Đại Kỷ Nguyên

Chuyên gia: Bắc Kinh gấp rút ngăn tổn thất sau thất bại can thiệp bầu cử Đài Loan

Vương Hỗ Ninh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc (ảnh cắt từ Youtube).

Chuyên gia nhận định, sau khi ĐCSTQ thất bại trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan, họ buộc phải hạ giọng, bận rộn ngăn chặn tổn thất trong và ngoài nước. Ông Vương Hỗ Ninh liên tục xuất hiện, dường như cố tình làm ra vẻ bản thân không sao cả. ĐCSTQ ngày càng nhiều chuyện đau đầu hơn, có thể nói cơn bão sắp ập đến.

Sau đây là những nội dung chính trong bài bình luận của chuyên gia Dương Uy được đăng trên Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung.

Sau bầu cử Đài Loan, ĐCSTQ hạ giọng, Vương Hỗ Ninh thường xuyên xuất hiện

Trong cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan vào ngày 13 tháng 1, ông Lại Thanh Đức được bầu làm tổng thống, điều này khiến ĐCSTQ vô cùng thất vọng. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ không đưa tin, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của ĐCSTQ chỉ đưa ra một tuyên bố ngắn gọn, coi đó là xong.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken ngay lập tức chúc mừng ông Lại và nói: “Mỹ cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, giải quyết một cách hòa bình những bất đồng, không bị hiếp bách và áp lực (từ Bắc Kinh). Mối quan hệ cộng sự giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Đài Loan bắt nguồn từ giá trị quan dân chủ, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và tăng cường giao lưu sâu hơn về mọi phương diện, bao gồm kinh tế, văn hóa, dân gian và những phương diện khác”.

ĐCSTQ không thể không đáp trả, bày tỏ “bất bình mạnh mẽ, phản đối kiên quyết”, nhưng không sử dụng những ngôn từ quá khích.

Vào ngày 15 tháng 1, kế hoạch ban đầu của ĐCSTQ nhằm “khôi phục quan hệ ngoại giao” với Nauru, một quốc gia ở châu Đại Dương, trở nên không có nhiều ý nghĩa. Cùng ngày, một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã gặp ông Lại Thanh Đức và bà Thái Anh Văn tại Đài Loan. Bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một lần nữa “kiên quyết phản đối”, nhưng ĐCSTQ không thể làm gì hơn. Quân đội ĐCSTQ cũng không tấn tới gây ồn ào ở eo biển Đài Loan.

Ông Vương Hỗ Ninh chủ yếu lên kế hoạch can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan nhưng thất bại. Hội nghị Chính Hiệp (CPPCC) là tổ chức mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, sau cuộc bầu cử ở Đài Loan, ông Vương Hỗ Ninh không nói về các nội dung liên quan tại Hội nghị Chính Hiệp, mà quay lại công việc cũ là chủ quản tuyên truyền, còn nói chuyện kinh tế. Nó giống như ông ấy đang diễn kịch để chứng tỏ bản thân vẫn ổn và không bị truy trách nhiệm.

Vương Hỗ Ninh xuất hiện thường xuyên trong những ngày gần đây, xuất hiện trước công chúng nhiều hơn cả ông Tập Cận Bình. Vào ngày 19 tháng 1, Chính Hiệp đã tổ chức hội nghị chuyên đề phân tích hình thế kinh tế vĩ mô năm 2023. Vương Hỗ Ninh cho biết trong bài phát biểu của mình, rằng ông sẽ “xướng lên một lý thuyết sáng sủa về nền kinh tế Trung Quốc”.

Vương Hỗ Ninh cũng nói rằng chúng ta phải “thống nhất tư tưởng và hành động của mình với việc phân tích đánh giá hình thế kinh tế và việc ra quyết sách triển khai công tác kinh tế của Trung ương ĐCSTQ, thống nhất chúng với mục tiêu chính trị của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”.

Theo chuyên gia Dương Uy, ông Vương Hỗ Ninh thực ra đang nhân cơ hội bày tỏ lòng trung thành với ông Tập Cận Bình để ngăn một ngọn lửa có thể thiêu rụi ông ta.

Ngày 19/1, ông Vương gặp phái đoàn đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản; ngày 22/1, gặp đại diện đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Vào ngày 23 tháng 1, Hội nghị Bộ trưởng Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đã được tổ chức tại Bắc Kinh, ông Vương đã tham dự cuộc họp và có bài phát biểu, đồng thời giới thiệu “nhiều quan điểm mới, nhận định mới và yêu cầu mới” cũng như “những tư tưởng trọng yếu” của Tập Cận Bình về công tác mặt trận thống nhất. Ông Vương một lần nữa bày tỏ lòng trung thành với ông Tập, còn “khẳng định đầy đủ thành tích của công tác mặt trận thống nhất trong năm qua”.

Sự can thiệp của ĐCSTQ vào cuộc bầu cử ở Đài Loan đã thất bại, nhưng ông Vương Hỗ Ninh lại khẳng định “thành tích” của công tác mặt trận thống nhất, tỏ ra bản thân không muốn chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, Thạch Thái Phong, bộ trưởng Mặt trận Thống nhất, người chủ trì hội nghị, cho rằng cần “thực hiện các quyết định, sắp xếp của Trung ương đảng về công tác mặt trận thống nhất… giải quyết hiệu quả các vấn đề khó khăn trọng điểm… và kiên quyết thúc đẩy hơn nữa thực hiện chế độ trách nhiệm trong công tác mặt trận thống nhất”.

Theo cách nói của Thạch Thái Phong, ai đó sẽ phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của ĐCSTQ về công tác đối Đài Loan, nhưng ĐCSTQ có lẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để ngăn chặn tổn thất.

Đài Bắc (ảnh: CEphoto / Uwe Aranas).

ĐCSTQ khó có thể ngăn chặn tổn thất trong đối nội

Ngày 15/1, truyền thông ĐCSTQ đưa tin tạp chí “Cầu thị” đăng bài viết của ông Tập Cận Bình “Thực hiện hoàn chỉnh, chính xác, toàn diện những tư tưởng quan trọng về làm tốt công tác mặt trận thống nhất của đảng trong thời đại mới”. Đây nên được tính là một loại thái độ hoặc phản ứng trá hình của lãnh đạo ĐCSTQ đối với cuộc bầu cử ở Đài Loan. Tuy nhiên, bài viết này là một phần trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ vào ngày 29 tháng 7 năm 2022, tức là nó đã là chuyện của một năm rưỡi trước.

Điều 9 của bài viết đề cập chung đến sự cần thiết phải thực hiện “chiến lược tổng thể để giải quyết vấn đề Đài Loan… phát triển lớn mạnh lực lượng thống nhất yêu nước của Đài Loan… phản đối ‘độc lập của Đài Loan’ và thúc đẩy ‘thống nhất hoàn toàn’”.

Bài viết này cũng có thể coi là một kiểu giải thích trong nội bộ đảng, tức là “chiến lược tổng thể” do lãnh đạo ĐCSTQ xác định để đối phó với Đài Loan là “‘”vĩnh viễn chính xác”. Nếu “chiến lược tổng thể” của người lãnh đạo ĐCSTQ không sai, thì đó là do sai lầm của những người hoạch định, chấp hành cụ thể, tuy nhiên trách nhiệm của người đứng đầu đảng khối là không thể rũ bỏ.

Chủ nhiệm hiện tại của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện là Tống Đào, một thân tín của ông Tập Cận Bình. Tống Đào sẽ không phục tùng Vương Hỗ Ninh, mà sẽ trực tiếp nhận mệnh lệnh từ ông Tập. Hàng loạt ý tưởng nhằm gây rối Đài Loan của Vương Hỗ Ninh sẽ chỉ được thực hiện nếu được Tập Cận Bình chấp thuận, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan mới chấp hành. Muốn muốn truy cứu trách nhiệm, thì Vương Hỗ Ninh đứng dưới Tống Đào, nhưng ông Tập Cận Bình khó có thể trốn tránh trách nhiệm.

Vì vậy, ĐCSTQ không thể không hạ giọng để giảm nhẹ những ảnh hưởng ác tính sản sinh trong nội bộ. Ngày 16/1, tại Trường đảng, lớp chuyên đề dành cho cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ được tổ chức, ông Tập đã đến dự hội thảo và phát biểu. Hội thảo này dự kiến ​​diễn ra sau ngày 13/1, có lẽ lãnh đạo ĐCSTQ cần tập trung tinh lực để ứng đối với cuộc bầu cử ở Đài Loan; đồng thời có lẽ cũng đang chờ chuẩn bị báo cáo tin tốt về công tác Đài Loan, để gia tăng uy vọng của mình.

Tuy nhiên, công tác đối phó Đài Loan của ĐCSTQ đại bại, tin vui cũng không còn, thay vào đó nó trở thành sự kiện “tê giác xám” trọng đại đầu tiên vào đầu năm 2024. Nếu lãnh đạo ĐCSTQ hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này khi nói chuyện với các quan chức cấp cao, chỉ dựa vào một bài báo trên tạp chí “Cầu thị”, thì rất khó có lực thuyết phục; uy tín của nhà lãnh đạo đảng sẽ chỉ thêm mất mát.

Có lẽ ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời giải thích nào đó không có trong kịch bản, nhưng không cho phép truyền thông của đảng công khai. Tuy nhiên, thường thì lãnh đạo đảng sẽ không chủ động nhận trách nhiệm về mình, nhiều khả năng sẽ tránh đề cập đến trách nhiệm giải trình. Ông Vương Hỗ Ninh lập tức hai lần bày tỏ lòng trung thành, nhân cơ hội xuất hiện thường xuyên để cố ý chứng tỏ mình vô sự.

Hiện vẫn khó có thể dự đoán việc này có hay không. Hiện tại, ĐCSTQ đang bận rộn cố gắng ngăn chặn tổn thất trong nội bộ, còn cần phải ngăn chặn tổn thất đối ngoại.

Đài Loan (ảnh: cegoh / pixabay.com).

ĐCSTQ thận trọng trong đối ngoại

Ngày 12/1, một ngày trước cuộc bầu cử Đài Loan, Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung Quốc, đã gặp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington. Có tin đồn rằng Lưu Kiến Siêu có thể đang chuẩn bị tiếp quản chức bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

Lưu Kiến Siêu đã xuất hiện trước công chúng và tham gia các sự kiện ở Mỹ vào ngày 8 tháng 1, gặp gỡ một số người được gọi là “bạn bè” và giải thích chi tiết về chính sách của mình đối với Mỹ.

Lưu Kiến Siêu là Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương, chỉ đại biểu cho đảng, không thể đại biểu cho chính phủ, nhưng khẩu khí của ông ta nghe giống như một bộ trưởng ngoại giao. Vương Nghị được cho là phải chịu trách nhiệm đối phó với Mỹ, nhưng lãnh đạo đảng nhất quyết phái Lưu Kiến Siêu, Vương Nghị bị gạt sang một bên, các thứ trưởng của Bộ Ngoại giao khó có cơ hội tiếp quản.

Đầu năm 2024, ĐCSTQ cố gắng chủ động xoa dịu quan hệ với Mỹ, rõ ràng là do hình thế trong ngoài bức bách. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử ở Đài Loan ngày 13/1, ông Blinken đã ngay lập tức chúc mừng ông Lại, và dường như không có ý định giữ thể diện cho ĐCSTQ. Chuyến thăm Mỹ của ông Lưu Kiến Siêu sẽ tiếp tục cho phép Mỹ nhìn thấy điểm yếu của ĐCSTQ.

Cơ chế dân chủ của Đài Loan từng bước được hoàn thiện, cộng đồng quốc tế nhìn chung ủng hộ, nguy cơ của chính quyền Bắc Kinh tấn tốc gia tăng. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngày 15/1, người phát ngôn Mao Ninh nói: “Cho dù tình hình trên đảo Đài Loan có biến hóa như thế nào… chúng tôi tin tưởng kiên định rằng việc xã hội quốc tế kiên trì nhận thức chung phổ biến và cục diện ổn định của nguyên tắc một Trung Quốc sẽ càng tăng cường hơn”.

Lời nói của Mao Ninh bộc lộ sự lo lắng tột độ của ĐCSTQ, đồng thời bà cũng liệt kê tên một số quốc gia, nói: “Không chỉ Nga … bao gồm Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Lào, Bangladesh, Philippines, Sri Lanka, Nepal, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Zimbabwe, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Belarus, Serbia, Hungary, Papua New Guinea, Cuba, Venezuela, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Liên đoàn các quốc gia Ả Rập, v.v. đã công khai nhắc lại việc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc bằng cách đưa ra tuyên bố, thông cáo báo chí và trả lời câu hỏi của phóng viên”.

Tuy nhiên, bà Mao không đề cập đến một quốc gia phát triển phương Tây nào. Sau đó, một phóng viên hỏi: Vào ngày 14 tháng 1, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Singapore đã trả lời các câu hỏi của giới truyền thông về cuộc bầu cử ở khu vực Đài Loan, bày tỏ “hoan nghênh” và “chúc mừng” cuộc bầu cử. Bình luận của Trung Quốc về việc này như thế nào?

Mao đáp: “Chúng tôi đã sớm đưa ra tuyên bố nghiêm khắc với phía Singapore”.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngày 16/1, một phóng viên khác hỏi: Tối 15/1, tổng thống Philippines Marcos đã đăng trên mạng xã hội “X” liên quan đến kết quả bầu cử ở Đài Loan, cho biết: “Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác và làm sâu sắc thêm lợi ích chung, thúc đẩy hòa bình, đảm bảo sự phồn vinh chung trong tương lai của người dân”. Ông Marcos cũng gọi ông Lại Thanh Đức là “tổng thống” mới của Đài Loan. Bình luận của Trung Quốc về điều này là gì?

Bà Mao Ninh nói: “Chúng tôi rất không hài lòng, kiên quyết phản đối”.

Sau cuộc bầu cử ở Đài Loan, Bắc Kinh đã cảm nhận sâu sắc những biến hóa mới của thế cục bên ngoài, những hậu quả của chính sách ngoại giao chiến lang trước đây đã hiển lộ, đến bây giờ ĐCSTQ mới nghĩ đến việc giảm tổn thất, nhưng điều đó không hề dễ dàng. Biển Đỏ đang trở thành một nơi khác mà ĐCSTQ có thể cũng sẽ chuốc lấy trái đắng.

Đài Loan (ảnh: : cegoh – pixabay.com).

ĐCSTQ đang mắc nạn, không thể tự bảo vệ mình

Hai ngày trước cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan, ngày 11/1, cựu phó chủ tịch Chính hiệp và chủ tịch Liên đoàn Dân chủ Tự trị Đài Loan Trương Khắc Huy qua đời, điều này thực sự đã báo trước sự thất bại trong công tác đối phó với Đài Loan của ĐCSTQ. Ngày 17 tháng 1, thường vụ Bộ Chính trị khóa 7 ĐCSTQ đến dự lễ tang ông, có thể gọi là thỏ chết cáo buồn.

Ngày 16/1, hội thảo dành cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp bộ do ĐCSTQ tổ chức đã bổ sung thêm hội thảo chuyên đề tài chính. Ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu của mình, rằng cần phải “kiên trì sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương đảng đối với công tác tài chính”. Tuyên bố này tương đương với việc tuyên bố ĐCSTQ không có tiền, và Trung ương đảng phải thống nhất quản lý tiền bạc. Sau đó, thông báo khẩn cấp được ban hành ở một số nơi nhằm đình chỉ các dự án cơ sở hạ tầng, các đơn vị chính phủ cắt giảm lương.

Ngày 16/1, ông Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn Davos rằng “tất cả các bên nên gạt bỏ thành kiến, thu hẹp sự khác biệt… giải quyết thâm hụt niềm tin”; còn tiếp tục nói rằng đầu tư vào Trung Quốc “không phải là rủi ro”.

Cùng ngày, ông Lý Cường vắng mặt trong lễ khai mạc Lớp cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và cấp bộ, Thái Kỳ thay ông chủ trì cuộc họp, khi hội thảo kết thúc, ông Thái Kỳ lại lên phát biểu. Lý Cường bị Thái Kỳ áp đảo, nhưng vẫn phải tiếp tục vai diễn của mình.

Ngày 23/1, Lý Cường chủ trì tọa đàm lắng nghe ý kiến, đề xuất về “Báo cáo công tác Chính phủ (Dự thảo lấy ý kiến)”. Ông Lý cho biết, trong năm qua, “chúng ta đã đạt được những thành tựu mới trọng đại trong sự phát triển đầy thăng trầm và tiến bộ từng bước vượt qua nhiều khúc quanh… chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức khác nhau trên con đường phía trước”; nhưng “những điều kiện thuận lợi mà chúng ta gặp phải ngày càng nhiều hơn những nhân tố bất lợi… Chúng ta phải đương đầu với những khó khăn thách thức, kiên định niềm tin vào sự phát triển”.

Ông Lý Cường không thể phủ nhận công tác của mình trong một năm qua, nhưng lời nói của ông ta có vẻ hơi giống giọng điệu của ông Lý Khắc Cường, bắt đầu bộc lộ “nhiều khó khăn thách thức khác nhau”, cũng thừa nhận “sự tiến bộ kiểu với nhiều khúc quanh”.

Chính quyền Trung Quốc một lần nữa thừa nhận tốc độ tăng trưởng dân số sẽ âm vào năm 2023. Dân số ngày càng giảm nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng, tốc độ tăng trưởng GDP mà ĐCSTQ tuyên bố chỉ có thể là một con số tưởng tượng.

Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy chính quyền Trung Quốc đang chông chênh trong mưa gió, giờ đây họ không còn quan tâm đến thể diện sau thất bại can thiệp bầu cử Đài Loan, không thể không đối phó với những nguy cơ trong ngoài càng ngày càng lớn.

(Nguồn: epochtimes.com)

Exit mobile version