Hôm trước, có một người mẹ đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình câu chuyện về cô con gái của chị ấy. Câu chuyện kể lại như thế này:
Cô con gái 5 tuổi của chị ấy đột nhiên không hiểu sao mà bị ngứa ở bộ phận sinh dục, đi vệ sinh lại kêu bị đau. Chị liền đưa con gái đến bệnh viện khám.
Không ngờ qua kiểm tra, phát hiện bệnh mà cô bé bị chính là: “mụn cóc sinh dục” (hay còn gọi là bệnh sùi mào gà). Mà ông nội của bé trước đây cũng đã từng bị bệnh này và cũng khám tại bệnh viện này.
Các bác sĩ đã suy đoán rằng có thể cô bé đã tiếp xúc với hành vi tình dục nên bị mắc phải căn bệnh này.
Ông nội cô bé nghe được phán đoán này của bác sĩ đã vô cùng tức giận, la ó om sòm vì hiểu nhầm rằng bác sĩ nghi mình xâm phạm cháu gái.
Mọi người đều tin rằng không có chuyện đó, nhưng cũng cho rằng nguyên nhân mà cháu bé 5 tuổi bị căn bệnh này lại rất không rõ ràng.
Bà nội của cô bé sau khi biết chuyện này đã vô cùng lo lắng. Hóa ra là năm ngoái bà nội của bé bị lây nhiễm căn bệnh này, nhưng vì không chú ý đề phòng nên đã lây nhiễm cho ông nội cô bé. Hơn nữa, khi tắm cho cháu gái, bà đã dùng khăn tắm của mình mà kỳ cọ và lau mông cho cháu, có khả năng vì vậy mà cháu bé đã bị mắc bệnh này.
Các bậc cha mẹ cần chú ý, một số điều bác sĩ nhắc nhở: Nếu tất cả mọi người trong nhà đều dùng chung khăn mặt, khăn tắm…Nếu như cha hoặc mẹ bị bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục sẽ có thể lây sang cho con. Bởi vì trẻ có sức đề kháng kém nên khi bị truyền nhiễm sang sẽ dễ dàng bị bệnh.
Một số thứ không nên dùng chung
1. Xà bông
Nhiều gia đình sử dụng xà bông để rửa tay. Nếu bạn nghĩ rằng, xà bông được sử dụng để khử trùng và vi khuẩn sẽ không sinh sống ở đó thì bạn đã sai rồi. Bởi vì xà bông khi sử dụng sẽ ẩm ướt và đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ sinh sôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, trên xà bông có vi khuẩn và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Các bác sĩ ở trung tâm kiểm dịch bệnh khuyến cáo mọi người nên hạn chế sử dụng xà bông ở nơi công cộng, mà nên thay bằng nước rửa tay.
2. Mũ và lược
Tại Mỹ, các bác sĩ cho rằng, mũ và lược là hai đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với đầu, nếu dùng chung có thể khiến vi khuẩn nấm lây lan.
3. Dụng cụ cắt móng tay
Khi cắt móng tay nếu vô ý làm rách da tay mà trên dụng cụ cắt móng tay có vi khuẩn do dùng chung, chúng sẽ dễ dàng tiến nhập vào vết thương và dẫn đến lây bệnh qua đường máu như virus viêm gan C, tụ cầu khuẩn… Theo khuyến cáo, nếu dùng chung dụng cụ cắt móng tay, để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi sử dụng hãy khử trùng sạch sẽ.
4. Đồ uống đóng chai
Uống chung cùng một chai nước có thể dẫn đến lây nhiễm một số bệnh qua tiếp xúc nước bọt như: Cúm, quai bị hoặc viêm màng não… Vì vậy, nếu muốn chia sẻ cho nhau cùng uống, tốt nhất nên rót ra cho mỗi người một cốc.
5. Tai nghe
Tai nghe sau khi sử dụng một thời gian lâu cũng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu sử dụng chung sẽ dễ bị lây lan sang nhau, nhất là tai nghe ở những nơi công cộng như các phòng chát…
6. Đồ trang điểm
Hầu hết son môi, mascara và mỹ phẩm… đều chứa chất bảo quản, tự nó cũng sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên, nếu một người sử dụng mà bị đau mắt đỏ, bị bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, thì không nên dùng chung.
7. Dao cạo râu
Sử dụng chung dao cạo râu nếu chẳng may xây xát sẽ dễ dàng bị lây truyền virus viêm gan B. Nếu phải dùng chung, tốt nhất trước khi sử dụng nên sát trùng cho sạch sẽ.
8. Bàn chải đánh răng
Sử dụng chung bàn chải đánh răng sẽ làm cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan qua khoang miệng. Đặc biệt dễ dàng lây nhiễm khi lợi và khoang miệng bị tổn thương, bệnh sẽ lây qua vết thương vào trong cơ thể. Cho nên, khuyến cáo mọi người tốt nhất không nên dùng chung bàn chải đánh răng.
9. Khuyên tai và đồ trang sức khác
Các bạn gái đôi khi có thói quen dùng chung khuyên tai hay đồ trang sức khác để thay đổi cho nhau. Nếu khi lỗ tai đã khô thì việc dùng chung có thể chấp nhận được. Nhưng đối với những người vừa xỏ lỗ tai, bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường máu. Cho nên, để an toàn hãy khử trùng trước khi sử dụng nếu bạn đang dùng chung với người khác!
Ngoài ra còn một số đồ dùng mang tính chất cá nhân như quần áo, giày dép… nếu giữa hai người khỏe mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm thì việc dùng chung có thể chấp nhận được. Nhưng nếu một trong hai người bị các bệnh truyền nhiễm thì các bạn cũng nên để ý.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: