Cựu thuyền trưởng hải quân Hoa Kỳ đồng thời cũng là nhà phân tích hệ thống Stu Cvrk mới đây đã có bài xã luận, phân tích về những lí do đang đẩy nhanh sự kết thúc của ĐCSTQ. Sau đây là phần chuyển ngữ bài viết của ông được đăng trên Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đã có những sự kiện kịch tính xảy ra trong và ngoài Trung Quốc trong những năm gần đây, trong đó ít nhất bao gồm các nạn hạn hán và lũ lụt cực đoan, những cơn bão tàn khốc, cũng như sự tàn phá đối với nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng trầm trọng tới người dân do đại dịch COVID-19 gây ra. Những người đang theo dõi tình hình ở Trung Quốc đang suy đoán xem liệu Trung Quốc đang trỗi dậy, thăng tiến hay suy thoái.
Rất khó để đánh giá các xu hướng kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước tỷ dân này. Một chỉ số quan trọng sẽ quyết định xem liệu ĐCSTQ có thực hiện đúng lời hứa với người dân hay không. Một phần khế ước xã hội hiện có giữa Bắc Kinh và người dân là: chế độ này sẽ mang lại cơ hội kinh tế và cải thiện mức sống. Người dân nhường các quyền về chính trị và tự do của mình cho ĐCSTQ để đổi lấy lời hứa về sự thịnh vượng kinh tế trường tồn. Nếu một trong hai bên vi phạm thỏa thuận cuối cùng thì kết quả sẽ là tình trạng xã hội bất ổn và sự hỗn loạn có thể xảy ra.
Chừng nào chế độ này còn có thể mang lại sự thịnh vượng tương đối cho người dân bình thường của Trung Quốc, thì họ có thể chấp nhận các biện pháp độc tài của Bắc Kinh. Hợp đồng này sắp tan thành mây khói trong thời kỳ đại dịch, khi mà nỗ lực phi khoa học của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus thông qua chính sách Zero Covid – điều này liên quan đến hàng trăm triệu người Trung Quốc bị buộc phải ở nhà hay trong bệnh viện dã chiến – đã dẫn đến bạo loạn và bất ổn lớn vào mùa thu năm 2022. ĐCSTQ không thể chịu đựng được sự bất đồng quan điểm kéo dài vì điều đó vạch trần sự dối trá trong khế ước xã hội, và ông Tập buộc phải hủy bỏ hoàn toàn chính sách Zero Covid đã ban hành của mình.
Bất chấp lời tuyên truyền “Tất cả đều ổn” do ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tạo ra và truyền bá, những dấu hiệu nghiêm trọng đang bủa vây đất nước vẫn có dấu hiệu tiếp tục. Chúng bao gồm ba trong số “Bốn kỵ sĩ” được đề cập trong Kinh thánh, là: Mất an ninh lương thực (bóng ma nạn đói luôn rình rập và Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới), ôn dịch (SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục hoành hành đồng thời vẫn còn nhiều loại virus chết người khác đang ẩn mình ở Trung Quốc trong nhiều năm), và chiến tranh (Quân đội Trung Quốc đang tranh giành quyền quá cảnh quốc tế ở eo biển Đài Loan, cũng như những tranh cãi và tranh chấp liên tục dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc).
Bất cứ khi nào các nhà độc tài gặp vấn đề trong nước, “cuộc phiêu lưu ở nước ngoài” thường được dùng để đánh lạc hướng những người dân bất mãn trong nước. Ông Tập không hề lép vế trong vấn đề này, vì ông đã sử dụng đoàn ngoại giao và các phương tiện truyền thông nhà nước của mình để tạo ra những câu chuyện lôi cuốn về chủ nghĩa dân tộc (một niềm tin mà được nhiều người Trung Quốc cho rằng: đất nước họ là trung tâm của thế giới và là nhà lãnh đạo hợp pháp cho điều này). Sự giận dữ của ông nhắm vào các rào cản chính đang kiềm chế ĐCSTQ đạt được mục tiêu tham vọng: đó là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trong quá trình theo đuổi quyền lực của Tập Cận Bình, các tiêu đề truyền thông thường ám chỉ hoặc tuyên bố trực tiếp rằng: Hoa Kỳ phải trao lại trật tự thế giới, để được thay thế bằng một chính sách “trật tự thế giới mới” do ĐCSTQ lãnh đạo (vô số bài báo trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đều đề cập tới vấn đề này). Theo ghi nhận của Quỹ Jamestown, ông Tập đã ban hành một đạo luật đối ngoại ít được biết đến, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, với tựa đề “Luật quan hệ đối ngoại của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa”. Đạo luật này “nhằm mục đích củng cố vị thế toàn cầu của Trung Quốc và thách thức trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo”.
Ông Tập tuyên bố vào năm 2021 rằng Trung Quốc “ngang hàng” với Hoa Kỳ, theo như Tạp chí Phố Wall đưa tin. Đứng đầu danh sách “được chú ý” của ông là Đài Loan. Ông Tập và những người đồng hành yêu cầu Hoa Kỳ (và thế giới) phải chiều lòng Trung Quốc để ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở Đài Loan. Sự thống nhất bằng vũ lực với Đài Loan là một chủ đề thu hút nhiều người Trung Quốc, cả ủng hộ lẫn phản đối. Bất kỳ sự chú ý nào về Đài Loan đều làm chệch hướng tập trung khỏi vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Nhưng ngay cả việc Trung Quốc tăng cường áp lực ngoại giao và quân sự lên Đài Loan cũng không thể che giấu được những vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng do quản lý sai lầm lâu dài của ĐCSTQ.
Khế ước xã hội nổ ra xung đột
Nếu ĐCSTQ thực hiện đúng khế ước xã hội “bất thành văn” với người dân Trung Quốc, thì sự thịnh vượng và mức sống sẽ ngày càng tăng. Mọi người sẽ hài lòng và sẵn sàng tiêu tiền hơn là tiết kiệm cho những “ngày mưa gió”. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp ở tất cả các nhóm nhân khẩu học. Và mọi người sẽ tiếp tục sinh nở như một phản ánh trực tiếp niềm hi vọng của họ vào tương lai.
Về điểm cuối cùng, một phần nhờ vào “chính sách một con” của ĐCSTQ được thực hiện từ cuối cũng năm 1970 đến những năm 1980 nhằm hạn chế sự gia tăng dân số của Trung Quốc, hiện giờ Trung Quốc đang gặp phải vấn đề lớn về nhân khẩu học. Bất chấp những thay đổi trong chính sách đó và nỗ lực khuyến khích sinh con, Trung Quốc vẫn chỉ có 9,56 triệu ca sinh vào năm 2022, giảm 10% so với năm 2021 và là mức thấp kỷ lục kể từ khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo lần đầu tiên vào năm 1945.
Cũng có những tác động thứ cấp nghiêm trọng từ “chính sách một con” khi mà tỷ lệ giới tính chung của Trung Quốc nghiêng về nam giới theo thời gian – một phần vì truyền thống thích con trai và gắn liền với việc thừa kế tài sản, hay trách nhiệm truyền thống là chăm sóc cha mẹ già.
Tất cả những điều trên dẫn tới kết quả là dân số già đi, tỷ lệ sinh giảm và mất cân bằng giới tính (đàn ông tìm bạn đời nhiều hơn phụ nữ có nhu cầu tương tự là 30 triệu người). Tỷ lệ sinh trên 1.000 người Trung Quốc đã giảm từ 46 ca vào năm 1950 xuống còn 10,64 ca vào năm 2023.
Với tuổi thọ ngày càng tăng của người dân Trung Quốc, ĐCSTQ đã buộc phải chuyển nhiều nguồn lực kinh tế hơn sang các chương trình hỗ trợ xã hội dành cho những người Trung Quốc đã về hưu. Độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc đã tăng lên lên gần 38 tuổi vào năm 2020 và dự kiến đạt 49 tuổi vào năm 2065.
Xu hướng nhân khẩu học của Trung Quốc đã tạo ra vấn đề nghiêm trọng cho Bắc Kinh. Những yêu sách trong nước mang tính hợp pháp đã làm tăng mức sống, được duy trì thông qua tăng trưởng bùng nổ trong suốt 2 thế hệ. Sự tăng trưởng đó đang bị đe dọa bởi lực lượng lao động già đi, sự sụt giảm lao động thay thế, và vấn đề đảm bảo cải thiện mức sống cho người dân bình thường ở Trung Quốc.
Sự bất mãn của người dân Trung Quốc được thể hiện qua sự suy giảm nhu cầu và tiêu dùng trong nước, cũng như sự bi quan chung về tương lai. Theo ghi nhận của tờ The Guardian, cuộc đàn áp của ông Tập đối với khu vực tư nhân trong 3 năm qua – bao gồm các ngành giáo dục, bất động sản và công nghệ – đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao kỷ lục, và sự trỗi dậy của khẩu hiệu “bai lan” (có nghĩa là “cứ để nó mục rữa đi”) trong giới trẻ.
Hợp đồng xã hội còn bị rạn nứt bởi “sự vỡ mộng dưới nhiều hình thức trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng gia tăng ở mọi lĩnh vực: giàu – nghèo, thành thị – nông thôn, nông nghiệp – công nghiệp, và ven biển – nội địa”, theo trang mạng Medium.
Internet thì vẫn tiếp tục bị kiểm duyệt, và tình trạng tham nhũng tràn lan trong các bộ máy của ĐCSTQ; những điều đó đã dẫn tới kết quả là sự bi quan và bất mãn trong dân ngày càng lan rộng.
Phần cuối trong bài viết của mình, tác giả Cvrk cho rằng khế ước xã hội là một hành động cân bằng tinh tế nhưng cũng là một thách thức với Bắc Kinh. Một số người cho rằng kiểu kinh tế học của Bắc Kinh là một nghịch lý dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ, với việc bong bóng tăng trưởng mà ĐCSTQ hay ca ngợi đã vỡ, nguyên nhân là vì hàng loạt các vấn đề do chính họ tạo ra, chẳng hạn như: rủi ro vỡ nợ lớn, bất động sản được xây dựng quá mức, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP ngày càng tăng, một cuộc khủng hoảng nợ đang xảy ra và báo cáo tài chính không minh bạch.
Sẽ không có bất cứ sự cứu trợ tài chính nào hiệu quả cho ĐCSTQ!.