Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của các ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Chuyên gia gốc Hoa không khỏi xuýt xoa và cảm thán thay cho người dân Trung Quốc, vì họ chưa bao giờ được chứng kiến những lãnh đạo của mình thể hiện khả năng và bàn luận công khai những vấn đề liên quan trực tiếp tới người dân như vậy.
Hôm 27/6, đương kim tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump – 2 ứng cử viên tiềm năng cho chức tổng thống Hoa Kỳ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa – đã tổ chức cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bầu cử, điều này đã gây ra những bình luận từ tất cả các bên.
Theo chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa, Dương Uy (杨威), nhiều người Trung Quốc chắc hẳn đã suy nghĩ về sự việc này, khi nào thì các chính sách liên quan đến đời sống của người dân Trung Quốc có thể được tranh luận công khai?
Những lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, những người tự nhận là lãnh đạo Trung Quốc, có dám xuất hiện trước công chúng như vậy không? Trung Nam Hải luôn mơ về quyền lực kiểu Mỹ nhưng chưa bao giờ có thể bắt chước được. Người dân Trung Quốc ngày càng thấy rõ điều này.
Dư luận quyết định ai có thể là người quyền lực nhất thế giới
Cả ông Biden và ông Trump đều muốn sử dụng cuộc tranh luận này để nhận được sự ủng hộ lớn hơn của công chúng. Tổng thống Mỹ thường được mệnh danh là người quyền lực nhất thế giới nhưng để giành được vị trí này, người đó phải được cử tri Mỹ chấp thuận.
Các ứng cử viên phải tập trung vào những chủ đề mà cử tri thực sự quan tâm, và đưa ra những chính sách hiệu quả, nếu không cử tri sẽ không tin tưởng.
Trái lại, nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, ĐCSTQ dùng dối trá và bạo lực để duy trì chế độ của mình, điều mà các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ thực sự quan tâm là làm thế nào để đàn áp dư luận, và làm thế nào để có thể tiêu diệt các đối thủ chính trị trong các cuộc đấu tranh nội bộ, từ đó bảo đảm quyền lực và lợi ích trong tay mình.
Vì vậy, các quan chức từ trên xuống dưới trong hệ thống ĐCSTQ không quan tâm đến sinh kế của người dân hay dư luận. Họ không tin rằng “nước có thể lật thuyền”, và tất nhiên họ không tin vào “ý Trời”.
Các quan chức của ĐCSTQ lớn nhỏ đều rất sẵn lòng tìm kiếm “lời khuyên từ các chuyên gia”, nhưng họ không hành động theo “ý Trời” và dư luận mà trái lại, để tiếp tục được thăng chức và kiếm tiền, họ thường làm trái ý Trời và tùy ý sát hại, coi người dân như con mồi.
Cuộc tranh luận bầu cử ở Mỹ đang được chính quyền tất cả các nước chú ý, kể cả Trung Nam Hải, nhưng các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ sẽ không bao giờ có thể bắt chước. Chuyên gia Dương Uy nhận định, ĐCSTQ chỉ giả vờ “phục vụ nhân dân” và thậm chí còn cho rằng, quyền lực là do “nhân dân trao tặng”, nhưng họ luôn cố gắng hết sức để ngăn chặn việc trao lại quyền lực cho người dân.
Các quan chức của ĐCSTQ không bao giờ dám thể hiện sự kém cỏi của mình trước công chúng, chứ đừng nói đến việc để dân thường biết rằng họ chỉ có thể đọc bản thảo; nếu những cuộc tranh luận tương tự được tổ chức, những người lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ sẽ lộ rõ bản chất xấu xa, và tất cả họ sẽ phải từ chức.
Ông Dương Uy chỉ ra rằng, ĐCSTQ đang suy tàn. Đối mặt với vô số xung đột bên trong và bên ngoài, Trung Nam Hải vẫn đang cố gắng che đậy sự kém cỏi của mình và làm mọi cách để trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, điều này không thể thay đổi số phận của sự suy tàn; những cuộc đấu tranh bất lực của Trung Nam Hải sẽ chỉ khiến chiếc thòng lọng quanh cổ ĐCSTQ ngày càng thắt chặt hơn.
Người dân Trung Quốc và Mỹ đều muốn sống tốt
Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và đóng vai trò dẫn đầu trong nhiều vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, mối quan tâm đầu tiên của cử tri Mỹ là cuộc sống hàng ngày của họ, và kinh tế là chủ đề trọng tâm trong cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump.
Người dân thường muốn có một cuộc sống tốt đẹp và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người dân Trung Quốc có thể còn cảm nhận sâu sắc hơn nữa. Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát ở Trung Quốc đã đảo chiều, thường được gọi là giảm phát, nghĩa là hoạt động kinh tế đang bị thu hẹp.
Ngày càng có nhiều người thất nghiệp ở Trung Quốc. Điều nổi bật nhất là những người trẻ, kể cả những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Các công ty đóng cửa và sa thải công nhân, công chức bị cắt lương, tiêu dùng tiếp tục đi xuống và nền kinh tế Trung Quốc rơi vào vòng luẩn quẩn. Theo nhà bình luận Dương Uy, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã bất lực và thực hiện hàng loạt động thái ngu ngốc, nhằm trấn áp các doanh nghiệp tư nhân trong nội bộ và gây thù địch với bên ngoài. Kết quả là chuỗi cung ứng bị đẩy nhanh ra nước ngoài và công nghệ bị bóp nghẹt.
Theo dư luận, các lãnh đạo ở Trung Nam Hải lẽ ra đã phải từ chức từ lâu nhưng họ không muốn làm vậy, thay vào đó họ muốn bảo vệ đảng, quyền lực chính trị và vị trí cá nhân của mình, đồng thời tăng cường áp lực cao để duy trì sự ổn định. Ông Dương Uy cho rằng, bề ngoài, họ vẫn đang hành động, nhưng bên trong họ ngày càng sợ hãi, và có lẽ họ biết rằng thời gian của họ không còn nhiều nữa.
Toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp tư nhân đã cho phép nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đáng kể trong vài thập niên qua, cho phép ĐCSTQ tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, một lượng lớn của cải đã bị giới tinh hoa của ĐCSTQ cướp bóc, tầng lớp đặc quyền không thể tự nguyện từ bỏ đặc quyền của mình, và các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn. ĐCSTQ không thể cho phép kinh tế thị trường, nếu không sẽ mất kiểm soát và không có cơ hội cho tham nhũng.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, ĐCSTQ không còn cách nào để cứu nền kinh tế. Người dân Trung Quốc gặp khó khăn đang thức tỉnh và đang tìm lối thoát. Sự chuyển đổi của Trung Quốc đã sẵn sàng, và việc ĐCSTQ rút khỏi vũ đài lịch sử là điều khó tránh khỏi.
Tất nhiên Trung Nam Hải không muốn đối mặt với sự nghi ngờ của dư luận, chứ đừng nói đến việc tham gia vào các cuộc tranh luận kiểu Mỹ, nhưng điều đó không thể thay đổi số phận phải từ chức của họ.
Người dân cần được chăm sóc trước tiên
Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Dương Uy chỉ ra một vấn đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump là người dân Mỹ cần được chăm sóc trước tiên.
Về điểm này, ông Biden cũng đã không dám lơ là, dù đối ngược với ông Trumg trong nhiều vấn đề, nhưng để chống lại hành vi bán phá giá của ĐCSTQ, ông đã giữ lại tất cả các mức thuế mà ông Trump đã áp đặt đối với Trung Quốc.
Năm nay, ông cũng đặc biệt áp đặt mức thuế mới lên tới 100% đối với “ba mặt hàng mới” như xuất khẩu xe điện của ĐCSTQ.
Ông Biden cũng thúc đẩy “Đạo luật chip” và đặt ra dây chuyền sản xuất chip của Mỹ. theo nhà bình luận Dương Uy, những hoạt động này đều là nỗ lực nhằm duy trì việc làm của người Mỹ và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng.
Ông Trump và ông Biden sẽ tiếp tục cho cử tri thấy những chính sách quan tâm đến người dân của họ. Điều này là không thể đối với chính quyền Trung Nam Hải. Các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không ngừng điều tra và thanh trừng, nhưng họ lại không hề để ý đến sinh kế của người dân. Họ chỉ đang khoe khoang mà thôi.
Lũ lụt tiếp tục xảy ra ở miền nam Trung Quốc. Như những năm trước, không có lãnh đạo cao nhất nào của ĐCSTQ đến thăm các khu vực bị thiên tai để thị sát hoặc chia buồn.
Chứng kiến sự rút lui của đầu tư nước ngoài và sự miễn cưỡng của người nước ngoài khỏi Trung Quốc, ĐCSTQ đã đơn phương tuyên bố miễn thị thực cho một loạt quốc gia với hy vọng, thu hút người nước ngoài đến Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều chưa đáp lại việc miễn thị thực cho công dân Trung Quốc.
Theo nhà bình luận Dương Uy, nếu những người khác làm như vậy thì họ sẽ bị ĐCSTQ gán cho cái mác “ủng hộ người nước ngoài và thiên vị người nước ngoài”.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, ĐCSTQ chưa bao giờ thực sự quan tâm đến chính người dân của mình.
Người dân Trung Quốc luôn bị coi là đối tượng của chiến dịch bóc lột mà người Trung Quốc gọi là ‘cắt rau hẹ’, và tệ nhất là họ có thể bị lạm dụng làm nguồn cấp nội tạng bất cứ lúc nào. Việc một chế độ tà ác như vậy bị sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Khả năng ngoại giao
Cả ông Biden và ông Trump đều muốn chứng tỏ khả năng giải quyết các vấn đề trong nước, đồng thời cũng muốn chứng tỏ rằng họ xử lý các vấn đề đối ngoại tốt hơn. Theo nhà bình luận Dương Uy, các quốc gia đang chú ý đến cuộc tranh luận này là vì Hoa Kỳ có quyền ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của các vấn đề quốc tế.
Trung Nam Hải thường phô trương cái gọi là tham gia “quản trị toàn cầu” nhưng thực tế họ không có nhiều ảnh hưởng. Ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không cho phép công chúng thảo luận các vấn đề ngoại giao, cũng không cho phép hầu hết các quan chức thảo luận chứ đừng nói đến tranh luận.
Trong ít nhất 5 năm qua, chính sách ngoại giao của ĐCSTQ đã bị thu hẹp nhanh chóng và cái gọi là “ngoại giao cường quốc” đã trở nên thảm khốc.
Nửa năm 2024, nước lớn duy nhất được lãnh đạo ĐCSTQ đến thăm là Pháp, hội nghị thượng đỉnh G7 càng không rõ ràng. Bắc Kinh đang có bất hoà với Hoa Kỳ, Anh, Canada và Nhật Bản; Đức và Ý có ý định xa lánh ĐCSTQ.
Tổng thống Pháp Macron đã đích thân yêu cầu lãnh đạo ĐCSTQ cam kết không cung cấp vũ khí cho Nga và kiên quyết sát cánh với Mỹ. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc được cho là cơ hội để cải thiện quan hệ, nhưng Bắc Kinh chỉ cử Thủ tướng Lý Cường tham dự.
Sau đó ông Lý Cường đã đến thăm New Zealand và Úc, nhưng ông chỉ có thể đọc bản thảo và không thể nhận câu hỏi trực tiếp từ các phóng viên. Tại Diễn đàn Davos mùa hè, ông Lý Cường cho biết, không nên áp dụng các biện pháp quyết liệt đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng đã bị truyền thông nhà nước ngăn chặn.
Theo nhà bình luận Dương Uy, chức danh Thủ tướng Trung Quốc của ông Lý Cường rõ ràng ngày càng trở nên ít quan trọng hơn.
Các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ quyết tâm đối đầu với Hoa Kỳ và tiếp tục tuyên truyền chống Mỹ. Hầu như tất cả các quan chức Trung Quốc đều biết rằng chủ nghĩa chống Mỹ là ngõ cụt, nhưng không ai dám nói rằng lãnh đạo ĐCSTQ đã đi sai đường.
Ông Biden và ông Trump đã tranh luận về cách giải quyết cuộc chiến Nga-Ukraina; để chống lại Mỹ, ĐCSTQ chọn cách viện trợ Nga tiếp tục cuộc chiến tiêu hao, rồi trở thành kẻ thù của NATO và châu Âu. Hoa Kỳ và Châu Âu nêu ra vấn đề Bắc Kinh bán phá giá và dư thừa công suất, nhưng Trung Nam Hải đưa ra lập luận mạnh mẽ, cuối cùng dẫn đến việc phải nhận mức thuế cao từ Hoa Kỳ và Châu Âu.
Theo nhà bình luận Dương Uy, hết lần này đến lần khác ĐCSTQ đã phạm sai lầm trong ngoại giao, và các lãnh đạo cao nhất của chế độ này vẫn đang cố gắng hết sức để che đậy tình hình, vì sợ những nghi ngờ trong nội bộ.
ĐCSTQ thiếu vốn để đối đầu với Mỹ và phương Tây, và Trung Nam Hải cực kỳ thiếu khả năng đối phó với nước ngoài. ĐCSTQ đã hủy hoại hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, gây ra những tổn thất không đáng có cho lợi ích của người dân Trung Quốc, và khiến Trung Quốc lạc lối.
Vào ngày 28/6, Trung Nam Hải một lần nữa trình diễn và tổ chức hội nghị kỷ niệm “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Vào ngày lãnh đạo ĐCSTQ hô vang “hòa bình”, chiến hạm Trung Quốc một lần nữa đi qua eo biển hẹp giữa quần đảo Nhật Bản, và Bắc Kinh tiếp tục cứng rắn với Đài Loan.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, lúc này, Bắc Kinh đang rao giảng “chung sống hòa bình” với quốc tế, nhưng trên thực tế, chính quyền này nhận thức sâu sắc rằng các cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài rất khó giải quyết. Họ không chỉ sợ một sự hỗn loạn nội bộ khác, mà còn sợ những cuộc tấn công liên tục từ bên ngoài.
Lãnh đạo ĐCSTQ vẫn tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng, ông “phản đối đối đầu phe phái” và nhiều “vòng tròn nhỏ” khác nhau, cũng như phản đối việc “buộc các nước khác phải chọn phe”.
Theo nhà bình luận Dương Uy, thực sự Bắc Kinh đang lên tiếng với Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng các chức sắc nước ngoài ủng hộ họ chỉ có cựu tổng thống và thủ tướng của một số nước.
Nhà bình luận Dương Uy cho hay, đối với câu hỏi ‘tại sao Hoa Kỳ có thể trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới?’, thì những người Trung Quốc theo dõi các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ nên phần nào hiểu được câu trả lời.
Các cuộc bầu cử Mỹ từ bầu cử tổng thống, cho đến các dân biểu liên bang, thượng nghị sĩ, thống đốc bang và quốc hội, đều trải qua các cuộc bầu cử công khai và minh bạch.
Các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ đầy cạnh tranh thị trường và không ngừng đổi mới. Sự sôi động luôn thu hút một lượng lớn người hâm mộ.
ĐCSTQ đã hô hào về “đất nước hùng mạnh”, nhưng theo nhà bình luận Dương Uy, giờ đây ngày càng nhiều người hiểu tại sao Trung Quốc khó thực sự trở thành một cường quốc.
Ông Dương giải thích rằng, mọi thứ dưới sự cai trị của ĐCSTQ đều được vận hành sau cánh cửa đóng kín, và người dân sống ở Trung Quốc khó có được cơ hội cạnh tranh cởi mở và công bằng.
Trung Nam Hải dồn sức lực vào việc duy trì chính quyền và bảo vệ quyền lực cá nhân. Họ không biết cai trị đất nước, không quan tâm đến sự sống chết của người dân, mà họ chỉ giải quyết những người nêu vấn đề; thậm chí không ai dám nêu ra vấn đề, nếu họ cho rằng ai đó có vấn đề, thì họ sẽ không bỏ qua và người đó thực sự phải có vấn đề.