Đại Kỷ Nguyên

Truyền thông Đức chỉ ra 2 lằn ranh đỏ của Berlin với Trung Quốc

Volkswagen và đối tác liên doanh SAIC đã hoạt động tại Tân Cương (Ảnh chụp màn hình aboluowang).

Mới đây, tờ DW của Đức cho hay, sau khi Công ty hóa chất hàng đầu thế giới BASF của nước này rút khỏi Tân Cương, Trung Quốc, dư luận Đức phải đối mặt với áp lực rất lớn. 

Hãng tin Rheinische Post nói rõ rằng, không công ty Đức nào được tham gia vào các hành vi vi phạm nhân quyền hoặc thậm chí thu lợi từ chúng trong bất kỳ trường hợp nào. Tạp chí Wirtschaftswoche (经济周刊) của Đức chỉ ra rằng, Trung Quốc phải giải quyết các vấn đề về cơ cấu kinh tế trong vòng hai năm, nếu không nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào vực thẳm suy thoái.

Tờ Rheinische Post đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Clear-Flag Against China” và chỉ ra rằng, không công ty Đức nào có thể hưởng lợi từ lao động cưỡng bức, vì vậy Tập đoàn sản xuất xe hơi Volkswagen của Đức cũng phải rút khỏi hoạt động ở Tân Cương như BASF.

Bài báo nêu rõ: “Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế Đức sẽ giống như một ông già chân đi tập tễnh. Trung Quốc là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Đức và chúng ta đã trải nghiệm điều này trong đợt dịch Covid-19. Vào thời điểm đó, các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đồng thời, với tư cách là thị trường bán hàng xuất khẩu, Trung Quốc cũng có ý nghĩa rất lớn đối với Đức, đặc biệt là với các hãng xe Đức.

Về phần chính trị độc tài và vi phạm nhân quyền, thiệt hại về môi trường của Trung Quốc, dường như không ảnh hưởng gì đến các công ty Đức. Nếu các công ty Đức chỉ làm ăn với các công ty từ các nước dân chủ thì thị trường xuất khẩu của Đức và toàn bộ nền kinh tế Đức sẽ bị thu hẹp mạnh.

Và thật không may, nhiều người tiêu dùng Đức không quan tâm hàng hóa họ mua được sản xuất ở đâu. Ngay cả Đảng Xanh, vốn luôn giương cao ngọn cờ ngoại giao dựa trên giá trị, giờ đây lại đối xử lịch sự với Qatar vì Đức cần khí tự nhiên hóa lỏng của Qatar, và do đó thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Đây thực sự là mặt xấu của cái gọi là ‘chính trị thực dụng’.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có lằn ranh đỏ. Lằn ranh đỏ đầu tiên phải là: Đức không thể giao an ninh của mình cho Trung Quốc. Vì vậy, cách đối xử cứng rắn của chính phủ liên bang Đức đối với Huawei là một bước đi đúng đắn. Thiết bị Huawei không bao giờ nên xuất hiện trong mạng truyền thông cốt lõi nhạy cảm ở Đức.

Lằn ranh đỏ thứ hai là: Các công ty Đức không được tham gia cũng như không được hưởng lợi từ bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào. Tập đoàn BASF, vốn đầu tư nhiều vào Trung Quốc và phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động kinh doanh tại nước này, hiện đã rút cổ phần trong hoạt động liên doanh ở Tân Cương. Thật tốt khi họ đã làm điều này. Volkswagen của Đức nên làm theo. Từ Đảng Xanh đến Đảng Dân chủ Tự do, các chính trị gia đều kêu gọi người dân sơ tán khỏi Tân Cương, Tập đoàn này thực sự nên cân nhắc. Đặc biệt, các công ty Đức không được dựa vào lao động cưỡng bức để tiến hành kinh doanh”.

Tạp chí Wirtschaftswoche của Đức đã đăng một chuyên mục bình luận do Jürgen Callies, một chuyên gia đầu tư tài chính cấp cao của Đức, viết với tiêu đề: “Từ bỏ Trung Quốc bây giờ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”. 

Bài viết cho rằng Bắc Kinh phải giải quyết các vấn đề cơ cấu của nền kinh tế trong nước trong vòng hai năm tới, nếu không nền kinh tế toàn cầu sẽ bị kéo vào suy thoái nghiêm trọng; nhưng về lâu dài, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có những lợi thế rất lớn.

Bài báo viết: “Hiện Trung Quốc có thể làm gì để vượt qua những khó khăn gặp phải trong tăng trưởng kinh tế? Về các vấn đề cơ cấu kinh tế, chưa thể làm được gì nhiều. Những thay đổi về nhân khẩu học và việc các nước phương Tây thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chuyện đã rồi. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến tăng trưởng chậm hơn.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể tận dụng lợi thế của mình để làm chậm quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các công ty phương Tây, đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng của chính mình, có thể bù đắp phần nào những tác động bất lợi, nhưng nhìn chung, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

“Khả năng điều động trong chính trị cũng rất hạn chế. Tình hình chắc chắn sẽ được cải thiện nếu ĐCSTQ tránh xa Matxcova, nhưng Bắc Kinh có lẽ sẽ không làm như vậy. Mặc dù trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga, Trung Quốc gần như không tham gia vào các hành động của Nga, nhưng do Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục phát đi tín hiệu rằng “ĐCSTQ là nguồn gốc của mọi tội ác”, và rằng Trung – Mỹ đang cạnh tranh xung quanh “Chính sách một Trung Quốc”, đồng thời, Washington cũng đang thúc đẩy một chiến lược kiềm chế Bắc Kinh ở Đông Nam Á, nên Bắc Kinh không có động cơ thay đổi lập trường đối với Nga. Cuối cùng, trước tiên Trung Quốc phải giải quyết điểm yếu mang tính chu kỳ kinh tế hiện nay”. 

Tác giả bài báo tin rằng Bắc Kinh cũng sẽ làm như vậy. Trước xu hướng giảm phát, trước tiên Trung Quốc nên áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Các dự án xây dựng nhà ở được thúc đẩy bằng tài sản nhà nước sẽ có thể giảm bớt căng thẳng, giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng bất động sản, đồng thời có khoảng hòa hoãn cho các nhà phát triển bất động sản tư nhân. Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thường được thúc đẩy bởi các kích thích tài chính bổ sung từ nhà nước, nhưng quá trình này cần có thời gian.

Theo bài báo, trước những hạn chế về điều kiện chính trị, thị trường vốn sẽ chỉ chào đón một cách thận trọng các biện pháp trên và đó chỉ là khi chính phủ Trung Quốc thành công trong việc khiến người dân cảm thấy rằng nó nghiêm trọng. Cho đến nay, quy mô của các biện pháp cứu trợ của Bắc Kinh chỉ gợi nhớ đến ‘Thập kỷ mất mát’ của Nhật Bản nên không đủ để đảo ngược tâm lý thị trường.

Tác giả tiếp tục chỉ ra rằng về lâu dài, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có những lợi thế đáng kể và với dân số gấp 4 lần Hoa Kỳ, dự kiến ​​Trung Quốc sẽ vượt qua quy mô nền kinh tế Hoa Kỳ trong vòng 20 năm. Trong nhiều lĩnh vực công nghệ mới nổi, các công ty Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký duy nhất mà người Mỹ cần phải coi trọng. Trung Quốc có lực lượng lao động và nhà nghiên cứu khoa học có trình độ học vấn xuất sắc, đồng thời đã xây dựng cơ sở hạ tầng không ai sánh kịp trong những thập niên gần đây, nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc.

Exit mobile version