Ông Vương Duy Lạc nhấn mạnh rằng, các chính quyền không được phép ngăn chặn thông tin trong thảm hoạ bởi vì con người có thể dựa vào thông tin chính xác và nhanh chóng để ra quyết định ảnh hưởng đến sinh tồn, ông nói với RFA Trong một cuộc phỏng vấn.
Vì vậy trong thảm hoạ điều quan trọng nhất là thông tin phải minh bạch. Ông nói: “Năm 1981 cũng có trận lũ lụt ở hồ Động Đình. Năm đó, hai con sông xả nước vào đó và một trận lũ lớn xảy ra. Năm nay, thậm chí bốn con sông đều xả lũ vào đó, nên hồ Động Đình lần này không cầm cự được. Nguyên nhân không phải vì mưa quá nhiều mà là ai cũng sợ vi phạm lệnh của chính phủ trung ương năm nay (trong đó có việc không được để vỡ đê) nên họ đều xả lũ cùng lúc. Đó là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt năm nay. Chúng ta không được phép chặn tin tức về thảm họa, bởi con người phải dựa vào thông tin để tồn tại”.
Ông Vương cũng nhắc đến việc mình đã trải qua lũ lụt bên hồ Động Đình năm 1981, khi nhiều con đê đã bị ngập. Lúc đó người ta đã sử dụng nhiều tù nhân để giúp cảnh sát địa phương trồng trọt, và nước hồ bất ngờ dâng lên, khiến các tù nhân trốn thoát, quá trình diễn ra rất căng thẳng.
Sau nhiều năm, phía Trung Quốc vẫn chưa công bố số người thương vong trong trận lũ lụt ở hồ Động Đình. Ông Vương hồi tưởng: “Năm 1975, 62 hồ chứa ở Hà Nam bị vỡ đê, có 240.000 người chết, tin tức này đã bị che giấu trong hơn mười năm”.
Ông nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc che giấu thông tin như vậy, khiến ông không thể dự đoán thương vong lần này. Ông nói: “Không nhất thiết phải chết ở hồ Động Đình, mà có thể chết dọc đường đi, có thể nhiều hơn, chẳng hạn như lũ lụt xảy ra ở huyện Lệ Châu, trước đó có báo cáo, nhưng mọi thông tin đều đột ngột biến mất.”
RFA trích dẫn rằng, trên mạng Trung Quốc đã xuất hiện một công văn của Ban Chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán huyện Hoa Dung, phát hành vào ngày 5 tháng 7, ngày xảy ra vỡ đê, trong đó viết: “Tất cả nhân viên công chức trong huyện đều bị hủy bỏ kỳ nghỉ, không được tự ý tiếp xúc với các phương tiện truyền thông; không ai được công bố thông tin ra ngoài, thông tin cụ thể phải theo thông cáo chính thức”.
Nhiều người dùng mạng đã chế giễu chính phủ về việc chặn thông tin liên quan đến vỡ đê, cho rằng việc bịt chỗ thủng trên đê có khi còn nhanh hơn.