Vì sao một thảm hoạ lớn ở Trung Quốc với 221 vụ cháy liên quan đến diện tích bằng 2 lần Đài Loan lại không lọt vào tốp tìm kiếm nóng và không thu hút được sự chú ý tại Trung Quốc? Vì sao chính quyền phải kiểm duyệt các thông tin liên quan? Chuyên gia tiết lộ khu vực cháy này là nơi đặt một trung tâm lớn có liên kết với chính quyền? Nó là gì?.
Thông tin về nhiều vụ cháy liên tiếp trong hơn 10 ngày ở Quý Châu đã tắt lửa vào ngày 22/2 và bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt, loại bỏ khỏi xu hướng tìm kiếm nóng. Tuy các cơ quan chính quyền Quý Châu không có nhiều hành động nhưng lại táo bạo tuyên bố “đã dập tắt hoàn toàn”. Trong thời gian ngắn kể từ khi xảy ra, đã có 221 vụ cháy liên quan đến ít nhất 25 khu vực bao gồm Quý Dương, Tuân Nghĩa, Tất Tiết và Kim Sa, trong đó có 11 vụ cháy rừng. Ngọn lửa trên núi cháy ngày đêm kéo dài hơn 100 km, người ta nói diện tích của ngọn lửa trên núi rộng bằng khoảng “hai lần diện tích Đài Loan”. Sau trận hỏa hoạn, mọi thứ trở nên hoang tàn, người dân không khỏi đau thương.
Nguyên nhân cháy lan khắp Quý Châu là gì? Theo tuyên bố chính thức, các nguyên nhân bao gồm việc vô tình vứt tàn thuốc, đốt hàng mã khi đến thăm mộ, đốt pháo và đốt cỏ trên đồng. Hiện, cảnh sát Quý Châu đã xử lý ít nhất 10 kẻ “đốt phá”. Ví dụ, người đàn ông họ Trần ở huyện Bình Đường, châu tự trị Kiềm Nam, đã gây ra vụ cháy khi đang dọn cỏ trong buổi thờ cúng tổ tiên vào ngày 11 tháng 2.
Nhưng dù là đốt hàng mã, đốt pháo, ném tàn thuốc hay đốt cỏ dại thì đó đều là những hành động phổ biến hàng năm. Tại sao những năm trước chúng ta không chứng kiến những vụ cháy quy mô lớn như vậy, mà năm nay chúng lại quét qua nhiều nơi với tốc độ không thể ngăn cản? Lý do thực sự đằng sau vụ cháy kỳ lạ năm nay là gì?
Hãy cùng chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Chu Hiểu Huy (周曉輝) tìm hiểu về vấn đề này.
Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra lời giải thích là nhiệt độ ở nhiều nơi ở Quý Châu năm nay tương đối cao, thảm thực vật khô hạn, lượng mưa ít, nguyên nhân gây cháy rừng tăng lên rất nhiều, hơn nữa có nhiều cây thông, cây bách có dầu ở khu vực miền núi Quý Châu, nơi có thể dễ dàng mở rộng cường độ đám cháy. Không những vậy, chính quyền thậm chí còn nương theo lời nói lố bịch trong dư luận rằng “người Nhật phóng hỏa”.
Có lẽ, cháy ở một số khu vực có thể do những nguyên nhân trên gây ra, nhưng với việc nhiều nơi cháy cùng lúc như vậy thì khó có thể được giải thích đầy đủ bằng những nguyên nhân trên. Trong khi mọi người nghi ngờ, một người trong cuộc trên Internet đã tiết lộ nguyên nhân thực sự, đó là cáp điện chất lượng thấp đã bốc cháy do thời tiết băng giá, khô hanh và các điều kiện thời tiết khác gây ra cháy ở nhiều nơi.
Khả năng này là bao nhiêu? Trong bài “Đằng sau vụ cháy làng Đồng, Triệu Hưng” ngày 23/8/2023, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc đã trích dẫn “Phân tích nguyên nhân gây cháy ở các làng Đồng đương đại – Lấy các làng Đồng ở Đông Nam Quý Châu, tỉnh Quý Châu làm ví dụ” được viết bởi Quách Tinh (郭婧), phó giáo sư tại Đại học Dân tộc Quý Châu. Dữ liệu cho biết trong số các vụ hỏa hoạn ở huyện Tòng Giang từ năm 2000 đến năm 2012, “có khoảng 70% số vụ cháy được gây ra bởi sự cố hỏng hóc trong hệ thống dây điện”. Phó Giáo sư Quách Tinh cũng viết: “Theo các lính cứu hỏa tiết lộ, do khó khăn trong việc điều tra và thu thập chứng cứ tại hiện trường cháy, nhiều nguyên nhân vụ cháy khó xác định, thường được báo cáo là ‘nguyên nhân không rõ’, nhưng khả năng nguyên nhân đó chính là vấn đề về dây điện”.
Ngoài các dây dân dụng trải khắp Quý Châu, các loại cáp có khả năng cách điện tốt hơn cũng đã được lắp đặt ở nhiều nơi ở Quý Châu. Tại sao có nhiều dây cáp được đặt trên núi ở Quý Châu? Điều này là do Quý Dương, Quý Châu có một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới: Trung tâm dữ liệu lớn quốc gia và kính viễn vọng FAST “Thiên Nhãn Trung Quốc” chuyên để nghiên cứu về vũ trụ và tìm kiếm các dấu hiệu của đời sống ngoài Trái Đất.
Năm 2014, Chính quyền tỉnh Quý Châu đã hợp tác với Alibaba xây dựng nền tảng “tổng hợp” dữ liệu chính phủ đầu tiên của cả nước – Nền tảng hệ thống đám mây Quý Châu, sử dụng hệ điều hành “Feitian” của Alibaba Cloud. Đây là liên doanh giữa Alibaba Cloud và Chính quyền các tỉnh của Trung Quốc. Người đứng đầu đằng sau việc này là Chính quyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm tiếp sau đó, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã phê duyệt thành lập cụm phát triển dữ liệu lớn cấp quốc gia đầu tiên của đất nước tại Quý An, Quý Dương. Sau đó, các công ty hàng đầu về dữ liệu lớn và Internet quốc gia như Alibaba, Huawei, Tencent và JD.com đã có mặt tại Quý Châu. Ví dụ, trung tâm lưu trữ dữ liệu của Huawei có khoảng 600.000 máy chủ lưu trữ, có thể lưu trữ dữ liệu quản lý của Huawei tại 170 quốc gia. Không chỉ vậy, các trung tâm dữ liệu của các công ty nổi tiếng thế giới như Apple, Qualcomm, Microsoft, Dell, HP, Intel và Oracle cũng đã đặt trụ sở tại Quý Châu theo yêu cầu của ĐCSTQ.
Tất cả thông tin cá nhân và dữ liệu khác của những người mà các công ty này thu được cũng đã được cơ quan chức năng thu thập. Các thông tin thu thập sẽ được chuyển về trung tâm dữ liệu lớn để phân tích, so sánh,… Điều này chắc chắn sẽ củng cố và tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho việc giám sát người dân.
Lý do chính khiến họ chọn xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn và cụm dữ liệu lớn ở Quý Châu, ngoài sự hỗ trợ của cấp trên, là vì Quý Châu có nhiều núi và thác nước, đồng thời có hệ thống thủy lợi và sản xuất điện vô tận, hơn nữa có nhiệt độ phù hợp, có lợi cho việc giữ cho máy chủ sạch sẽ và tản nhiệt. Ngoài ra, Quý Châu không phải là vùng động đất, không có sóng thần hay bão lớn, dù tất cả các máy chủ đều được bật cùng lúc cũng có thể chịu được sự cộng hưởng của ổ cứng và không gây ra động đất.
“Thiên Nhãn” có kích thước bằng 30 sân bóng đá, được xây dựng vào ngày 25 tháng 9 năm 2016. Việc tìm kiếm người ngoài hành tinh bắt đầu vào năm 2019. Nó nằm ở huyện Bình Đường, châu tự trị Kiềm Nam, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vụ cháy. Khi “Thiên Nhãn” thu thập một lượng lớn tín hiệu sóng điện từ và dữ liệu vệ tinh từ vũ trụ, nó sẽ truyền chúng đến trung tâm dữ liệu lớn để phân tích và nghiên cứu. Theo ước tính trước đó của Trung tâm Tin tức thuộc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Thiên Nhãn có thể tiêu thụ tới 2.988 kilowatt điện trong một giờ hoạt động và điện áp định mức 435 volt với mức dao động cộng hoặc trừ tối đa là 0,5%.
Rõ ràng, các trung tâm dữ liệu lớn, cụm dữ liệu lớn và “Thiên Nhãn” đều cần một lượng điện năng lớn và cần đặt một số lượng lớn dây cáp.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2023, Đài Phát thanh và Truyền hình Quý Châu đã phát đi tin tức như sau: Những thành tựu kỹ thuật số của Tập đoàn Cáp Quý Châu Guda sẽ được công bố một cách gây sốc tại Hội chợ triển lãm kỹ thuật số 2023. Theo tin tức, đây là triển lãm và hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trên thế giới với chủ đề dữ liệu lớn. Triển lãm đã được tổ chức trong 8 năm liên tiếp và trở thành cầu nối giữa Tập đoàn Cáp Quý Châu Guda với nhiều công ty và tổ chức dữ liệu lớn đám mây trên thế giới. Thương hiệu Cáp Quý Châu Guda là thương hiệu cáp hàng đầu với hoạt động nghiên cứu phát triển và chất lượng là cốt lõi, sẽ mang các sản phẩm cáp có độ chính xác cao và giải pháp kỹ thuật số đến hội nghị với các doanh nhân, chuyên gia và học giả trong lĩnh vực dữ liệu lớn toàn cầu.
Được biết, Tập đoàn Cáp Guda sẽ cho ra mắt sản phẩm cáp chống cháy công nghệ cao. Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn cáp Guda đã cung cấp sản phẩm cho việc xây dựng hơn 5.000 dự án quy mô lớn, trong đó có “Thiên Nhãn Trung Quốc”, Bệnh viện Giang Quân Sơn Quý Châu, Sân bay Long Động Bảo Quý Dương, Dự án đường hầm dưới biển Vịnh Đại Liên, Dự án “Quang điện muối” Thiên Tân Hoa Điện Hải Tinh (華電海晶).
Điều đáng chú ý là Tập đoàn Cáp Guda đã hoàn thành và đưa vào sản xuất từ năm 2013, một năm trước khi trung tâm dữ liệu lớn được xây dựng, đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi nhóm này cung cấp dây cáp cho các các trung tâm dữ liệu lớn ở những vùng núi lớn thuộc Quý Châu.
Vậy cáp cách điện tốt hơn có thể gây ra hỏa hoạn không? Bài báo “Nguyên nhân cháy cáp và công nghệ phòng cháy chữa cháy” của Trương Hồng Lĩnh (張紅玲) thuộc Đội giảng dạy của Đội cứu hỏa Nội Mông, đăng trên tạp chí “Công nghệ và kinh tế” số 16 năm 2006 đã tiết lộ manh mối. Bài báo nêu nguyên nhân số một gây cháy cho cáp điện là do nguyên nhân bên ngoài, tức là do khí dễ cháy lọt vào cáp; thứ hai là nguyên nhân bên trong, khi bản thân cáp bị hỏng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hư hỏng cáp điện, chủ yếu bao gồm vấn đề về chất lượng của sản phẩm cáp; cáp chạy lâu ngày và đã cũ; cáp để lâu quá tải hoặc trong môi trường khắc nghiệt; chất lượng kết cấu cáp hoặc công nghệ sản xuất thấp, gây hư hỏng cáp. Hơn nữa, tai nạn cháy cáp gây ra thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế trực tiếp và gián tiếp là từ hàng trăm nghìn đến hàng tỷ nhân dân tệ và việc sửa chữa cũng khó khăn.
Vì vậy, việc một số loại cáp không đạt tiêu chuẩn do công ty Trung Quốc sản xuất gặp sự cố trong điều kiện thời tiết đặc biệt hoặc khi hoạt động quá tải là điều hợp lý. Hơn nữa, cháy cáp có đặc điểm là cháy lan nhanh và cường độ cháy dữ dội, phù hợp với tốc độ cháy lan nhanh ở nhiều nơi ở Quý Châu và phản ứng thụ động của chính quyền.
Mặt khác, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc nói rằng các vụ cháy rừng là do con người tạo ra, liệu một đám cháy lớn như vậy có đe dọa đến dây điện và cáp điện hay không?
Bài báo của Trung Quốc với tiêu đề “Giải pháp giám sát trực tuyến phòng chống cháy rừng” chỉ ra rằng cháy rừng có mối đe dọa cao đối với hoạt động an toàn của đường dây truyền tải điện lưới. Chỉ có phát hiện kịp thời và dập tắt kịp thời mới bảo đảm được hoạt động ổn định của đường dây truyền tải.
Thực tế là các vụ cháy ở Quý Châu có ảnh hưởng gì đến hoạt động ổn định của dây cáp, dây điện hay không? Nếu đám cháy thực sự là do dây cáp và dây điện gây ra thì chắc chắn đám cháy sẽ có tác động tiêu cực đến trung tâm dữ liệu lớn và trung tâm lưu trữ của nhiều công ty, vì dây cáp sẽ bị đốt cháy và chắc chắn sẽ gây ra sự cố thiếu hụt điện nào đó. Chuyên gia Chu Hiểu Huy cho biết, những người trong cuộc đã nói với ông rằng, “trung tâm dữ liệu lớn đã bị tổn thất lớn” và “Quý Châu hiện không có điện. Chúng tôi phải chuyển nguồn điện từ Tứ Xuyên và đang xây dựng nhiều cơ sở điện khác nhau”.
Một số người có thể đặt câu hỏi, nếu Quý Châu bị mất điện thì tại sao lại không công bố trên mạng? Nó có thể được so sánh với vụ cháy ở Hawaii năm ngoái, khi xảy ra tình trạng mất điện và mất Internet trên diện rộng trên khắp hòn đảo. Ngoài ra, sau vụ cháy rừng ở Lệ Giang, tỉnh Vân Nam năm 2011, hầu hết khu vực của thành phố Lệ Giang đều bị mất điện. Bởi vì một phần đường dây truyền tải chính đã bị đứt. Với vụ cháy quy mô lớn như vậy ở Quý Châu, cho dù là do cháy rừng gây ra, liệu một số khu vực có tránh được tình trạng mất điện, mất mạng hay không?
Theo ông Chu Hiểu Huy, khi ĐCSTQ đối mặt với một thảm họa như vậy, đặc biệt là liên quan đến dữ liệu lớn, họ sẽ ngay lập tức chọn cách chặn Internet, che chắn các thông tin liên quan và thậm chí triển khai các lớp để ngăn chặn “tin đồn” lan truyền. Khi ông Chu đến thăm Quý Châu trong quá khứ, ông cảm nhận sâu sắc rằng người dân Quý Châu vẫn rất khép kín, nhiều người đã bị ĐCSTQ tẩy não nghiêm trọng.
Ông chu kết luận, mặc dù ông vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân thực sự của vụ cháy ở Quý Châu, nhưng thiệt hại chắc chắn rất nặng nề. Đối mặt với mất mát như vậy, các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải sao có thể không đau buồn? Một pháp sư dân gian từng bói toán cho Tập, nói rằng ông sẽ gặp rắc rối sau khi lên nắm quyền. Nếu để ý kỹ, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, hỏa hoạn quả thực chưa bao giờ dừng lại ở nhiều nơi. Và tại Quý Châu, nơi từng hai lần gọi ông Tập Cận Bình là “lãnh tụ vĩ đại” vào năm 2017, ngọn lửa kỳ lạ này cho ông Tập thấy điều gì?.