Đại Kỷ Nguyên

Hệ thống bảo hiểm y tế Thượng Hải bất ngờ tê liệt

Trẻ em và phụ huynh chờ đợi bên ngoài phòng cấp cứu nhi khoa của một bệnh viện ở Thượng Hải. (Ảnh: CFOTO/Getty).

Sau sự cố của hai hệ thống Alibaba Cloud và Didi, hệ thống bảo hiểm y tế của Thượng Hải cũng bị tê liệt vào ngày 1/12. Sự cố này khiến nhiều người không thể sử dụng các dịch vụ của bảo hiểm y tế và họ phải xếp hàng dài ở bệnh viện.

Vào ngày 1/12, các chủ đề liên quan đến ” Bảo hiểm y tế Thượng Hải ” đã xuất hiện trong danh sách tìm kiếm nóng trên mạng xã hội đại lục. 

Nhiều cư dân mạng để lại tin cho biết rằng, hệ thống bảo hiểm y tế của Thượng Hải đã có trục trặc.

Cụ thể hệ thống này bị sập và gần 20 phút và vẫn chưa được sửa chữa. Đây là trường hợp hệ thống không có tín hiệu. Và sự cố này khiến hàng triệu người Trung Quốc sử dụng các dịch vụ phải gặp khó khăn chưa bao giờ gặp phải.

Nhiều người đến bệnh viện để lấy thuốc, đặt biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang bùng phát dịch cúm trở lại trong mùa đông. Tuy nhiên hệ thống bảo hiểm y tế đã không hoạt động, và điều này khiến nhiều người bị mắc kẹt lại trong những hàng dài. Ngay cả các bác sĩ phụ trách nhà Thuốc cũng không thể can thiệp được. 

Người dân Thượng Hải than phiền về việc toàn bộ bảo hiểm y tế Thượng Hải tê liệt, và họ thắc mắc rằng liệu tổ chức cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống này?

Nhiều người thì cho biết rằng, vào khoảng 9 giờ sáng 1/12, hệ thống bảo hiểm y tế của Thượng Hải bị tê liệt. Hệ thống y tế bị tê liệt trực tiếp. Sau khi hệ thống bị tê liệt, người dân chờ thanh toán hóa đơn đã xếp hàng dài. 

Một số người đi khám ở bệnh viện Trung Sơn để lại lời nhắn, họ may mắn đã được khám bệnh vì đặt lịch trước thời điểm xảy ra sự cố với hệ thống bảo hiểm y tế. Tuy nhiên họ cũng đã phải xếp hàng đến hơn một tiếng đồng hồ.

Đại diện Cục Bảo hiểm Y tế Thành phố Thượng Hải nói với truyền thông Trung Quốc rằng sự cố lần này không phải do bải hiểm Thượng Hải ngừng chi trả các chế độ chính sách mà là do hệ thống bảo hiểm y tế gặp phải trục trặc bất ngờ.

Phương án được đưa ra là, các bệnh nhân có bảo hiểm có thể tự chi trả trước, sau đó họ có thể đến cơ sở y tế gần đó để thực hiện các thủ tục hoàn trả.

Với cách giải quyết tình huống này, nhiều người đặt câu hỏi rằng, vì sao lúc nào cũng phải bắt người dân chi trả trước, sao lại đặt rủi ro vào hết người dân. Sao không thực hiện việc khám chữa bệnh trước rồi thanh toán sau. Hoặc giả là bộ phận kế toán của bệnh viện có thể tính toán số tiền phải trả của các bệnh nhân có bảo hiểm mà không nhất thiết phải sử dụng phần mềm.

Nhiều người thì đặt vấn đề rằng, bình thường đã phải xếp hàng dài nhận thuốc bảo hiểm rồi, liệu phải xếp hàng bao lâu để nhận được tiền bảo hiểm hoàn trả đây.

Alibaba Cloud gặp lỗi hệ thống vào ngày 12 và 27/11, và đến ngày 28, giá cổ phiếu của công ty này đã sụt giảm vì sự cố này. 

Hay hệ thống gọi taxi của Didi bất ngờ gặp sự cố vào tối 27/11, và sự cố kéo dài 12 giờ, Didi dự kiến đã mất hàng chục triệu đơn hàng với khối lượng giao dịch hơn 400 triệu nhân dân tệ.

Exit mobile version