Hôm 3/1/2025, phóng viên đặc biệt của báo Minh Huệ (minghui.org) đã phỏng vấn Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công và là giám đốc nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun (New York), tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên (Fei Tian). Ông Lý năm nay 73 tuổi, trong trang phục giản dị và gọn gàng, nhìn ông như chỉ mới 50 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn, ánh mắt ấm áp, kiên định và tường hòa.

Phóng viên của Minh Huệ đã ngạc nhiên khi nhận ra trong căn phòng rộng rãi và sạch sẽ nơi phỏng vấn, không tìm thấy một chiếc ghế làm việc nào có bề mặt không bị xỉn màu hay bong tróc. Sau cuộc phỏng vấn, phóng viên đã hỏi nhân viên làm việc tại đó và nhận được câu trả lời rằng có thể tiết kiệm được thì tiết kiệm, vẫn chưa đến lúc cần phải thay ghế mới.

xep hinh Dai Bac
Ngày 29/4/2012, 7.400 học viên Pháp Luân Công xếp hình Pháp tượng Đại sư Lý Hồng Chí tại Quảng trường Tự do của Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Minghui.org)

Thiện nguyện

Về cáo buộc gần đây từ các phương tiện truyền thông cánh tả ở nước ngoài, cho rằng ông Lý đã lợi dụng lòng trung thành và sức lao động rẻ của những người theo mình để tích lũy tới 266 triệu đô la, ông nói với phóng viên Minh Huệ rằng: “Số tiền này có nghĩa gì? [Nếu] những kẻ xấu đó không báo cáo, tôi cũng không biết Shen Yun có bao nhiêu tiền. Tôi còn lo lắng không biết những đứa trẻ này có đủ chi phí không,” nói xong, ông cười.

“Chúng tôi ở đây không có bất kỳ nền tảng nào. Người ta dựa vào chính phủ, doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không cho chúng tôi (tiền), họ đều ở Trung Quốc kinh doanh. Chính phủ cũng không rõ ràng với chúng tôi. Chẳng ai quan tâm đến chúng tôi, chúng tôi phải tự lo cho mình.”

Với tư cách là Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, ông Lý nói: “Tôi không quan tâm đến công việc hành chính, họ cũng không báo cáo cho tôi. Vấn đề tài chính họ giữ bí mật, không nói với ai, tôi cũng không hỏi”

Về việc này, một kế toán viên của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun xác nhận với phóng viên Minh Huệ rằng “tài chính có quy định và quy trình riêng. Chúng tôi đều tự động vận hành”.

Nói đến đây, Đại sư Lý nhớ lại một chuyện vui: “Khi The Epoch Times và NTDTV được thành lập, họ hết tiền thì tìm tôi. Khi có hai [ba] đồng rồi thì họ cũng không để ý đến tôi nữa, tôi cũng không biết họ có bao nhiêu tiền”. “Tôi chưa bao giờ nhận một xu nào từ bất kỳ hạng mục nào. Tôi không biết họ hoạt động thế nào. Kể cả Minh Huệ Net, The Epoch Times, NTDTV, Gan Jing World, họ hoạt động ra sao, nhân sự, tài chính, tôi đều không biết, hoàn toàn không quản lý — đều là để họ [tự] phát triển, đó là con đường tu luyện. Nếu tôi cứ nói này nói nọ, thì chỉ là phá hủy những cây cầu, phá hủy con đường của họ. Thế nên mọi thứ, tôi hoàn toàn không quan tâm, chỉ lo cho việc tu luyện”.

“Về Shen Yun, tôi chỉ quản lý việc tu luyện của họ, ngoài ra tôi còn giúp họ thiết kế trang phục và nâng cao kỹ thuật một cách tình nguyện. Không ai trả tiền cho tôi,” ông cười vui vẻ nói. “Không ai cho tôi một xu nào, cũng không có tiền lương nào cả”.

Phóng viên cũng đã phỏng vấn thêm một số hạng mục khác, như giám đốc tài chính của nền tảng video Shen Yun Creations và giám đốc điều hành của công ty trang phục Shen Yun Dancer. Cả hai đều cho biết, mọi hoạt động và kinh doanh đều do họ tự làm, tài chính cũng do họ tự quản lý, “Sư phụ cũng không xem, chúng tôi cũng không báo cáo”. Giám đốc tài chính của The Epoch Times và giám đốc Đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope) cũng trả lời tương tự.

id14231507 2404211957301973 min 768x512 1
Tối ngày 21/4/2024, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở New York đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và tổ chức thắp nến tưởng niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4. Họ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi các lực lượng chính nghĩa trên toàn thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp này. (Ảnh: Dai Bing / The Epoch Times)

Họ cho biết trang phục hai mặt màu xanh và vàng có chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp’ là do ông Lý thiết kế một cách tình nguyện. Thiết kế có khóa kéo trên dưới thuận tiện cho việc ngồi thiền, sử dụng chất liệu chống nước, giữ ấm và vừa vặn, rất phù hợp cho các sự kiện lớn. Áo bông giá 120 USD, áo lông vũ giá 168 USD, với cùng mức giá này, không thể mua được sản phẩm cùng chất lượng trên thị trường. Vì sao lại có được mức giá này, giám đốc điều hành của công ty trang phục Shen Yun cho biết, hai mẫu áo khoác ngắn này “chỉ bán cho các học viên [Pháp Luân Công], Sư phụ hy vọng chúng tôi có thể giữ giá thấp nhất có thể”. Về điều này, ông Lý cười nói: “Tôi đã từng nói như vậy. Nếu có thể, tôi hy vọng sẽ cho các học viên miễn phí”.

Họ nói với phóng viên rằng câu nói này, “cho các học viên miễn phí”, nghe rất quen thuộc, vì đối với việc định giá và bán sách Đại Pháp, ông Lý cũng đã nhiều lần nói như vậy. Học phí, chỗ ở, ăn uống, sách vở, trang phục, và chi phí đi lại của các học viên tại Học viện Phi Thiên đều hoàn toàn miễn phí, tương đương với việc trường cấp cho mỗi học viên 50.000 USD hỗ trợ học phí mỗi năm, trong khi phụ huynh chỉ cần trả phí cho các lớp học riêng ở bên ngoài.

Sống giản dị và kiên cường

Đại sư Lý trong mắt các học viên Pháp Luân Công là người như thế nào?

Một học viên Pháp Luân Công đã theo ông Lý 20 năm, sau khi suy nghĩ vài giây, từ từ đáp: “Ý chí phi thường, cuộc sống giản dị, mục tiêu rõ ràng”.

Anh cho biết, bất kể ở trên núi hay trong chuyến du lịch, Đại sư Lý đều tự giặt quần áo vào buổi sáng. Ông không ăn sáng hoặc chỉ uống một ít nước và cà phê, buổi trưa ăn một chút đơn giản tại nhà ăn của Long Tuyền tự, buổi tối chỉ một bát canh hoặc cơm trắng chan nước nóng với ít dưa muối.

Một học viên khác chia sẻ, có một lần vào buổi sáng, anh đã luộc một chục quả trứng, mang đến cho Sư phụ của mình chọn, hy vọng ông sẽ chọn quả to và đẹp nhất. Ông Lý nhìn qua và chọn quả xấu nhất, rồi nói: “Sư phụ lấy quả này là được rồi”.

Một học viên từng được ông Lý dẫn đi ăn buffet cho biết, thực sự hôm đó khi lấy đồ ăn, anh cũng vui vẻ muốn nhanh chóng lấy đồ ăn và ngồi vào bàn. Khi đến lượt, anh tìm sư phụ của mình nhưng chỉ thấy ông đứng yên ở một nơi không xa, chờ mọi người xong rồi mới đến lấy đồ ăn. “Tay tôi dừng lại, cảm thấy là học viên không nên lấy đồ ăn trước Sư phụ. Nhưng Sư phụ ngay lập tức gật đầu nhẹ, ra hiệu cho tôi lấy trước”.

Khi nói về “mục tiêu rõ ràng, ý chí phi thường”, người học viên theo ông Lý 20 năm cho biết: “Khi đã xác định mục tiêu, Sư phụ sẽ kiên trì thực hiện. Dù gặp khó khăn, Sư phụ sẽ không quan tâm, mà sẽ tiếp tục tiến lên. Sư phụ không có khái niệm về tiền bạc. Cần làm gì thì làm”. Anh chia sẻ, mỗi ngày nhìn Đại sư Lý làm như vậy, có thể cảm thấy quen thuộc, nhưng khi nhìn lại, thật kỳ diệu, bất kể có khó khăn gì, mọi việc đều được hoàn thành. Không giống như chúng ta, có những việc làm đến giữa chừng, gặp khó khăn thì từ bỏ.

Phóng viên Minh Huệ hỏi các học viên Pháp Luân Công có điều gì mà họ cho là không thể thực hiện, nhưng Đại sư Lý đã làm được. Họ trả lời:

“Nhiều việc mà chúng tôi nghĩ là không thể, nhưng Sư phụ không quan tâm, vẫn tiếp tục làm theo hướng đó, cuối cùng lại thành công. Vì vậy đối với tôi, đó là ý chí và sự tập trung.”

“Trong mắt tôi, ‘khó’ không phải là khái niệm của Sư phụ. Chúng tôi cảm thấy, ôi, việc này khó như vậy, và độ khó lớn thì là điều xấu, nhưng Sư phụ không bị khó khăn cản trở. Ví dụ như khó khăn về thể xác, chân bị trật, Sư phụ vẫn làm những gì cần làm như bình thường.”

Họ kể rằng các học viên tại công trường ở trên núi đều biết, Đại sư Lý luôn không ngừng làm việc. Tại công trường ở Long Tuyền tự, chỗ khó khăn nhất là có mặt ông, nơi nguy hiểm nhất cũng có mặt ông. Khi khiêng gỗ, Đại sư Lý luôn chọn đầu nặng nhất. Ông thường dọn dẹp rác thải tại công trường. Họ nói không ai nhanh bằng ông, chỉ cần chậm một chút là ông đã dọn dẹp xong. Những vũng nước bẩn không ai muốn dọn, ông không nói một câu nào mà tự tay đi dọn. Trên đường có những viên đá nhỏ, ông nhặt lên và ném sang bên đường để tránh bánh xe đè lên làm hỏng mặt đường. Những chiếc đinh ở công trường và trên đường, ông thường nhặt lên, phân loại và cất vào kho. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn sáng tạo nghệ thuật cho Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, thiết kế trang phục và đạo cụ, dạy thanh nhạc, sản xuất chương trình, kiểm tra chất lượng… Những lúc bận rộn, trên đường đi, ông còn tận dụng thời gian viết lời bài hát và sáng tác nhạc.

Đại sư Lý cho biết: “Tôi dẫn dắt mọi người tu luyện, bản thân tôi đương nhiên phải là một tấm gương. Trong lịch sử, có quá nhiều bài học từ việc động chạm đến tiền bạc, vì vậy tôi không nhận bất kỳ khoản tiền nào”.

“Tất cả các dự án, tôi không lấy một xu nào (tiền lương). Vì tôi muốn làm gương cho mọi người, để mọi người biết tiết kiệm. Tiền thật sự được tiết kiệm như vậy.”

“Về trang thiết bị diễn xuất, đèn chiếu, tôi đều nói với họ, nhất định phải tìm giảm giá.”

“Vì có nhiều việc nên tôi thường ở lại ký túc xá của Long Tuyền tự. Tôi muốn tạo cho các em (các nghệ sĩ trẻ của Shen Yun và học viên của Học viện Phi Thiên) một môi trường và một trường học tốt nhất thế giới. Tôi nói với cha mẹ của các em, tôi muốn trao lại cho các bạn một đứa trẻ tốt nhất, đó là điều tôi tập trung vào.”

Phap Luan Cong
Đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp cho 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Pháp Hội ở Washington DC năm 2018. (Ảnh: Minh Huệ Net)

Cố gắng quan tâm đến mọi người

Năm 2000, Long Tuyền tự vừa mới được thành lập, không có tiền, chỉ có một khu rừng tự nhiên, một cái hồ lúc đó không đẹp và không trong, cùng một ngôi nhà gỗ đầy dấu ấn thời gian. Ngôi nhà gỗ chỉ là một căn phòng đơn sơ với 3 phòng ngủ và 1 phòng khách, đó chính là tất cả những gì Long Tuyền tự có lúc ban đầu. Không chỉ không có bãi đỗ xe, những con đường trong rừng, chỉ cần trời mưa hoặc tuyết rơi thì sẽ lầy lội và gập ghềnh. Những học viên đến làm tình nguyện đều tự nguyện vừa làm việc vừa đóng góp tiền, vì mọi người đều biết giá trị của “Chân-Thiện-Nhẫn”, và đều sẵn sàng phó xuất cùng với Đại sư Lý – người đang dùng Pháp Luân Đại Pháp để mang lại lợi ích cho nhân loại nhưng lại bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp.

ĐCSTQ đã bịa đặt rằng ông Lý sở hữu nhiều ngôi nhà, biệt thự, xe hơi sang trọng và du thuyền. Cuối cùng, chính họ cũng phát hiện ra rằng ông không có tiền, không có nhà, không có xe, và không nhận lương của bất kỳ dự án nào. Học viên Pháp Luân Công cho biết, khi mang tiền đến, sư phụ của họ đều gửi hết cho trên núi. Ông nói: “Tôi không cần tiền, tôi cần tiền để làm gì? Tôi đã nghĩ rồi, tôi đi đến đâu, mọi người cũng sẽ cho tôi một bữa ăn. Tôi cần tiền để làm gì? Tôi đâu có bị đói”.

Trong suốt cuộc phỏng vấn, Đại sư Lý luôn mỉm cười, tường hòa và tự tại, khiến các phóng viên nhớ đến lời dạy của ông với các đệ tử: “Không oán không hận, lấy khổ làm vui”.

19 năm đã trôi qua, Học viện Phi Thiên và Shen Yun đã có các phòng học văn hóa, phòng học vũ đạo, nhà ăn, nhà hát, văn phòng, thư viện, phòng hòa nhạc và nhiều không gian giải trí khác. Tất cả đều được các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công xây dựng lên dưới sự dẫn dắt của Đại sư Lý, từng viên gạch, từng thanh gỗ. Họ tin rằng lời hứa mà họ đã lập trước khi đến thế gian này đang được thực hiện.

Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đầu tiên được thành lập như thế nào? 

Ông Lý cho biết: “Ban đầu, tôi tìm một nhóm học viên, dẫn theo một nhóm trẻ em, chiều cao không đồng đều, khi nói đến vũ đạo thì không ai biết gì cả. Dần dần, từng bước một, mọi thứ phát triển lên. Nhưng lúc đó chúng tôi không có một xu nào. Tất cả mọi thứ vận hành đều do những người tham gia tự bỏ tiền ra. Tất cả các giáo viên, thiếu gì thì tự mua. Ngay cả tôi, mọi thứ tôi nghĩ ra đều phải tự mình chi trả. Mọi người hoàn toàn đều là cống hiến. Khi có buổi biểu diễn, mới bắt đầu có thu nhập. Chúng tôi đã đi qua từng chút một như vậy”.

Phóng viên Minh Huệ nhớ rằng khi chỉ có một phòng học vũ đạo, Đại sư Lý đã trực tiếp hướng dẫn các em tập nhào lộn. Những học viên lâu năm trên núi đều nhớ, khi các em lần đầu tiên nhảy điệu múa Mãn Châu, chưa thấy qua đôi giày hoa văn Mãn Châu, chính ông Lý đã tự tay giúp từng em mang giày, chỉnh sửa giày cho gọn gàng.

Nhìn những món quà đầy yêu thương mà các em tự tay làm và tặng cho ông Lý, phóng viên nghĩ đến những người đã (rời Shen Yun) ra ngoài hợp tác với ĐCSTQ để bôi nhọ Pháp Luân Công và Shen Yun. Ông Lý nói: “Những đứa trẻ đó không phải tự mình muốn đến Shen Yun, mà đều là do cha mẹ ép buộc chúng đến. Những đứa trẻ như vậy ở đây đều không được”. “Còn những đứa trẻ tự nói ‘Con muốn tu luyện’, ‘Con muốn trợ giúp Sư phụ Chính Pháp’ thì chúng đều có biểu hiện đặc biệt tốt”.

Hơn 10 năm qua, học sinh tại Học viện Phi Thiên nhận được sự chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ từ Sư phụ Lý. Ông cười nói: “Ngày xưa vì các em còn nhỏ, được giao cho tôi, tôi phải đối xử với các em như cha mẹ của các em vậy”.

Học viên Pháp Luân Công cho biết, trong suốt hơn 10 năm, mỗi ngày sư phụ của họ đều cố gắng chăm sóc cho từng học viên trên núi, và còn kiên trì làm các gói đồ ăn nhẹ cho các em vào mỗi buổi tối, từng gói một, tự tay phát cho các em trên đường về ký túc xá. Ông biết các em tập luyện vất vả, lại đang trong giai đoạn phát triển, dễ bị đói vào ban đêm.

Các học viên trên núi chia sẻ, nếu nói về sư phụ của họ, mỗi ngày đều có rất nhiều câu chuyện, ai cũng đều có câu chuyện của riêng mình, không thể kể hết.

Sư phụ Lý không chỉ quan tâm đến các em học sinh trong trường, mà còn lo lắng cho các em sau khi tốt nghiệp. “Nếu không tích lũy một chút (tiền), thì sau này sẽ làm sao? Có nhiều trẻ em (từ trường nghệ thuật) tốt nghiệp, rồi lại xảy ra dịch bệnh, các em sẽ làm gì?”

Một gia đình 3 người có chi tiêu và công việc của riêng họ. Một gia đình với hàng ngàn người [như trên núi] cũng có chi phí riêng của họ. Ông Lý nói:“Thực ra chi phí trên núi rất lớn, mỗi tháng tiền xăng, tiền dầu (để sưởi ấm), tiền điện, và chi phí ăn uống cho từng người nữa. Tất cả học sinh ở đây đều được miễn học phí, miễn ăn ở, nhà trường còn phải trợ cấp cho họ một số tiền sinh hoạt, đó là một gánh nặng rất lớn. Hơn nữa, chúng tôi không thể để họ học xong rồi mà không giữ được họ lại, vì vậy khi họ tốt nghiệp, kết hôn, chúng tôi đều phải tăng lương cho họ để họ có khả năng ở lại, tất cả những điều này đều cần tiền”.

Truyền Pháp

Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra xã hội như thế nào?

Đại sư Lý kể lại: “Lúc đầu ở Trường Xuân, mọi người đang nói về khí công, tôi ở đó nghe và nói vài câu với họ. Khi tôi nói vài câu, họ lập tức ngẩn người: ‘Ôi! Ông nói về… ông hãy nói cho chúng tôi về cái này, cái kia đi.’ Rất dễ dàng, tôi đã biết, nên tôi đã nói hết. ‘Ôi! Vậy thì ông hãy tổ chức một lớp cho chúng tôi đi!’”

“Những người đó đều là những người mê khí công lâu năm. Ngay lập tức, tôi sẽ sắp xếp địa điểm cho các anh! Tôi sẽ sắp xếp cái này cái kia. Khi tất cả mọi thứ được sắp xếp xong, [họ nói] ‘Thầy Lý, nhanh lên, hãy đến dạy chúng tôi’. [Có nhiều] người rất mê khí công, họ cứ muốn tôi đi dạy. Thế là, tại Trường Trung học số 5 Trường Xuân, tôi đã dạy cho họ một buổi học.”

“Dạy thì dạy thôi, nhưng còn có một số bệnh nhân được đưa đến [bởi vì] báo cáo về khí công thường là như vậy mà. Ôi, vừa vào đã thấy toàn bệnh nhân ở đây, thì làm sao đây? Làm sao mà dạy được? Họ ở đó ‘ôi da ôi da’. Còn có người thì đang truyền nước. Tôi liền đi qua họ, sắp xếp cho từng người một. Rất nhanh, chỉ trong vài giây, họ đều đứng dậy. Sau khi họ đứng dậy, tôi ở trên bục giảng, đó là một lớp học hình bậc thang, tôi nói, ‘Nghe tôi này, đi thôi!’ Tất cả họ đều đi, những người trước đó hoàn toàn không thể dậy nổi, bị liệt nửa người. Tôi nói, ‘Hãy chạy đi!’ Đùng đùng đùng, tất cả đều chạy. Tôi nói, ‘Được rồi, bắt đầu học được rồi’. Chỉ như vậy, họ đã nhận ra các khí công sư trước đó cũng không lợi hại đến thế! Rồi tôi bắt đầu giảng bài. Cuối cùng họ đặt ra một số câu hỏi, tôi cũng đã giải đáp cho họ. Từ đó trở đi, không thể dừng được nữa.”

“Tôi nói với họ, dạy thì đã dạy rồi, giờ thì luyện công thôi. Thế là một nhóm người bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã trở thành ‘thầy khí công’, ‘đại sư’. Nhiều chuyện sau đó mà mọi người có lẽ đã biết, trên Minh Huệ có nhiều bài ‘hồi ức về Sư phụ’, phân loại trong mục ‘Nhớ ơn Thầy’, ai có hứng thú có thể xem lại.”

Từ năm 1992 đến cuối năm 1993, khi tổ chức các lớp học trực tiếp ở Trung Quốc, mỗi khóa học kéo dài trung bình 9 ngày, phí là 25 nhân dân tệ (khoảng 88.000 VND), dùng để chi trả cho việc đi lại, ăn uống và in ấn tài liệu. Để tiết kiệm tiền, Đại sư Lý thường ngồi ghế cứng trên tàu, rất ít khi có chỗ nằm, nhưng điều kỳ lạ là dù tàu có đông khách, mỗi lần chỉ cần ông mua được ghế cứng, thì ghế bên cạnh đều không có ai ngồi, vì vậy ông có thể nằm xuống nghỉ ngơi. Thức ăn chủ yếu là mì ăn liền, thỉnh thoảng ông cải thiện bữa ăn bằng cách ra quán ven đường, ăn một bát mì nước. Chỗ ở là những nhà trọ đơn giản rẻ nhất. Vài học viên đi theo ông dùng bao tải đeo vai, mang theo mì ăn liền hoặc là tài liệu đã in sẵn. Trong 2 năm, ông đã tổ chức được 54 khóa học, những học viên đi theo ông thường xuyên ăn mì ăn liền đến phát ngán, nhưng tất cả học viên tham gia lớp học đều không thể diễn tả hết lòng biết ơn đối với Đại sư Lý.

Không có tiền thì làm sao mà xuất bản sách? Một học viên ở Bắc Kinh, người đã kiếm được tiền từ kinh doanh, đã cho ông vay vài ngàn nhân dân tệ. Sau khi hiệu sách bắt đầu phát hành cuốn sách Pháp Luân Công‘, ông đã nhanh chóng nhờ người dùng tiền bán sách để trả nợ. Sau đó, qua nhiều khó khăn, cuối cùng cuốn ‘Chuyển Pháp Luân‘ đã được xuất bản. Một học viên đi cùng ông tổ chức lớp học là một quan chức làm thương mại, khi thấy ông không có tiền, thường xuyên giúp ông chi phí đi lại. Người học viên này nói với ông rằng: “Sư phụ nhìn xem, các khí công sư khác mỗi người có thể thu được hàng trăm ngàn, hàng triệu (nhân dân tệ), còn Sư phụ, thậm chí còn không có tiền ở khách sạn”. Lúc đó, vài chục ngàn nhân dân tệ ở Trung Quốc là một số tiền rất lớn. “Những năm đó chính nhờ vào một số người, chúng tôi mới vượt qua được,” nhớ lại quá khứ, Đại sư Lý cười vui vẻ.

Khi Pháp Luân Công ngày càng có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, một số người không thể chờ đợi và bắt đầu lập kế hoạch chống lại. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ, họ phát hiện ra rằng Đại sư Lý không có tiền, cũng không dính đến phụ nữ. Vậy làm sao mà chống lại được? Lúc đó, ảnh hưởng của ông Lý cũng rất lớn, không tìm ra lý do thì không thể xuống tay được. Theo lời Đại sư Lý nhớ lại: “[Năm 1996], tôi không biết ai đã chỉ thị, có một nữ trưởng phòng của Bộ Thương mại mời tôi ăn cơm. Lúc đó, việc ăn cơm cũng là để chữa bệnh, nên tôi đã đi”.

Sau khi đến nơi, vị quan chức này đã thẳng thừng tuyên bố ‘Thầy Lý, thầy có ảnh hưởng quá lớn ở Trung Quốc, thầy phải rời khỏi Trung Quốc’. Cô ấy đã nói thẳng như vậy. Nghe xong, tôi nghĩ, đúng là, Giang Trạch Dân đã tức giận, hai bên đường Trường An đều có người luyện Pháp Luân Công. Tôi liền nói, ‘Được, tôi sẽ ra nước ngoài’”.

Ở Trung Quốc, bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào cũng đều như nhau, nếu không thành lập chi bộ Đảng, không thừa nhận “lợi ích của Đảng cao hơn tất cả”, ĐCSTQ sẽ luôn rình rập, chờ cơ hội để đối phó với người đó, thậm chí khiến người đó không còn chỗ đứng. Dù Pháp Luân Công đã giúp hàng triệu người Trung Quốc phục hồi sức khỏe, nâng cao đạo đức và tiết kiệm cho Chính phủ một khoản chi phí y tế khổng lồ, nhưng trong mắt ĐCSTQ, Pháp Luân Công vẫn không có chỗ đứng ở Trung Quốc.

Rất nhanh chóng, vào năm 1997, Đại sư Lý đã hoàn tất visa di dân theo diện ‘Nhân tài Kiệt xuất’ và chuyển đến Mỹ. Đến năm 1998, khi ông thu xếp đồ đạc trở lại Mỹ, gia đình ông không có tiền và cũng không có chỗ ở. Đại sư Lý muốn đến San Francisco, nhưng các học viên giúp đỡ nói rằng không tìm được chỗ ở, vì vậy ông được mời đến Atlanta và ở chung trong một căn hộ rất nhỏ mà một học viên đã thuê. Thực sự không thể ở nổi, ông đã chuyển hướng đến New York. Lúc đó, New York rất ‘đổ nát’, với tiếng súng, hình vẽ bậy, các kiểu tóc kỳ quái, xe motor, tạo nên một cảnh tượng như tận thế. Cuối cùng, ông đã ở lại một studio (phòng bếp 3 trong 1) mà một học viên Pháp Luân Công đã thuê ở khu thượng lưu. Tòa nhà nơi có studio đó chính là tòa nhà mà vào năm 1999, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, ĐCSTQ đã tung tin đồn rằng “đây là tòa nhà của ông Lý Hồng Chí”.

Ngày nay, khi chân tướng về cuộc đàn áp và bôi nhọ của ĐCSTQ bị vạch trần, nhiều người cũng đã biết rằng Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn khác biệt so với các loại khí công khác, không phải dùng để chữa bệnh, không phải để kiếm tiền, không có chuyện ‘ban ngày mặc áo cà sa, ban đêm thì về lại nhà’, mà là tu luyện Phật pháp một cách chân chính, dạy con người “Chân – Thiện – Nhẫn”, phản bổn quy chân.

Pháp Luân Công đã bị bức hại hơn một phần tư thế kỷ, nhưng “Chân – Thiện – Nhẫn” vẫn đứng vững, chiếu sáng tâm hồn của những người tu luyện Pháp Luân Công, củng cố chính niệm của những người có đức tin. Sự kiên cường của các học viên Pháp Luân Công đến từ niềm tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn” từ nền tảng vững chắc, từ sự dạy bảo và tấm gương của Đại sư Lý Hồng Chí.

Theo Minh Huệ Net
Bản dịch của Minh Tú, Tri thức VN