Gần đây, “căn hộ để tro cốt” đã trở thành một chủ đề nóng ở Trung Quốc. Các cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc và truyền thông nhà nước vội vàng đưa tin giải thích rằng, “các cá nhân mua nhà thương mại đặc biệt để đặt bình đựng tro cốt” bởi vì “có những vấn đề thực tế ở các thành phố lớn như giá nghĩa trang cao, chi phí quản lý cao và thời gian thuê ngắn”. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này rất dễ “gây tranh chấp”. Nhiều người dân Trung Quốc đã phản ánh rằng: “Hàng xóm nhà tôi không phải là người sống….Chỉ cần nghĩ tới việc này, tôi đã dựng hết tóc gáy”.
Dù chính quyền có vẻ thái thác trách nhiệm và đổ lỗi cho nhu cầu thực tế, nhưng một số người làm nghề luật cho rằng, nếu bên bán nhà đất “biết mục đích mua nhà là để đặt bình đựng tro cốt” mà “vẫn bán” thì chính là “vi phạm pháp luật”, hoặc có thể “vi phạm các quy định có liên quan của Bộ luật dân sự về hiệu lực của hợp đồng và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Nhan Đan (顏丹) đặt vấn đề, trong thời đại hiện nay khi thị trường bất động sản đã trở thành một ngành công nghiệp trụ cột và là nguồn thu chính của chính phủ địa phương ở nhiều nơi, liệu các cơ quan tư pháp và hành chính trực thuộc ĐCSTQ có chặn được con đường tài chính như vậy không?
Hơn nữa, với sự ủng hộ của cơ sở pháp lý là “quy định hành chính không có quyền điều chỉnh các chủ thể pháp luật dân sự”, thì chính phủ càng có lý do để bỏ qua, nhắm mắt làm ngơ cho một phân khúc bất động sản kỳ dị như vậy.
Tác giả Nhan Đan nói, chắc hẳn hầu hết mọi người đều không thích sống cạnh một hũ tro cốt, nhưng nếu “đề nghị công ty quản lý tài sản phối hợp”, hoặc “việc khởi kiện ra tòa yêu cầu khôi phục lại mục đích sử dụng ban đầu và bồi thường thiệt hại về tinh thần” mà thực sự có hiệu quả thì đã không có “nhóm chủ sở hữu tài sản tụ tập biểu tình” về chủ đề nóng này.
Không có “nhóm chủ sở hữu nhà tụ tập biểu tình” tại một cộng đồng nào đó năm 2017 ở Như Cao, Giang Tô. Theo tác giả Nhan Đan, điều này cho thấy “căn hộ để tro cốt” đã xuất hiện cách đây 7 năm hoặc sớm hơn; rất nhiều chủ sở hữu phản đối, tức là nhiều hơn một gia đình cần được giải quyết về vấn đề này.
Nhưng đã 7 năm trôi qua, những căn hộ để tro cốt không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn môi trường của người dân, và nó đang ngày càng khiến dư luận bức xúc và trở nên phổ biến.
Theo tác giả, có vẻ như khi thực hiện việc điều hành, chính phủ chưa bao giờ biết nghĩ cho người mua nhà, mà chỉ dựa vào việc các quan chức có thu được lợi nhuận từ việc đó hay không.
Được thúc đẩy bởi “nhu cầu kiếm tiền của chính quyền địa phương”, trước đây đã có những đồn đoán về bất động sản, sau này có những nghĩa trang giá ngất ngưởng. Ngày nay, những “căn hộ để tro cốt” đang được tung ra thị trường.
Hơn thế, một số người kinh doanh bất động sản đã công khai tuyên bố “không thể phân biệt được mục đích sử dụng của người mua trong quá trình mua bán”. Đây là sự thật tương tự với thực trạng bùng nổ đầu cơ bất động sản khi nhiều người mua nhà nhưng không ở.
Một số nhân viên bán bất động sản cho rằng, chúng tôi “chỉ bán nhà, còn mục đích sử dụng của khách hàng như thế nào thì rất khó xác định, liệu chủ nhà có chuyển đổi mục đích sử dụng hay không thì không thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi. Nếu ai đó hỏi về việc có thể mua một “căn hộ để tro cốt” không, thì sẽ có nhân viên bán hàng tận tình giới thiệu các cộng đồng liên quan.
Một người khác của công ty quản lý tài sản cũng nói rằng nếu chủ sở hữu của căn hộ đó không thừa nhận mục đích sử dụng nhà hay chuyển đổi sau khi mua thì họ cũng không có thể nắm bắt được. Theo tác giả Nhan Đan, những lời lẽ đó rõ ràng đến mức, các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc đưa tin thực ra không phải để chỉ trích sự hỗn loạn mà là để quảng cáo sản phẩm mới của chính phủ trên thị trường bất động sản, đó là “căn hộ để tro cốt”.
Về vấn đề này, nhiều người phản ứng như:
“Hàng xóm nhà tôi không phải là người sống. Tôi vừa cảm thấy sợ hãi, vừa khó chịu nhưng không biết làm thế nào”.
“Chỉ cần nghĩ tới việc này, tôi đã dựng hết tóc gáy”.
Có người chia sẻ: “Tôi còn không dám ra ngoài hành lang khi biết nhà hàng xóm chuyển đổi mục đích sử dụng, từ người sống sang người chết”.
Tác giả Nhan Đan cho rằng, việc cố tình khuyến khích người sống và người chết sống chung chỉ có thể cho thấy chính quyền địa phương quá xấu xa. Suy cho cùng, tình trạng dư thừa nhà ở và hàng tồn kho vô tận là điều chính phủ lo lắng nhất vì sẽ là gánh nặng nợ nần của địa phương. Nếu muốn kiếm tiền, muốn tham nhũng thì chính quyền phải tiếp tục xâm phạm quyền riêng tư và nhà ở của người dân.
Dù giá nhà đất đã tụt dốc và không thể tăng lên bất chấp kích thích mạnh mẽ đến đâu, miễn là không giảm giá, thì người dân Trung Quốc cũng không thể mua được nhà với mức lương ít ỏi hàng tháng. Do đó, các quan chức địa phương sống xung quanh các thành phố hạng nhất và hạng hai như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đã tập trung vào những đối tượng vẫn còn tiền ở đó để bóc lột.
Có dân mạng tiết lộ: “Ngay từ những năm 2000, nhiều lô đất ở thành phố huyền diệu Sùng Minh chủ yếu được dùng làm nhà để tro, hoặc thậm chí có thể sớm hơn. Một căn có giá 100.000 – 300.000 nhân dân tệ, hơn 80% số căn hộ đó đã được mua để đựng tro cốt”.
Tác giả cho hay, nhiều năm trước vụ việc này phổ biến cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì điều này luôn được chính quyền che đậy, truyền thông ém nhẹm, và giờ họ đã muốn chớp lấy cơ hội kinh doanh.
Theo một người dân Bắc Kinh được báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung phỏng vấn, từ đầu năm đến nay, đã có rất nhiều người ở Bắc Kinh bị nhiễm Covid – 19, và đã có nhiều người qua đời.
Mới vào tháng 1 năm nay, một công dân Bắc Kinh khác cũng nói rằng, “các lò hỏa táng và nhà tang lễ ở Bắc Kinh nhìn chung rất đáng lo ngại, và người ta phải dựa vào các mối quan hệ để xếp hàng nhận lịch hỏa thiêu”.
Người này nói rằng một dấu hiệu khác chứng tỏ có rất nhiều người chết ở Bắc Kinh là “luôn thấy người ta đốt tiền vàng”. Vì vậy, tất cả các nghĩa trang ở Bắc Kinh hiện đều cấm đốt giấy và quan chức cũng không khuyến khích người dân đốt vàng mã.
Tác giả cho hay, tất nhiên, không chỉ các thành phố hạng nhất và hạng hai như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến mới có số lượng lớn người thiệt mạng. Vào cuối năm 2023, một nhân viên của một nhà máy sản xuất bình đựng tro cốt ở đâu đó ở Trung Quốc tiết lộ rằng, vì không ngờ có nhiều người chết đến vậy nên năm ngoái anh chỉ làm hơn 50.000 chiếc bình đựng tro cốt, nên chỉ riêng nửa đầu năm anh đã không có đủ bình để bán, việc mỗi tháng phải sản xuất hơn 10.000 chiếc bình là điều không thể làm được.
Tác giả Nhan Đan cho hay, những cơ hội kinh doanh như vậy chắc chắn sẽ là mục tiêu của ĐCSTQ, tổ chức giám sát mọi tầng lớp xã hội. Trong chuỗi lợi ích này, người chết cần được hỏa táng, tro cần có hộp, bình đựng tro cốt cần có không gian riêng để bảo quản.
Từ quan điểm của ĐCSTQ, các lò hỏa táng, nhà sản xuất bình đựng tro cốt, cửa hàng bán hoa, vàng mã và thậm chí cả các nhà phát triển nghĩa trang đều có thể kiếm được rất nhiều tiền, và thị trường bất động sản với lượng nhà ở tích lũy cũng phải được chia miếng bánh béo bở.
Tác giả cho hay, điều mà ĐCSTQ giỏi nhất là ‘ăn tươi nuốt sống’ và kiếm tiền từ người đã khuất. Để làm ra sự giàu có mờ ám này, chế độ này sẽ không ngần ngại sát nhân.
Theo tác giả, từ việc phát tán virus đến xét nghiệm axit nucleic bắt buộc, phong tỏa và kiểm soát, xây dựng khu cách ly, bán lại hàng cứu trợ và phát triển các loại thuốc và vắc xin đặc biệt, mọi thứ liên quan đến dịch bệnh đó đều có thể cướp đi tính mạng người dân Trung Quốc. Mọi mắt xích đều là để chuẩn bị cho việc kiếm lời từ dịch bệnh.
Tác giả chỉ ra rằng, cái gọi là “lợi tức nhân khẩu học” được đánh giá cao bởi các chính phủ không đối xử với người dân như con người. Trung Quốc không còn là “công xưởng của thế giới”, lao động giá rẻ không thể phát huy được vai trò của mình. Giờ đây thứ ĐCSTQ có thể lấy được từ những người ở tầng lớp dưới đáy xã hội thậm chí là cả nội tạng của họ.
Các bệnh viện có thể khiến người sống chết não để mua lại nội tạng. Chính quyền địa phương và các nhà phát triển bất động sản đã tạo ra những “phòng đựng tro cốt” để bán được đất và nhà. So với việc khiến người sống chết não thì việc tạo ra những “căn hộ để tro cốt” chẳng phải là chuyện gì to tát.
Tác giả Nhan Đan nhận định, chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại thì người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ được phép nghĩ đến việc sống trong hòa bình. Thể chế này muốn tồn tại thì họ chỉ có thể chà đạp và bóc lột người dân của chính mình.