Các nhà khoa học nói rằng cứ 5 người thì có một người là mục tiêu đặc biệt ngon miệng của những kẻ hút máu bé nhỏ này… bạn có phải là một trong số đó?

Có khoảng 3.000 loài muỗi trên thế giới và chúng hoàn toàn khác nhau về độ đeo bám dai dẳng cũng như thói quen hút máu và khả năng truyền bệnh.

Muỗi lên kế hoạch tấn công cách xa con mồi từ 45m

Muỗi bị hấp dẫn bởi một số chất mà chúng có thể phát hiện từ khoảng cách 45m. Những con đực không mấy ấn tượng với máu của bạn, nhưng con cái thì khác, chúng thèm khát protein và sắt trong máu của bạn để sản xuất trứng.

Theo cơ sở kiến thức khoa học hiện tại, chúng ta biết rằng muỗi bị thu hút bởi một số yếu tố sau:

  • Vi khuẩn: Có đến một nghìn tỷ con vi khuẩn trên da của bạn và chúng tạo ra mùi cơ thể. Con người chỉ có chung khoảng 10% số vi khuẩn đó, còn lại là khác nhau giữa các cá nhân khác nhau. Một vài người trong chúng ta có một bộ sưu tập các vi khuẩn đặc biệt mà muỗi không thể cưỡng lại được.
  • Các chất hóa học: Muỗi đánh hơi thấy chúng ta là nhờ vào rất nhiều loại hóa chất được giải phóng ra từ cơ thể. Theo một nghiên cứu vào năm 2000, có 227 chất được xác định như những chất hấp dẫn tiềm năng đối với muỗi là mùi từ bàn tay con người.

mosquito-to-bite-human

Một số mục tiêu yêu thích của chúng là axit lactic, ammoniac, axit cacbonxylic, và octenol (có trong hơi thở con người và mồ hôi). Muỗi đặc biệt bị thu hút bởi cacbon dioxit. Bạn càng tỏa ra nhiều những chất đó, thì muỗi càng bị hấp dẫn. Những người to lớn hơn đương nhiên sẽ tỏa ra nhiều cacbon dioxit hơn những người nhỏ con, đó là một trong những lý do vì sao người lớn thường dễ bị đốt hơn trẻ nhỏ.

  • Chuyển động và nhiệt: Muỗi bị thu hút bởi cả chuyển động và nhiệt độ cao. Vì thế, nếu bạn đang tập thể dục ngoài trời vào một chiều hè ấm áp, bạn sẽ là mục tiêu hoàn hảo – đặc biệt nếu bạn đang thở gấp!

Muỗi thích mùi mồi hôi đã hơn là mồ hôi mới

Người ta đã từng tin rằng muỗi bị thu hút bởi mồ hôi, nhưng khoa học đã bác bỏ rằng bản thân mồ hôi không thu hút chúng. Thay vào đó, chúng bị thu hút bởi các thay đổi hóa học tạo ra bởi vi khuẩn trong mồ hôi của bạn.

Bản thân mồ hôi là không có mùi, cho đến khi vi khuẩn hoạt động trong đó. Muỗi không bị thu hút bởi mồ hôi mới, nhưng nếu bạn cho chúng một chút “mồ hôi đã lên men”, chúng sẽ bu kín bạn.

151221-425x282-child-with-bite

Một nghiên cứu năm 1999 đã phát hiện ra rằng mồ hôi của con người rất hấp dẫn đối với muỗi truyền bệnh sốt rét một hoặc hai ngày sau khi ủ bệnh. Trong thời gian này, vi khuẩn trong mồ hôi nhân lên, chúng làm thay đổi độ pH từ axit sang kiềm khi mồ hôi phân hủy thành ammoniac.

Họ cũng nhận ra rằng muỗi truyền bệnh sốt rét kéo đến bởi mùi ở chân – chúng thậm chí còn cắn đôi tất bốc mùi nếu bạn treo chúng lên sau khi đã giặt một vài ngày.

Không chỉ phát hiện ra một số mùi thu hút muỗi, mà người ta còn tìm thấy một số chất ngăn cản muỗi tìm người để đốt. Một vài chất trong số đó được tiết ra từ cơ thể bạn, trong số đó có 1- methylpiperzine. Chất này cản trở giác quan đánh mùi của muỗi rất hiệu quả đến mức chúng quên mất sự hiện diện của bàn tay người thơm ngon ngay gần đó.

Thuốc xịt côn trùng có chứa 1 – methylpiperzine mang lại hiệu quả khá cao, nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết làm thế nào để giữ chất này không bị bay hơi từ da của bạn sau khi xịt.

PicMonkey-Collage1

Một số người dường như tiết ra nhiều các chất này hơn những người khác, khiến họ về cơ bản trở nên vô hình trước muỗi, điều này có thể giúp giải thích vì sao một số người dường như bị muỗi đốt nhiều hơn người khác.

Bảo vệ khỏi bị muỗi cắn cũng là giảm nguy cơ mắc một số bệnh

Bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt không chỉ là để tránh những nốt đốt ngứa kinh khủng mà cũng là giảm nguy cơ có thể mắc một số căn bệnh do muỗi gây ra, như viêm não, sốt vàng da, sốt rét, virus Tây sông Nile hoặc sốt xuất huyết.

Người ta ước tính mỗi năm có khoảng từ một đến hai triệu người chết trên thế giới vì các bệnh do muỗi lây truyền, trong đó sốt rét là phổ biến nhất.

Hầu hết các thuốc chống côn trùng có bán trên thị trường đều có chứa một hóa chất gọi là DEET, mà bạn nên thận trọng nếu phải dùng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra DEET có tác dụng xấu lên sức khỏe.

Cũng có nhiều mẹo để ngăn côn trùng cắn mà không liên quan đến việc sử dụng các hóa chất độc hại cho làn da của bạn. Ngoài ra, có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp lấy nọc độc ra khỏi vết cắn của côn trùng, trong trường hợp những nỗ lực phòng ngừa của bạn thất bại. Chúng sẽ được giới thiệu đến bạn trong phần sau.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Thuần Thanh, Thu Hiền biên dịch