Đại Kỷ Nguyên

‘4 không’ trong chỉ thị tổ chức tang lễ ông Lý Khắc Cường, tai họa sẽ lại ập đến sau nhiều dị tượng?

Cái chết đột ngột của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã gây ra tác động bất ngờ đến Trung Nam Hải ​​ (Zhongnanhai). (Ảnh: Katsuji Nakazawa).

Cái chết đột ngột của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã gây ra tác động bất ngờ đến Trung Nam Hải ​​(Zhongnanhai). Chính quyền đã mạnh mẽ duy trì sự ổn định và kiểm soát ngôn luận, đồng thời có tin tức rằng, Ban Chấp hành Trung ương Trung Quốc đã ban hành nguyên tắc “Bốn không” trong việc tổ chức tang lễ.

Tờ Liberty Times dẫn nguồn tin ngày 30/10 rằng, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ yêu cầu: thứ nhất, tang lễ phải được tổ chức đơn giản và không mở cửa cho công chúng vào tưởng niệm; thứ hai, thi hài phải được hỏa táng tại Bắc Kinh (Beijing) vào ngày 2/11. Thứ ba, không được mời thành viên ĐCSTQ bên ngoài Bắc Kinh đến tham gia hoạt động tang lễ. Thứ tư, các phái viên từ nhiều quốc gia trú tại Trung Quốc không được mời và người nước ngoài cũng không được tham gia.

Đây được coi là biện pháp của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn sự bùng phát bất mãn của người dân.

Gần đây, một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc gần đây nói với báo Da Ji Yuan rằng, cái chết của ông Lý Khắc Cường quá đột ngột khiến ngay cả Trung Nam Hải cũng bị chấn động. Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) không muốn công bố tin tức nhanh như vậy, ĐCSTQ luôn giỏi giữ bí mật, nhưng phe chống Tập trong nội bộ lại muốn công khai ngay lập tức. Nguồn tin cho biết: “Họ không hề ngại công bố tin tức về ông Lý Khắc Cường. Tin tức này đã nằm ngoài mong muốn của ông Tập Cận Bình và được lan truyền một cách độc lập.

Cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường gợi nhớ đến sự hỗn loạn năm 1976.

Năm 1976, trước khi nhiều nhân vật lớn của ĐCSTQ như cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông (Mao Zedong), cựu thủ tướng Chu Ân Lai (Zhou Enlai) và Nguyên soái Chu Đức (Zhude) lần lượt qua đời, một hiện tượng thiên thể đặc biệt đã xảy ra ở Trung Quốc, một trận mưa thiên thạch quy mô lớn rơi xuống tỉnh Cát Lâm (Jilin). 

Tổng cộng có 138 mẫu thiên thạch được thu thập trong bán kính 500 km2, có hơn 3.000 mảnh với tổng trọng lượng 2.616 kg, trong đó thiên thạch lớn nhất nặng 1.770 kg. Tiếng động lớn và sóng xung kích của thiên thạch rơi xuống đất làm vỡ tan cửa kính của nhiều ngôi nhà. 

Theo lời kể của tác giả Quách Kim Dung (Guo Jinrong) trong cuốn “Những năm cuối đời của Mao Trạch Đông”, Mao đã choáng váng một thời gian dài sau khi nghe tin thiên thạch rơi từ trên trời xuống Cát Lâm, rồi nói với cấp dưới cận kề mình là Mạnh Cẩm Vân (Mengjinyun) rằng, trong lịch sử, có nhiều nhân vật lớn đã chết sau khi thiên thạch rơi xuống. Nó giống như một điềm báo và là điềm xấu”.

Trùng hợp thay, năm nay Trung Quốc cũng có nhiều hiện tượng thiên thể hiếm gặp như tuyết rơi ở Yên Đài (Yantai) ngày 24/1 kèm theo sấm sét. Mùa đông có sấm sét và tuyết rơi trong tháng 1 được coi là điềm xấu; ngày 27/3 và ngày 13 tháng 6, một vệt sao băng siêu sáng đã rơi xuống Bắc Kinh (Beijing), có thể là thiên thạch, được coi là điềm báo về tình trạng bất ổn xã hội; ngày 23/5, “Sao Kim cùng Mặt Trăng” xuất hiện nhiều nơi ở Trung Quốc, được coi là đại diện cho tai họa quân sự hoặc cái chết của nhà cầm quyền.

Vì vậy, cư dân mạng đã mở rộng cuộc thảo luận xoay quanh cái chết của cựu thủ tướng Lý Khắc Cường và cho rằng điều gì đó lớn lao có thể xảy ra tiếp theo đối với ĐCSTQ.

Exit mobile version