Đại Kỷ Nguyên

Hội nghị của giới tinh hoa khoa học và công nghệ: Không ai nói về Trung Quốc

Ảnh minh họa.

Mỹ đã dẫn đầu các quốc gia ngăn cản việc Trung Quốc có được công nghệ chip tiên tiến, ông Tập vẫn tự tin khẳng định “không thế lực nào có thể ngăn cản sự phát triển và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc”. Tuy nhiên sự tự tin đó của ông Tập có cơ sở gì không? Hai trải nghiệm thực tế mà chuyên gia kể lại, đã cho thấy giới tinh hoa trong lĩnh vực khoa học công nghệ thế giới thực sự nhìn nhận Trung Quốc như thế nào, và vị thế của Trung Quốc trên đường đua này ra sao.

Mới đây, chính phủ Hoa Kỳ đã sửa đổi các quy định nhằm mục đích gây khó khăn hơn cho Trung Quốc trong việc có được chip trí tuệ nhân tạo (chip AI) và công cụ sản xuất chip của Hoa Kỳ. 

Các quy định này đã được ban hành lần lượt vào tháng 10/2022 và 2023, nhằm ngăn chặn việc vận chuyển các chip AI ngày càng tiên tiến hơn do các công ty như Nvidia thiết kế sang Trung Quốc.

Các quy định mới dài 166 trang đã có hiệu lực từ ngày 4/4, bao gồm các hạn chế đối với chip được vận chuyển đến Trung Quốc và cũng áp dụng cho máy tính xách tay được trang bị những chip đó.

Nhà bình luận gốc Hoa Chu Hiểu Huy (周曉輝) nhận định, các động thái trên rõ ràng là do những cân nhắc về an ninh quốc gia, nên chính phủ Mỹ đang liên tục nâng cấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn, chip AI và các lĩnh vực khác của Trung Quốc. 

Ngoài ra, Washington đang tích cực thuyết phục các đồng minh như Đức, Hà Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản hạn chế hơn nữa việc xuất khẩu các sản phẩm tiên tiến liên quan đến chip sang Trung Quốc, bao gồm máy in thạch bản và các dịch vụ bảo trì hậu mãi liên quan được sản xuất tại Hà Lan, các bộ phận chính của máy quang khắc được sản xuất tại Đức và chất quang dẫn được sản xuất tại Nhật Bản.

Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, những hạn chế như vậy rõ ràng là một đòn giáng mạnh vào sự phát triển công nghệ cao của ĐCSTQ. Lấy chip bán dẫn làm ví dụ, chúng là thành phần cốt lõi để sản xuất ô tô và điện thoại di động, và máy quang khắc là một trong những thiết bị cốt lõi để sản xuất chip. Nếu các quốc gia như Hàn Quốc, Đức và Hà Lan tham gia cùng kiểm soát xuất khẩu cùng với Hoa Kỳ, đó sẽ là một đòn nặng nề đối với Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh ngày càng có ít cơ hội lựa chọn trong việc nhập khẩu chip và công nghệ sản xuất.

Ông Chu cho hay, đây cũng là lý do tại sao cách đây không lâu ông Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và hy vọng Hà Lan sẽ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu máy in thạch bản, đồng thời cho rằng “sự cởi mở và hợp tác là lựa chọn duy nhất”. Ông Tập cũng nói rằng “không thế lực nào có thể ngăn cản sự phát triển và tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc”.

Vậy có thực sự đúng khi nói “không thế lực nào có thể ngăn cản sự phát triển và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc”? Sự tự tin như vậy của ông Tập đến từ đâu? Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra một thực tế rằng, khi giới tinh hoa công nghệ cao ở nước ngoài tụ họp, đã không có ai đề cập đến thị trường Trung Quốc. Đó là dấu hiệu cho thấy thế giới đang tăng tốc tách khỏi Trung Quốc.

Gần đây, một cư dân mạng có tài khoản “Captain Jack® Macro Strategy + Gossip” (tạm dịch là: Chiến lược vĩ mô của thuyền trưởng Jack Sparrow® và lời đồn) là nhà nghiên cứu vĩ mô và quản lý quỹ Cổ phiếu loại A của Hoa Kỳ và Hồng Kông, đã đăng hai điều đáng nói trên nền tảng mạng xã hội X.

Một là cấp trên của ông, người cũng là nhân vật dẫn đầu trong lĩnh vực cổ phần tư nhân, đã đến Hoa Kỳ để tham dự hội nghị NVIDIA GTC 2024 vào tháng 3. Và điều thư hai là cảm nhận của những người cùng tuổi sau khi nhập cư vào Singapore.

Nhà nghiên cứu vĩ mô và quản lý quỹ Cổ phiếu loại A của Hoa Kỳ và Hồng Kông này mô tả, sau khi tiếp xúc chặt chẽ với làn sóng nhiệt của công nghệ trí tuệ nhân tạo và bữa tiệc tài chính, vòng tròn giới tinh hoa trong lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân đã hội tụ một đội ngũ tài năng và đó là một khung cảnh hoành tráng, một trải nghiệm đáng kinh ngạc. 

Điều này cho thấy, Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của công nghệ, đổi mới, tài chính và nhân tài. Trung tâm này không những không suy tàn mà còn phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên không ai có mặt tại địa điểm chú ý đến danh tính và lý lịch của những nhà đầu tư Trung Quốc, những người đã bay cả chặng đường từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ để tham dự cuộc họp.

Tài khoản đăng bài cho biết thêm về cảm nhận của cấp trên của ông rằng: “Không ai nói về Trung Quốc. Cho dù đó là nói về tiến trình phát triển của AI ở Trung Quốc hay thái độ của các công ty Mỹ đối với thị trường Trung Quốc. Ngay cả những người ra quyết định của NVIDIA, những người từng nắm 1/5 đến 1/4 hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, cũng không còn nhắc đến Trung Quốc nữa, bởi trong báo cáo tài chính của NVIDIA, tỷ trọng doanh thu tại Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 5%. Ngay cả trong số các nhà đầu tư, cũng không ai thảo luận về cổ phiếu A và chứng khoán Hồng Kông. Đôi lời tôi thỉnh thoảng nghe được vẫn đang thảo luận về cách rời khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông càng sớm càng tốt mà không để lại một xu vốn”.

Tác giả bài đăng cho hay, mọi thứ được trình bày tại Hội nghị NVIDIA GTC một lần nữa cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ, đổi mới và các năng lực khác, và những nhân tài mà nước này quy tụ được vẫn chưa có nước nào sánh kịp. Sức mạnh khoa học công nghệ của Trung Quốc vẫn kém xa Hoa Kỳ.

Thị trường Trung Quốc và các nhà đầu tư Trung Quốc không được đón tiếp nồng hậu tại các hội nghị công nghệ cao. Giới tinh hoa công nghệ cao không quan tâm đến thị trường Trung Quốc.

Bài đăng cho hay, chính sách thay đổi của ĐCSTQ và thái độ không thân thiện đối với các công ty nước ngoài, cùng với sự khuyến khích và hạn chế của chính phủ Hoa Kỳ, hầu như đã làm giảm thu nhập của các công ty công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều công ty nước ngoài tránh xa từ thị trường Trung Quốc. Thị trường này không còn hấp dẫn như xưa. 

Nói cách khác, những công ty như NVIDIA, vốn đang dẫn đầu về chip, sẽ chỉ tuân theo các quy định của chính phủ Hoa Kỳ, và Bắc Kinh sẽ càng khó có được những con chip tiên tiến mà họ cần.

Từ bài đăng, nhà bình luận Chu Hiểu Huy nhận định, cấp trên của nhà nghiên cứu vĩ mô và quản lý quỹ Cổ phiếu loại A của Hoa Kỳ và Hồng Kông đã có những trải nghiệm cá nhân và cảm nhận tương phản rõ rệt với báo cáo của quan chức Trung Quốc về cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với các doanh nhân Mỹ.

Các quan chức Trung Quốc nói rằng các tập đoàn như Blackstone, Bloomberg, FedEx, Qualcomm bày tỏ rằng các công ty Mỹ lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc, và sẽ duy trì hành trình tiếp tục đi sâu vào Trung Quốc, đồng thời phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ với Trung Quốc.

Ngoài sự tương phản rõ rệt giữa trải nghiệm của giới cổ phần tư nhân với báo cáo của các quan chức Trung Quốc, cư dân mạng là Nhà nghiên cứu vĩ mô và quản lý quỹ Cổ phiếu loại A của Hoa Kỳ và Hồng Kông còn nhắc đến cảm xúc của một người bạn di cư đến Singapore. Người này nói: “Khoảng cách lớn nhất là ở bên ngoài, trừ khi không phải là dịp người Trung Quốc cùng tụ họp thì hầu như không ai thảo luận về chủ đề Trung Quốc”.

Đánh giá dựa theo kinh nghiệm sống ở nước ngoài nhiều năm, Nhà bình luận Chu Hiểu Huy cho hay, ngoại trừ một số chính trị gia, không có nhiều người nước ngoài quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, họ cũng biết rất ít về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, và hiếm khi nói về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong các chủ đề trò chuyện hàng ngày, ngoại trừ một số sinh viên, chuyên gia, học giả nghiên cứu tiếng Trung và nghiên cứu Trung Quốc, nhưng một số người trong số họ lại lầm tưởng rằng văn hóa của ĐCSTQ đại diện cho văn hóa Trung Quốc.

Nhà bình luận Chu nói rằng, sau khi những hành động xấu xa của ĐCSTQ là bức hại người tốt, xây dựng trại tập trung ở Tân Cương, đàn áp nền dân chủ ở Hồng Kông và để virus gây Covid – 19 lây lan khắp thế giới bị truyền thông nước ngoài vạch trần, người phương Tây ngày càng không còn thiện cảm với Trung Quốc. Điều này đã gây ra nhiều khoảng trống trong lòng những người dân Trung Quốc, những người quanh năm bị ĐCSTQ tuyên truyền và lầm tưởng rằng Trung Quốc hùng mạnh và có ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những người nước ngoài và người Trung Quốc nhầm lẫn ĐCSTQ với người dân Trung Quốc đều biết rằng trước khi ĐCSTQ lên cầm quyền, đã có rất nhiều người nước ngoài, và thậm chí cả những người nổi tiếng trên thế giới ngưỡng mộ văn hóa Trung Quốc. Trong mắt họ, nền văn hóa phương Đông cổ xưa thật quyến rũ và tươi đẹp.

Chẳng hạn, trong tác phẩm nổi tiếng “Essay on the Manners of Nations” (Tiểu luận về cách cư xử của các quốc gia), nhà tư tưởng Khai sáng người Pháp Voltaire coi lịch sử Trung Quốc là khởi đầu của lịch sử thế giới. Trong suy nghĩ của ông, Nho giáo Trung Quốc là hình mẫu của “tôn giáo hợp lý”, “lý trí”. Hay cái gọi là trời của Trung Quốc không chỉ là “nguồn gốc của vạn vật”, mà còn là lý do cho sự “hình thành cổ xưa” và “sự hoàn thiện” của của nền văn minh Trung Quốc. Ông gọi người Trung Quốc là “những người lý trí nhất trong số các dân tộc” và rất ngưỡng mộ Khổng Tử, thậm chí còn treo một bức chân dung của Khổng Tử trong phòng làm việc của mình.

Tuy nhiên, nhà bình luận gốc Hoa Chu Hiểu Huy nói rằng, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, một mặt họ tiến hành các chiến dịch tiêu diệt văn hóa truyền thống và giới tinh hoa nắm giữ những giá trị truyền thống đó, mặt khác chế độ cai trị này cưỡng bức thấm nhuần chủ nghĩa chuyên chế vào người dân thông qua các phương tiện truyền thông, giáo dục, v.v, và tẩy não người dân rằng, văn hóa truyền thống Trung Quốc lạc hậu và suy đồi, chỉ có văn hóa đảng của ĐCSTQ mới “tiên tiến và văn minh nhất”.

Dưới nền giáo dục này, người dân Trung Quốc đã quên đi ánh hào quang mà tổ tiên họ từng có, nền văn minh mà họ từng tự hào trên thế giới, sự ngưỡng mộ của người châu Âu đối với văn hóa Trung Quốc. Người dân Trung Quốc dần rời xa văn hóa truyền thống, thậm chí còn đến mức họ hoàn toàn không biết gì về nội hàm thực sự của văn hóa Trung Quốc, rồi coi thường nền văn hóa và tổ tiên của chính mình. Không còn đức tin và sự kiềm chế đạo đức, người Trung Quốc bắt đầu buông thả bản thân không giới hạn, đạo đức xã hội vì thế cũng ngày càng sa sút. 

Nhà bình luận Chu Hiểu Huy nhận định, không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả sự hỗn loạn ở Trung Quốc ngày nay đều liên quan đến vấn đề này. Xu hướng tụt dốc này của Trung Quốc và kiểu người Trung Quốc như ngày nay đã trở thành đối tượng bị thế giới khinh miệt, và phương Tây đang dần rời xa Trung Quốc.

Rõ ràng, nếu Trung Quốc và người dân Trung Quốc một lần nữa muốn trở thành niềm ghen tị của thế giới và trở thành trung tâm thảo luận của các ông trùm tài chính, thì ưu tiên hàng đầu cho người Trung Quốc là phải từ bỏ hoàn toàn hệ thống chuyên chế và khôi phục nền văn minh đã mất, để Trung Quốc một lần nữa có thể trở thành một đất nước có đức tin và chú trọng vào tu dưỡng đức hạnh.

Exit mobile version