Đại Kỷ Nguyên

Cựu quan chức CIA: Mỹ phải làm 3 việc sau khi Hamas tấn công Israel

Ảnh minh họa: Leon Neal/Getty.

Mới đây, cựu quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), ông Daniel N. Hoffman đã có bài báo nói rằng, mục đích của Hamas khi tấn công Israel là nhằm chia rẽ Israel và người Ả Rập, đồng thời gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và các nước vùng Vịnh. Hoa Kỳ nên làm ba điều để đáp trả.

Ông Hoffman nói rằng, đối với những kẻ khủng bố Hamas, việc giết hại hàng trăm người Israel vô tội, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, một cách máu lạnh là chưa đủ tàn nhẫn. Hamas cũng đã cố tình đăng nhiều video khát máu và kinh hoàng lên mạng xã hội gợi nhớ đến Nhà nước Hồi giáo và al-Qaeda. Mục đích của họ là đe dọa các nạn nhân và người thân nạn nhân.

Cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ nói rằng, có một lý do khác khiến Hamas công khai tuyên truyền về hành động tàn bạo khủng bố khát máu của mình. Thoạt nhìn, có vẻ Hamas muốn Israel tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza.

Kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, Israel đã áp dụng một chiến lược mà họ gọi là “cắt cỏ”, trong đó họ đáp trả các cuộc tấn công lẻ tẻ của Hamas bằng cách lên kế hoạch cẩn thận cho các cuộc tấn công chống lại những kẻ khủng bố.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công trắng trợn của Hamas vào miền nam Israel đã cho thấy rõ rằng, chiến lược răn đe này không còn khả thi nữa. Israel không có lựa chọn nào khác ngoài việc bảo đảm rằng Hamas không bao giờ có thể lên kế hoạch cho các cuộc tấn công  từ Gaza trong tương lai mà không được kiểm soát.

Hamas biết rằng Israel sẽ trả thù những kẻ khủng bố đã sát hại những công dân Israel vô tội. Và đó chính xác là điều Hamas mong muốn.

Trên khắp Gaza, hàng nghìn kẻ khủng bố, lực lượng an ninh và cảnh sát từ cánh quân sự của Hamas được hưởng lợi thế sân nhà. Hamas sẽ không ngần ngại sử dụng thường dân Palestine làm lá chắn sống.

Tình báo Israel đang bận rộn chuẩn bị cho trận chiến. Điều quan trọng là phải phân biệt được giữa dân thường, và con tin với chiến binh địch, trong khi tránh hỏa lực của đồng đội. Đối với nhiều những người chưa từng đến Gaza nhưng đã từng phục vụ ở Iraq, trận chiến giành Fallujah là tài liệu tham khảo cho cuộc chiến đô thị đẫm máu mà Lực lượng Phòng vệ Israel sẽ tham gia trong những tuần tới và có lẽ kéo dài lâu hơn.

Hamas hy vọng sẽ trở thành bà đỡ cho thế hệ thù địch tiếp theo giữa người Do Thái và người Ả Rập, đồng thời gieo rắc mối bất hòa giữa Hoa Kỳ và đặc biệt là với các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.

Vì vậy, khi Lực lượng Phòng vệ Israel thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình ở Gaza, Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm của mình.

Đầu tiên, Hoa Kỳ nên tranh thủ các đồng minh trên khắp thế giới để nói ra sự thật. Israel đang có chiến tranh với những kẻ khủng bố tàn bạo mà sự tàn ác của chúng cũng tàn bạo như Nhà nước Hồi giáo và Al Qaeda. Israel sẽ tìm cách hạn chế thương vong dân sự càng nhiều càng tốt, nhưng họ không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ bảo vệ người dân của mình khỏi Hamas.

Thứ hai, Hoa Kỳ nên hợp tác với Israel về Dải Gaza “hậu Hamas”. Một thành phần quan trọng của chiến lược chống nổi dậy là vô hiệu hóa những kẻ khủng bố không thể hòa giải, đồng thời giải quyết những bất bình chính đáng với các đối tác địa phương. 

Thứ ba, Hoa Kỳ cần tiếp tục dùng cây gậy lớn để ngăn chặn Iran, Syria và Hezbollah nhân cơ hội mở mặt trận thứ hai và thứ ba chống lại Israel.

Cuộc tranh luận về việc liệu Iran có đặc biệt ra lệnh cho Hamas tấn công Israel hay không là một câu chuyện cá trích đỏ. Iran đã cung cấp cho Hamas hàng triệu đô la, chia sẻ thông tin tình báo về Israel và công nghệ được sử dụng để chế tạo tên lửa giết người Israel.

Thực sự chỉ có một câu hỏi đáng đặt ra là, liệu Hamas có tấn công Israel nếu không có sự hỗ trợ vật chất kéo dài hàng thập kỷ của Iran?

Trong khi trọng tâm hiện nay là Hamas, Iran, hiện đang ở ngưỡng cửa của một cường quốc hạt nhân, cũng cần được chúng ta chú ý. Quyết định của Hoa Kỳ và Qatar nhằm ngăn chặn Iran sử dụng 6 tỷ USD trước đó bị phong tỏa như một phần của thỏa thuận con tin là bước đi đầu tiên tốt đẹp.

Nhưng chính quyền Biden cần xem xét sửa đổi toàn bộ chính sách đối với Iran và xem xét lại số tiền khổng lồ mà Iran kiếm được từ việc xuất khẩu dầu.

Exit mobile version