng được (một) nguyên nhân nào đó đã gây ra cái chết của trẻ. Lần nào cũng như lần nào, phía người bị thiệt thân cô thế cô, về quản lý nhà nước cũng chẳng biết, chuyên môn về vắc xin thì đa số đều mù tịt, chỉ nghe thấy các thông tin về hiệu quả của tiêm chủng mà không có khuyến cáo về các phản ứng có thể lấy đi sinh mạng đứa con của họ. Do đó, nhà nào giỏi thì cũng đến gào khóc bù lu bù loa, quát hét dọa nạt bắt đền này nọ, cùng lắm là kéo cả gia đình lên bệnh viện hoặc trạm xá bữa đó.
Không tính đến trường hợp tiêm nhầm là không thể chối cãi được, thì rất nhiều ‘kết luận điều tra của các cơ quan chức năng’ đều là thuộc về lỗi của người đã chết, do bé đã viêm chỗ nào, bệnh chỗ này chỗ kia trước khi tim vắc xin, do sốc phản vệ… Vậy giải pháp tiếp theo là gì hay việc duy nhất có thể làm là cứ tiếp tục tiêm theo cách cũ, rồi khi tai biến xảy ra sẽ lại lặp lại quy tình rà soát-kết luận như trên!?
Một trong những cái bình phong hay được đưa ra sử dụng là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói rằng WHO xác nhận vắc xin hoàn toàn qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt, và đạt yêu cầu. Cái ông WHO ấy ở xa lắc xa lư, chả mấy ai biết đến, lại toàn nói tiếng Tây nữa, vậy người dân mình tính sao đây!? Nếu đó là đã là vắc xin an toàn, vậy sao lại có nước cấm dùng? Về nguyên tắc, khi tiêm vắc-xin đồng nghĩa với việc chấp nhận một tỉ lệ rủi ro nào đó, hay nói thẳng ra là chấp nhận một tỉ lệ tai biến, sốc phản vệ do vắc xin. Làm thế nào để phân định được rằng đó là do độc tính bất thường của vắc xin hay là “sốc phản vệ” bình thường có thể chấp nhận được?
Các thông tin về nguy cơ mà nó có thể gây ra thì không được đề cập đến một cách thiết thực. Thực ra, nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra những nguy cơ mà vắc xin mang lại cho sức khỏe con người không hề nhỏ, nó còn góp phần thúc đẩy tạo ra các bệnh mới trong xã hội hiện đại.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tác hại của vắc xin là không thể lường hết được, bởi vì người ta can thiệp vào hệ miễn dịch tự nhiên của con người một các nhân tạo và vô lý. Nó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ đã qua tiêm chủng, như tự kỷ, ung thư, thương tổn thần kinh, suyễn… (chúng tôi sẽ trở lại chủ đề này trong một dịp khác rất gần đây).
Tiêm vắc xin cũng đồng thời tiêm chất độc vào cơ thể?
Nhiều nhà nghiên cứu cáo buộc các nhà sản xuất vắc xin thường tỏ ra mập mờ và vô trách nhiệm trong việc sử dụng và công bố các thành phần nguyên liệu trong vắc xin. Trong những thành phần đó, phải kể đến là các chất phụ gia (adjuvant) mà họ sử dụng, có thể chứa nhôm (Al), và thủy ngân (Hg) là những chất kịch độc khi tiêm trực tiếp vào cơ thể người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc này các bác sĩ đều biết rõ như xem lòng bàn tay.
Tiêm vắc xin ‘5 trong 1’ tương tự như việc đưa thẳng trực tiếp vào bên trong cơ thể của trẻ cùng một lúc 5 tác nhân có thể gây ra các bệnh đó, bắt cơ thể phải nhận diện và phản ứng lại các tác nhân này. Mặc dù những tác nhân này đã được giảm độc lực nhưng điều này có lẽ là phi thực tiễn, bởi vì trong thực tế, hiếm có khi nào người ta (đặc biệt là trẻ em) lại phải tiếp xúc với cùng một lúc nhiều bệnh tật như thế, tất cả đều tiến thẳng vào trong máu. Việc tiêm chủng vắc xin chỉ chú trọng và cơ chế kháng nguyên – kháng thể của hệ miễn dịch, trong khi đó cơ thể còn có rất nhiều hàng rào miễn dịch khác.
Chứng kiến những thiệt hại mà vắc xin gây ra, đã có nhiều làn sóng phản đối việc tiêm vắc xin một cách máy móc và lịch tiêm chủng ngày càng dày đặc như hiện nay tại một số nước phát triển như Mỹ, châu Âu. Những người tham gia trong đó có nhiều vị là nhà nghiên cứu và bác sĩ rất nhiều năm kinh nghiệm. Họ thường phải đối mặt với những ‘cáo buộc’ từ phía chính quyền hay hay sự đe dọa của các mafia trong ngành công nghiệp dược. Lý luận của họ là gì? Người ta cũng cáo buộc việc các quyết định mà các tổ chức được xem như trọng tài như FDA, WHO đưa ra, cũng như một số cơ quan đánh giá độ an toàn của vắc xin đã không còn được khách quan, và thậm chí bị thao túng bởi các đế chế dược phẩm thông qua những khoản tiền lobby và hoa hồng kếch xù. Trong lĩnh vực y dược, nơi đòi hỏi y đức phải là trên hết, vấn đề này thật nhức nhối, những phi vụ hối lộ động trời công chúng đã từng biết là GlaxoSmithKline, hoặc việc Biorad hối lộ hàng triệu đô la để bán thiết bị y tế cho các cơ sở tại Việt Nam.
Tất nhiên, việc lựa chọn tiêm vắc xin hay không, tiêm loại gì, đó là thuộc về quyền của mỗi người làm cha mẹ. Nhưng các thông tin từ những nhà nghiên cứu độc lập không có liên quan đến quyền lợi kinh tế và chính trị cũng rất đáng để tham khảo.
Đình Vũ
Xem thêm: